namvanam21
Thành viên Mới
- Tham gia
- 14 Tháng mười 2010
- Bài viết
- 27
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 1
Giữa đại ngàn hùng vĩ, chúng được mệnh danh là "chúa tể trời xanh". Với đôi mắt rực sáng, bộ móng vuốt và chiếc mỏ sắc như dao nhọn, cùng đó là khả năng lao như tên bắn, một khi xông trận hiếm khi để xổng con mồi nên chúng là nỗi khiếp đảm của các loài chim trời, rắn và những loài thú nhỏ như chồn, thỏ, chuột, sóc, culi… Kiêu hùng giữa rừng già là thế nhưng tại thành phố, tình cảnh của chúng rất thảm thương với bi kịch bị mua bán, “cầm tù” không thương xót.
"Tầm vóc của đại gia là đại bàng"
Đại bàng là tên gọi chung của chim ưng, chim cắt, một loài chim dữ ăn thịt cỡ lớn đầu thuôn dẹt, mắt to màu vàng cam, chân khỏe, sải cánh rộng và mỏ nhọn sắc quặp xuống. Nhờ có mớ "nhan sắc" bề ngoài hùng dũng đầy uy lực này mà đại bàng được xem là chúa tể của các loài chim, như mãnh hổ là chúa tể rừng xanh, muôn thú chỉ nghe mùi thôi đã kinh sợ.
Tại quán "cà phê chim" trong khuôn viên Công viên Tao Đàn, anh Lê Hùng, hội viên Hội Sinh vật cảnh thành phố, tâm tình: "Cũng bi thảm như loài hổ, vì bị loài người phong là chúa tể nên đại bàng phải chịu cảnh thảm thương. Các đại gia không tiếc tiền, có người sẵn sàng chi hơn chục triệu đồng và thậm chí hàng chục triệu chỉ để có được chúng trong vườn nhà đặng khẳng định đẳng cấp".
Anh Hùng kể đã từng gặp không ít đại gia vỗ ngực khẳng định mình đang sở hữu bầy đại bàng hơn chục con với đủ chủng loại. "Quan niệm của cánh nhà giàu bây giờ khác xa ngày trước" - anh nói: "Mấy năm trước họ thích chơi phong lan, thích nuôi cá kiểng, chim kiểng như sơn ca, họa mi, chích chòe… Dạo gần đây thấy ai cũng lao vào thú chơi ấy quá tầm thường nên một số vị chuyển thú vui sang đại bàng để tỏ rõ sự uy dũng. Có ông chịu chơi đến độ thuê luôn chuyên gia về chăm lo cho đàn thần điêu của mình".
Anh Quốc lớn giọng tuyên bố: "Ngày trước đại bàng là biểu trưng cho giới giang hồ chuyên đâm thuê chém mướn. Bây giờ đại bàng gắn bó với nhiều đại gia như hình với bóng. Không chỉ biểu hiện cho cá tính, đẳng cấp, nhiều ông còn xem nó là thần hộ mạng nữa đấy".
"Thần điêu" muốn bao nhiêu cũng có!
Chúng tôi ngỏ ý muốn được thưởng lãm "dàn" đại bàng của một số tay chơi nhưng ý không được toại bởi theo 2 anh Hùng, Quốc, các đại gia rất kín kẽ, không muốn tiếp người lạ. Hỏi họ tậu đại bàng ở đâu, 2 anh nhiệt tình: "Đại bàng tuy là loài chim quý nhưng không vì thế mà khó mua. Vào 2 ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần, trong khoảng thời gian 8 đến 10h sáng, kẻ mua người bán thường tập kết tại khu vực Ngã ba Chú Ía (đoạn giáp ranh giữa quận Gò Vấp - Tân Bình). Ngày thường thì ghé sân khấu 126 trên đường CMT8 (quận 3), lúc 6h đến 7h30' sáng". Ngồi ở bàn kề bên, một người chơi chim tặc lưỡi: "Mấy tay bán chim di động cũng là nguồn cung ứng đại bàng chuyên nghiệp đấy. Gì chứ đại bàng thì họ bán đầy đường nên không lo hổng có. Chỉ lo hổng có tiền mua nổi thôi".
Làm theo chỉ điểm của các anh Hùng - Quốc, chúng tôi dễ dàng bắt gặp những con đại bàng bằng xương bằng thịt bị đám con buôn thú rừng chuyên nghiệp xích chân vào những chiếc lồng bọc lưới mắt cáo tại khu vực ngã 3 Chú Ía.
Thấy khách chăm chú nghía "hàng", gã thanh niên có gương mặt bặm trợn trổ chào giá: "Con nhỏ có trọng lượng một ký (1kg) em để giá mở hàng là triệu rưỡi. Con lớn nặng gấp đôi nhưng giá gấp ba (4.500.000 đồng). Hai đứa này tụi em tuyển từ rừng Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Nuôi thằng này cũng dễ lắm, chỉ cần cho nó ăn thịt bò, uống nước suối tinh khiết là Ok".
Chúng tôi ngỏ ý tiếc rẻ muốn mua một cặp lớn thì gã nhau nhảu: "Anh muốn chục cặp cũng có nhưng phải cho em thời gian và dằn cọc ít tiền làm tin, khi hàng về em sẽ alô ngay. Em phải lấy cọc bởi sợ lúc đó anh đổi ý thì ứ hàng, tụi em phải nhọc công chăm sóc lắm".
Sách đỏ không thể cứu nguy
Dù có tên trong danh mục các loài động vật hoang dã đứng ttrước nguy cơ tuyệt chủng của Sách đỏ Việt Nam và dẫu được Sách đỏ đề nghị biện pháp bảo vệ "cấm săn bắt, mua bán dưới bất kỳ mọi hình thức" nhưng các giống chim đại bàng vẫn lâm nguy từng ngày. Anh Quốc cho biết đại bàng là giống chim khó thích nghi trong môi trường nuôi nhốt. Những con bị phường săn trục xuất ra khỏi rừng và được các vị đại gia đưa về biệt thự thuần dưỡng có lẽ do quá nhớ rừng và thể trạng yếu nên chúng bỏ ăn, bỏ uống rồi chết.
Vì lợi riêng, trước đây người ta cũng hô hào việc nuôi nhốt gấu, cọp là cứu nguy cho sự tồn vong của chúng nhưng cứu đâu không thấy, chỉ thấy các loài thú quý này đã nguy lại càng thêm nguy. Nay đến lượt giống chim đại bàng bước vào vòng xoáy của thảm cảnh. Không biết đến lúc các ngành chức năng cảm được mối nguy và ráo riết lên phương án "cứu hộ" thì liệu chúng có còn tồn tại?!
"Tầm vóc của đại gia là đại bàng"
Đại bàng là tên gọi chung của chim ưng, chim cắt, một loài chim dữ ăn thịt cỡ lớn đầu thuôn dẹt, mắt to màu vàng cam, chân khỏe, sải cánh rộng và mỏ nhọn sắc quặp xuống. Nhờ có mớ "nhan sắc" bề ngoài hùng dũng đầy uy lực này mà đại bàng được xem là chúa tể của các loài chim, như mãnh hổ là chúa tể rừng xanh, muôn thú chỉ nghe mùi thôi đã kinh sợ.
Tại quán "cà phê chim" trong khuôn viên Công viên Tao Đàn, anh Lê Hùng, hội viên Hội Sinh vật cảnh thành phố, tâm tình: "Cũng bi thảm như loài hổ, vì bị loài người phong là chúa tể nên đại bàng phải chịu cảnh thảm thương. Các đại gia không tiếc tiền, có người sẵn sàng chi hơn chục triệu đồng và thậm chí hàng chục triệu chỉ để có được chúng trong vườn nhà đặng khẳng định đẳng cấp".
Anh Hùng kể đã từng gặp không ít đại gia vỗ ngực khẳng định mình đang sở hữu bầy đại bàng hơn chục con với đủ chủng loại. "Quan niệm của cánh nhà giàu bây giờ khác xa ngày trước" - anh nói: "Mấy năm trước họ thích chơi phong lan, thích nuôi cá kiểng, chim kiểng như sơn ca, họa mi, chích chòe… Dạo gần đây thấy ai cũng lao vào thú chơi ấy quá tầm thường nên một số vị chuyển thú vui sang đại bàng để tỏ rõ sự uy dũng. Có ông chịu chơi đến độ thuê luôn chuyên gia về chăm lo cho đàn thần điêu của mình".
Cảnh chào bán đại bàng công khai trên đường phố.
Cùng sinh hoạt trong nhóm nghệ nhân chim cảnh với anh Hùng, anh Quốc, chia sẻ: "Giống chim đại bàng đang là thú chơi của các đại gia. Không chỉ nuôi sống, có ông còn cho đẽo tạc bàn ghế làm việc hình tượng chim đại bàng con đang tung cánh chao lượn, con sải cánh gặp mồi. Thậm chí có ông còn bày biện khắp nhà đủ loài, đủ dáng đại bàng nhồi bông".
Anh Quốc lớn giọng tuyên bố: "Ngày trước đại bàng là biểu trưng cho giới giang hồ chuyên đâm thuê chém mướn. Bây giờ đại bàng gắn bó với nhiều đại gia như hình với bóng. Không chỉ biểu hiện cho cá tính, đẳng cấp, nhiều ông còn xem nó là thần hộ mạng nữa đấy".
"Thần điêu" muốn bao nhiêu cũng có!
Chúng tôi ngỏ ý muốn được thưởng lãm "dàn" đại bàng của một số tay chơi nhưng ý không được toại bởi theo 2 anh Hùng, Quốc, các đại gia rất kín kẽ, không muốn tiếp người lạ. Hỏi họ tậu đại bàng ở đâu, 2 anh nhiệt tình: "Đại bàng tuy là loài chim quý nhưng không vì thế mà khó mua. Vào 2 ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần, trong khoảng thời gian 8 đến 10h sáng, kẻ mua người bán thường tập kết tại khu vực Ngã ba Chú Ía (đoạn giáp ranh giữa quận Gò Vấp - Tân Bình). Ngày thường thì ghé sân khấu 126 trên đường CMT8 (quận 3), lúc 6h đến 7h30' sáng". Ngồi ở bàn kề bên, một người chơi chim tặc lưỡi: "Mấy tay bán chim di động cũng là nguồn cung ứng đại bàng chuyên nghiệp đấy. Gì chứ đại bàng thì họ bán đầy đường nên không lo hổng có. Chỉ lo hổng có tiền mua nổi thôi".
Làm theo chỉ điểm của các anh Hùng - Quốc, chúng tôi dễ dàng bắt gặp những con đại bàng bằng xương bằng thịt bị đám con buôn thú rừng chuyên nghiệp xích chân vào những chiếc lồng bọc lưới mắt cáo tại khu vực ngã 3 Chú Ía.
Thấy khách chăm chú nghía "hàng", gã thanh niên có gương mặt bặm trợn trổ chào giá: "Con nhỏ có trọng lượng một ký (1kg) em để giá mở hàng là triệu rưỡi. Con lớn nặng gấp đôi nhưng giá gấp ba (4.500.000 đồng). Hai đứa này tụi em tuyển từ rừng Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Nuôi thằng này cũng dễ lắm, chỉ cần cho nó ăn thịt bò, uống nước suối tinh khiết là Ok".
Chúng tôi ngỏ ý tiếc rẻ muốn mua một cặp lớn thì gã nhau nhảu: "Anh muốn chục cặp cũng có nhưng phải cho em thời gian và dằn cọc ít tiền làm tin, khi hàng về em sẽ alô ngay. Em phải lấy cọc bởi sợ lúc đó anh đổi ý thì ứ hàng, tụi em phải nhọc công chăm sóc lắm".
Sách đỏ không thể cứu nguy
Dù có tên trong danh mục các loài động vật hoang dã đứng ttrước nguy cơ tuyệt chủng của Sách đỏ Việt Nam và dẫu được Sách đỏ đề nghị biện pháp bảo vệ "cấm săn bắt, mua bán dưới bất kỳ mọi hình thức" nhưng các giống chim đại bàng vẫn lâm nguy từng ngày. Anh Quốc cho biết đại bàng là giống chim khó thích nghi trong môi trường nuôi nhốt. Những con bị phường săn trục xuất ra khỏi rừng và được các vị đại gia đưa về biệt thự thuần dưỡng có lẽ do quá nhớ rừng và thể trạng yếu nên chúng bỏ ăn, bỏ uống rồi chết.
Vì lợi riêng, trước đây người ta cũng hô hào việc nuôi nhốt gấu, cọp là cứu nguy cho sự tồn vong của chúng nhưng cứu đâu không thấy, chỉ thấy các loài thú quý này đã nguy lại càng thêm nguy. Nay đến lượt giống chim đại bàng bước vào vòng xoáy của thảm cảnh. Không biết đến lúc các ngành chức năng cảm được mối nguy và ráo riết lên phương án "cứu hộ" thì liệu chúng có còn tồn tại?!
Nguyễn Thành Dũng
Relate Threads
Latest Threads