Chim điên(chim ó )

namvanam21

Thành viên Mới
Tham gia
14 Tháng mười 2010
Bài viết
27
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Chim điên, còn gọi là ó biển thuộc họ họ Chim điên (Sulidae), là một nhóm chim biển khá lớn. Tên gọi này được dịch từ tiếng Pháp fou (kẻ điên), được người Pháp dùng để gọi các loài chim trong họ này. Trong tiếng Anh chúng được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm gồm 6 loài được gọi là booby, 3 loài còn lại được gọi là gannet (ó biển). Tên gọi booby, có lẽ có nguồn gốc từ một từ lóng trong tiếng Tây Ban Nha là bubi, có nghĩa là kẻ ngớ ngẩn, do các con chim hiền lành này có thói quen đậu trên boong hay mạn tàu thuyền và rất dễ bị bắt để ăn thịt.

Năm trong sáu loài chim điên thuộc về chi Sula, với loài thứ sáu gần đây đã được đặt trong một chi riêng là Papasula, trong khi ba loài chim điên còn lại (gannet) thường được đặt trong chi Morus; nhưng nhiều học giả cho rằng cả chín loài nói trên đây cần được coi là cùng giống và vẫn thuộc về chi Sula.

Chim điên là các loài chim lớn (69-86 cm) với các cánh dài và nhọn cũng như có mỏ dài. Chúng săn bắt cá bằng cách lao mình từ một độ cao nhất định vào trong nước biển và truy kích con mồi của nó dưới nước. Chúng có các túi chứa khí ở phần mặt dưới lớp da cổ có tác dụng làm lớp đệm cho các tác động của nước khi chúng lao xuống mặt nước.

Chúng là các loài chim sống thành bầy trên các hòn đảo và ven bờ biển, thông thường đẻ 1 hay nhiều trứng có vỏ màu xanh đá phấn trên mặt đất hay đôi khi trong các tổ trên cây.
Các loài

* Chi Papasula
o Papasula abbotti (Sula abbotti): chim điên Abbott
* Chi Sula
o Sula dactylatra: chim điên mặt xanh
o Sula granti: chim điên Nazca
o Sula leucogaster: chim điên bụng trắng
o Sula nebouxii: chim điên chân xanh
o Sula sula: chim điên chân đỏ
o Sula tasmani: chim điên Tasman, (tuyệt chủng)
o Sula variegata: chim điên Peru
* Chi Morus hoặc Sula (chưa nhất trí trong giới sinh học):
o Morus bassanus hoặc Sula bassana: ó biển phương Bắc hay chim điên phương Bắc, chim điên Bassana
o Morus capensis hoặc Sula capensis: ó biển Cape hay chim điên Cape
o Morus serrator hoặc Sula serrator: ó biển phương Nam hay chim điên phương Nam, chim điên Úc
Các loài ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã phát hiện được 3 loài: chim điên chân đỏ (ở quần đảo Hoàng Sa), chim điên mặt xanh (ở Nam Bộ) và chim điên bụng trắng (ở Cửa Việt và quần đảo Hoàng Sa).
 
Ðề: Chim điên(chim ó )

bác ui.. chim ó biển là con này mà
osprey.jpg

nó họ Pandionidae thuộc bộ : Accipitriformes cơ
osprey01.jpg

OspreyPortrait3.jpg

20070622124602_Osprey.jpg
 
Ðề: Chim điên(chim ó )

CHIM ĐIÊN --
1/--CHIM ĐIÊN BỤNG TRẮNG :

Sula leucogaster plotus (Fortster) 1844

Pelacanus plotus Forster

Họ: Chim điên Sulidae

Bộ: Bồ nông Pelecaniformes
Chim trưởng thành: Đầu, cổ mặt trên thân, cánh và đuôi nâu thẫm. Lông bao cánh dưới ở giữa trắng, cáclông khác nâu. nách nvà toàn bộ mặt dưới thân trắng. 16 - 18 lông đuôi. Chim non. Màu lông nhạt hơn ở mặt trên thân, còn mặt dưới thân lại nâu, có điểm trắng. Mắt xám bạc hay vàng nhạt. Mỏ và da quanh mắt vàng. Chân vàng nhạt.

Kích thước: Cánh: 386 - 414; đuôi: 188 - 187; giò: 45 - 50;mỏ: 93 - 101 mm.

Phân bố: Chim điên bụng trắng phân bố từ đông Bắc và Tây Bắc châu úc đến quần đảo Mã Lai, Malacca và bờ biển Đông Dương.

Năm 1924 bắt được một con ở cửa Việt. Một con khác bắt được ở đảo Tây Sa


2/--CHIM ĐIÊN CHÂN ĐỎ

Sula sula rubripes Gould, 1838

Sula rubripes Gould, 1838

Họ: Chim điên Sulidae

Bộ: Bồ nông Pelecaniformes
Chim trưởng thành:

Cá lông cánh sơ cấp và thứ cấp, các lông bao cánh lớn nâu đen. Phần lộ ra ngoài của các lông cánh phớt xám bạc. Phần còn lại của bộ lông trắng, đôi khi phớt hung nâu. 14 lông nâu. Chim non. Đầu, cổ và tất cả mặt dưới nâu màu nhạt, phía sau bụng chuyển dần thành xám. Các phần còn lại nâu thẫm. Mắt xám. Mỏ đỏ, mỏ chim non đỏ nhạt. Da trần quanh mắt đỏ thịt hay đỏ tươi. Túi da đỏ hồng. Chân đỏ.

Kích thước:

Cánh: 355 - 370; đuôi: 219 - 228; giò: 40 - 43; mỏ: 90 - 97 mm.

Phân bố:

Chim điên chân đỏ phân bố ở quần đảo Mã Lai. vịnh Bangan và bờ biển Đông Dương.

Việt Nam, loài chim điên này gặp ở đảo Tây Sa.
3/--CHIM ĐIÊN MẶT XANH

Sula dactylatra personata Gould

Sula personata Gould, 1846

Họ: Chim điên Sulidae

Bộ: Bồ nông Pelecaniformes
Chim trưởng thành:

Lông cánh sơ cấp, lông cánh thứ cấp, đuôi, các lông vai dài nhất và các lông mao bao cánh lớn nâu gụ thẫm. Phần còn lại của bộ lông trắng. Chim non. Bộ lông thứ nhất hoàn toàn nâu, mặt lưng thẫm, mặt bụng nhạt hơn và hơi xám. Bộ lông thứ hai: đầu và cổ nâu gụ. Lưng hông, trên đuôi và lông bao cánh nâu, mép mỗi lông đều có viền trắng. Mắt trắng. Da trần ở mặt xanh hơi đen, hơi lục.

Kích thước:

Cánh: 419 - 452; đuôi: 180; giò: 58; mỏ: 110 mm.

Phân bố:

Chim điên mặt xanh phân bố ở châu úc Mã Lai bờ biển Đông Dương và Miến Điện.

Việt Nam: loài này có bờ biển Nam bộ.

(Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Quí - tập 1 .

Còn chim Ó CÁ (thường gọi là Ó BIỂN ) thì là Tên khoa học như sau:
CHIM Ó CÁ

Pandion haliaetus haliaetus (Linnaeus)

Falco Haliaetus Linnaeus, 1758

Họ: Chim ó cá Pandionidae ............( Pandionidae )

Bộ: Cắt Falconiformes ..........(Falconiformes)
Chim trưởng thành:

Đầu và cổ trắng, giữa đỉnh đầu và gáy có vệt nâu thẫm lớn. Một dải nâu thẫm rộng bắt đầu từ mắt, phủ lên phía sau tai và kéo dài xuống hai bên cổ. Mặt lưng nâu thẫm. Lông cánh màu đen nhạt. Lông đuôi giữa nâu thẫm với mút lông trắng nhạt, các lông đuôi hai bên có vằn nâu nhạt ở phiến ngoài và trắng nhạt ở phiến trong. Mặt bụng trắng, ngực có nhiều vệt nâu thẫm hay nâu hung lớn. Ở các chim già ở hai bên cằm và họng có vệt nâu thẫm, hẹp. Dưới cánh nâu phớt hung nhạt. Chim càng già các vằn khoang ở đuôi càng kém rõ.

Chim non:

Các lông ở mặt lưng và lông bao cánh viền trắng hay trắng hung. Các vệt nâu ở ngực, đầu và mặt nhạt hơn chim trưởng thành.

Mắt vàng, mi mắt lục nhạt hay xanh lục nhạt. Mỏ đen, da gốc mỏ xanh lục nhạt. Chân lục nhạt hay xanh nhạt.

Kích thước:

Cánh (đực): 452 - 495, (cái): 468 - 508; đuôi (đực): 191 - 23, (cái): 204 - 220, giò: 59 - 65; mỏ: 37 - 39 mm.

Phân bố:

Loài ó cá phân bố ở hầu khắp châu Âu, phần Bắc châu Á và châu Phi. Mùa đông gặp ó cá ở Ấn Độ, Miến Điện và Đông Dương.

Việt Nam về mùa đông loài này có thể có ở trên các sông, ruộng, hồ ao và cả dọc bờ biển, nhưng số lượng không nhiều.
(Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 204.))



THÂN MẾN
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Chim điên(chim ó )

chú ấy có nguồn tài liệu khá phong phú bạn àh, cho nên có gì cần cứ thắc mắc, chú ấy sẽ tra giúp cho bạn từ nguồn tài liệu quý hiếm ấy!
 
Ðề: Chim điên(chim ó )

Hôm trước e về quê ở Thái Nguyên có nhà nuôi con này, chắc không phải Ó biển, những nó ăn thịt, xích chân nên e không khoái lắm.
 
Ðề: Chim điên(chim ó )

mình có 1 em ó đây . mình mua với giá 450k . dạng người , lông mọc đầy đủ có cái là chưa bay tốt thôi . ăn ún đều độ .
 
Bên trên