B
butchi
Guest
Từ khóa: họ sáo, cà cưỡng
Thành ngữ mình có câu “Nói như cưỡng” ám chỉ người có cái miệng tía lia, cả ngày nói không ngừng nghỉ. Bản tính của con Cưỡng là vậy, chưa biết nói thì nói gió, mà khi biết nói tiếng người thì… nói cả ngày. Chính nhờ vào cái tật hay nói đó mà con chim tầm thường khắp đồng quê nội cỏ này mới được người đời ưa chuộng, đem về nhốt lồng nuôi nấng, săn sóc tử tế như các giống chim hót, chim cảnh đắt tiền khác.
A. Hình dáng: Chim Cưỡng có thân hình to hơn Cu Ngói, mình dài khoảng 20 phân, sắc lông màu đen trắng lẫn lộn. Người ta phân biệt giữa chim trống và chim mái ở chỗ lớp da vàng ở đuôi mắt và lông trắng ở cánh.
Chim trống thì miếng da vàng ở đuôi mắt vừa to, vừa dài, có thể dài 1cm. Trong khi chim mái có miếng da ở đuôi mắt vừa nhỏ, vừa ngắn. Mặt khác, ở chim trống hai cánh có lông trắng nhiều hơn, trong khi ở hai cánh con mái thì lông xám đen nhiều hơn.
B. Thức ăn: Ngoài thiên nhiên Cưỡng cào cào, sâu bọ, trùn, ếch nhái và các loại hột như đậu, mè, cùng trái cây chín có vị ngọt như chuối chín.
Nuôi trong lồng thì nó ăn được cơm, chuối, cào cào.
Tóm lại, giống chim này rất dễ nuôi cho ăn gì cũng sống cả. Có người cho ăn cơm trộn ớt, nghĩ rằng ăn như thế sẽ mau biết nói, nó cũng ăn luôn không hề hấn gì cả.
C. Lồng chim: nuôi Cưỡng người ta dùng lồng lớn như nuôi Nhồng vậy. Con chim này thích nhảy nhót trong lồng, nên được ở lồng rộng nó đỡ bị tù túng.
D. Đặc tính của chim: Cưỡng là loài chim siêng “nói gió”, bắt chước nói tiếng người rất rõ, lại siêng nói nên ai cũng thích nuôi.
Cũng như Nhồng, như Sáo, muốn chim mau biết nói ta phải lột lưỡi hàng tháng, để chót lưỡi mềm mại dễ uốn nắn, giọng nói được thanh hơn. Ta dùng móng tay khều nhẹ ở dưới chót lưỡi để cạy tróc miếng vảy da nhỏ ra, thế là xong. Nếu chim có bị chảy máu ở lưỡi cũng chẳng hề gì, vài hôm nó sẽ ăn uống trở lại và nói nhiều hơn.
Chim con nuôi lên mới mau khôn, mau thuần dưỡng được, và từ đó mau biết nói. Khi chim biết nói, ta nên đưa chim vào nhà, tự mình tập cho nó nói những câu chào hỏi hoặc những câu có “giáo dục”, để vừa vui tai, vừa được người ngoài khen ngợi. Người ta khen con chim quí, cũng có nghĩa là khen người nuôi. Nếu có trẻ con nghịch ngợm dạy cho những câu tục tĩu, bậy bạ… sẽ mất giá trị của con chim quí.
Thành ngữ mình có câu “Nói như cưỡng” ám chỉ người có cái miệng tía lia, cả ngày nói không ngừng nghỉ. Bản tính của con Cưỡng là vậy, chưa biết nói thì nói gió, mà khi biết nói tiếng người thì… nói cả ngày. Chính nhờ vào cái tật hay nói đó mà con chim tầm thường khắp đồng quê nội cỏ này mới được người đời ưa chuộng, đem về nhốt lồng nuôi nấng, săn sóc tử tế như các giống chim hót, chim cảnh đắt tiền khác.
A. Hình dáng: Chim Cưỡng có thân hình to hơn Cu Ngói, mình dài khoảng 20 phân, sắc lông màu đen trắng lẫn lộn. Người ta phân biệt giữa chim trống và chim mái ở chỗ lớp da vàng ở đuôi mắt và lông trắng ở cánh.
Chim trống thì miếng da vàng ở đuôi mắt vừa to, vừa dài, có thể dài 1cm. Trong khi chim mái có miếng da ở đuôi mắt vừa nhỏ, vừa ngắn. Mặt khác, ở chim trống hai cánh có lông trắng nhiều hơn, trong khi ở hai cánh con mái thì lông xám đen nhiều hơn.
B. Thức ăn: Ngoài thiên nhiên Cưỡng cào cào, sâu bọ, trùn, ếch nhái và các loại hột như đậu, mè, cùng trái cây chín có vị ngọt như chuối chín.
Nuôi trong lồng thì nó ăn được cơm, chuối, cào cào.
Tóm lại, giống chim này rất dễ nuôi cho ăn gì cũng sống cả. Có người cho ăn cơm trộn ớt, nghĩ rằng ăn như thế sẽ mau biết nói, nó cũng ăn luôn không hề hấn gì cả.
C. Lồng chim: nuôi Cưỡng người ta dùng lồng lớn như nuôi Nhồng vậy. Con chim này thích nhảy nhót trong lồng, nên được ở lồng rộng nó đỡ bị tù túng.
D. Đặc tính của chim: Cưỡng là loài chim siêng “nói gió”, bắt chước nói tiếng người rất rõ, lại siêng nói nên ai cũng thích nuôi.
Cũng như Nhồng, như Sáo, muốn chim mau biết nói ta phải lột lưỡi hàng tháng, để chót lưỡi mềm mại dễ uốn nắn, giọng nói được thanh hơn. Ta dùng móng tay khều nhẹ ở dưới chót lưỡi để cạy tróc miếng vảy da nhỏ ra, thế là xong. Nếu chim có bị chảy máu ở lưỡi cũng chẳng hề gì, vài hôm nó sẽ ăn uống trở lại và nói nhiều hơn.
Chim con nuôi lên mới mau khôn, mau thuần dưỡng được, và từ đó mau biết nói. Khi chim biết nói, ta nên đưa chim vào nhà, tự mình tập cho nó nói những câu chào hỏi hoặc những câu có “giáo dục”, để vừa vui tai, vừa được người ngoài khen ngợi. Người ta khen con chim quí, cũng có nghĩa là khen người nuôi. Nếu có trẻ con nghịch ngợm dạy cho những câu tục tĩu, bậy bạ… sẽ mất giá trị của con chim quí.
Sưu tầm từ sách
Relate Threads