Chia sẻ những bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm phế quản cho trẻ

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,238
Điểm tương tác
1,818
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh nặng, uống thuốc lâu khỏi và làm sự chậm sự phát triển của trẻ. Nhưng nếu các bậc cha mẹ phát hiện trễ, bệnh đã ở giai đoạn toàn phát thì phải dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cho trẻ uống nhiều thuốc tây hoàn toàn không tốt, dễ bị tác dụng phụ hoặc kháng thuốc. Do đó, chữa bệnh viêm phế quản cho trẻ bằng thảo dược, thuốc lá nam hay thuốc đông y là một hướng điều trị đúng đắn mà lại công hiệu. Hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm dành cho các bà mẹ những bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm phế quản cho trẻ. Cùng tham khảo nhé!

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi gia tăng các bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản phổi. Đây là một bệnh cấp tính, diễn biến nhanh và rất nặng. Hàng năm trên thế giới có đến 4-5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này, nhất là ở các nước chậm phát triển. Tại Việt Nam, bệnh viêm phế quản phổi khá phổ biến, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi.

Bệnh nặng hơn ở trẻ em
chia-se-nhung-bai-thuoc-dan-gian-dieu-tri-benh-viem-phe-quan-cho-tre-1.jpg


  • Khi trẻ mắc bệnh này, tình hình sẽ dễ chuyển biến nhanh và nặng, bởi vì hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa hoàn chỉnh, bản thân trẻ chưa “sản” ra đủ các yếu tố chống lại vi khuẩn mỗi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Hơn nữa, hệ bạch mạch và hệ mạch máu ở trẻ rất phong phú, đan xen vào lẫn nhau như mạng nhện, do đó vi khuẩn vào cơ thể trẻ ngoài việc rất ít yếu tố ngăn chặn, bao vây, lại còn nhiều đường đi nên lan rất nhanh từ chỗ này đến chỗ khác. Đồng thời cây phế quản ở trẻ em còn ngắn và hẹp, do đó mỗi khi viêm rất dễ bị bịt tắc do niêm mạc bị phù nề và đờm dãi.
  • Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, thường do virus như cúm, H1N1, H5N1, SARS…hoặc do vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu…Nguyên nhân không do vi khuẩn như nấm, ký sinh trùng…Đường vào của vi khuẩn phần lớn qua đường thở như viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amidan hoặc qua đường máu như trẻ bị mụn nhọt, chốc lở…
Dễ nhầm lẫn viêm phế quản phổi với các bệnh hô hấp khác
  • Vì bệnh này có những dấu hiệu tương tự với các bệnh đường hô hấp khác, do đó rất dễ nhầm lẫn. Các bậc cha mẹ cần chú ý, khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau cần gnhi ngờ là bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em: Ho, sốt mũi có dịch màu vàng, xanh sốt cao 39-40 độ C, thở nhanh, có các dấu hiệu viêm phế quản nặng (bỏ ăn, bỏ bú, rên, rút lõm lồng ngực, li bì)…
  • Khi nghe phổi thấy có ran ẩm nhỏ hạt, đo nồng độ oxy ở máu giảm nghĩa là bệnh đã rất nặng. Đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng nặng vì triệu chứng không rầm rộ nhưng bệnh lại rất nặng và tỉ lệ tử vong rất cao.
Đối với trẻ sơ sinh thường trẻ có cơn tím tái khi gắng sức (bú, khóc, ho…) đặc biệt trẻ hay sùi bọt. Nhịp thở có thể nhanh trên 50-60 lần/phút. Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng, khi mắc bệnh này, thường nhiệt độ không cao, trẻ thường có rối loạn nhịp thở, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở ngắn, nhịp thở nhanh so với lứa tuổi.

Điều trị viêm phế quản phổi theo từng nguyên nhân
chia-se-nhung-bai-thuoc-dan-gian-dieu-tri-benh-viem-phe-quan-cho-tre-2.jpg


  • Đối với bệnh viêm phế quản phổi, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ nặng, vừa hay nhẹ của bệnh.
  • Đối với các nguyên nhân do siêu vi trùng, không cần dùng kháng sinh mà chỉ điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể bằng chế độ ăn thích hợp. Đối với các nguyên nhân do vi trùng, nấm cần phải uống kháng sinh phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ở các cơ sở y tế có điều kiện cần tim vi khuẩn bằng cấy dịch tiết từ khí phế quản và làm kháng sinh đồ để phát hiện vi trùng và các loại kháng sinh thích hợp. Quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh. Trước hết cần quan tâm đến ăn uống đầy đủ và tiêm chủng đúng thời gian theo chương trình tiêm chủng mở rộng và một số các bệnh thường gặp ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Khi thấy trẻ có các biểu hiện viêm đường hô hấp cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị, đồng thời phát hiện kịp thời các dấu hiệu nặng để đưa ngay đến bệnh viện. Tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm phế quản cho trẻ
  1. Cao tỏi: tỏi 600g, mật ong 900g, tỏi băm nhuyễn cùng mật ong ninh thành cao. Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 3 muỗng canh.
  2. Nước củ cải mật ong: củ cải 500g, mật ong 50g, củ cải vắt nước trộn với mật ong, ngày 2 lần, uống hết.
  3. Hạnh nhân giấm đường trị viêm phế quản mạn tính: hạnh nhân 400 qỉa, giấm gạo 500g, tất cả chứa trong keo thuỷ tinh miệng rộng, đậy kín, để nơi râm mát thoáng gió. Sau một thời gian, hằng ngà sắng sớm bụng đói ăn 4 quả hạnh nhân, uống nữa muỗng giấm đường. Sau 100 ngày thì dùng hết 400 quả hạnh nhân giấm đường. Thường người viêm phế quản mạn tính dùng 400 quả hạnh nhân thì làm bệnh.
  4. Ô mai ngâm đường trị viêm phế quản: ô mai tươi rửa sạch, dọi qua nước lạnh, để ráo. Sau đó đặt trong keo miệng rộng, một lớp ô mai, một lớp đường trắng, cho đên khi gần đầy keo thì dừng, dùng băng keo dán kín, chế biến vài keo, để nơi râm mát. Đến ngày “đông chí” (22/12) đường trắng trong keo tan thành nước đường. Mỗi sang bụng đói và ban đêm trước khi ngủ dùng 3 quả ô mai. Dùng cho đến khi hết thì thôi, đồng thời kiêng dùng thức ăn lạnh, chua cay. Dùng kiên trì tất có hiệu quả.
Sứa trị viêm phế quản:
  • Điều trị giãn phế quản, đàm nhiều: dùng sứa 50g, dùng nước rửa sạch phần muối, củ năng 200g, cả vỏ bổ ra, cho vào nồi đất sắc với 3 ly nước, uống từ từ lúc nóng.
  • Điều trị viêm phế quản mạn tính: dùng sứa 30g (sau khi nauá thành cao nướng khô tán bột), vỏ nghêu 5g (nướng khô tán bột), mật ong 3g, ép lát (hoặc làm viên), dùng trong 1 ngày, chia 3 lần, dùng sau bữa ăn. 10 ngày là 1 liệu trình.
  • Gừng già, gạo trị viêm phế quản mạn: gừng già 1 lát ( lớn cỡ ngón tay cái), gạo một nắm (khoảng50g), cùng cho vào nồi rang hơi vằn, đổ 2 chén nước, ninh 10 phút lấy nước uống nóng.
Chữa Viêm phế quản mãn tính cho trẻ em bằng thuốc nam
Bài thuốc:
  • 1- Lá còn tươi: – Lá cây khế chua: 1 nắm. – Lá cây Cách (Dân ta thường dùng lá này để Xông viêm xoang mãn): 1 nắm.
  • 2- Cây đã phơi khô , sao vàng, khử thổ: – Giằng xay (Hoặc cây Cối xay): 20g. – Vỏ cây Gòn gai (Gòn gai khác với cây gòn thân không có gai): 10g.
Cách dùng:
  • Cho tất cả các vị thuốc đã được định lượng như trên vào cái nồi nhôm hoặc Inox đều được, cho nước thiếp thuốc. Đun đến sôi, rồi rêu rêu nhỏ lửa chừng 20 phút nữa. Nhắc nồi thuốc , gạn nước ra riêng và dùng thay nước lọc. Dùng liên tục 5 ngày là khỏi bệnh.
  • Chú thích: Nếu Lá cây khế chua và Lá cây Cách khó tìm, thì dùng cây vẫn được. Nhưng cũng phải phơi khô, sao vàng, khử thổ. Nếu dùng cây thì phải dùng từ 7-10 ngày mới khỏi bệnh.
Dược thảo điều trị ho do viêm họng và viêm phế quản
  • Ho do viêm phế quản là chứng bệnh thường gặp, nhất là trong mùa thu – đông. Theo y học cổ truyền, bệnh được chia làm hai thể cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể sinh viêm, nhiễm khuẩn khí phế quản, gây ho đờm nhiều; Khí táo là giảm tiết dịch niêm mạc đường hô hấp gây ho khan, viêm họng, ngứa họng.
DƯỢC THẢO TRỊ HO DO VIÊM PHẾ QUẢN
1. Cam thảo
  • Trong thử nghiệm trên động vật, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.
  • Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác.
2. Cát cánh
  • Trên thực nghiệm, rễ cát cánh biểu hiện các tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài.
  • Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Ngày uống 10-20g dạng thuốc sắc.
3. Dâu
  • Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Trong y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em, ngày uống 4-12g, có khi đến 20-40g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12g, dạng thuốc sắc.
4. Gừng
chia-se-nhung-bai-thuoc-dan-gian-dieu-tri-benh-viem-phe-quan-cho-tre-3.jpg


  • Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản; Làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác.
5. Mạch môn
  • Rễ mạch môn có các tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc khí phế quản. Mạch môn được dùng chữa ho khan, viêm họng. Ngày uống 6-20g, dạng thuốc sắc.
6. Tía tô
chia-se-nhung-bai-thuoc-dan-gian-dieu-tri-benh-viem-phe-quan-cho-tre-4.jpg


  • Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10g, sắc uống.
7. Tiền hồ
  • Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác. Ngoài ra còn có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản. Ngày uống 8-15g dạng thuốc sắc.
Các bài thuốc thảo dược trị bệnh
1. Chữa trẻ em viêm họng, viêm phế quản:
  • Mạch môn, huyền sâm, thiên môn mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần.
2. Chữa viêm phế quản đờm không tiết ra được:
  • Tiền hồ, tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị 10g; Khoản đông hoa 8g, cát cánh 5g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.
  • 3. Chữa viêm phế quản cấp tính:
  • a. Kim ngân, lá dâu, mỗi vị 12g; Bạc hà, cúc hoa, lá ngải cứu, mỗi vị 10g, xạ can 8g. Sắc uống ngày một thang.
  • b. Tía tô 12g; Lá hẹ, kinh giới, mỗi vị 10g; Bạch chỉ, rễ chỉ thiên, mỗi vị 8g; Xuyên khung, trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
  • c. Tiền hồ, hạnh nhân, tử uyển, mỗi vị 12g; Cát cánh 8g, cam thảo 4g. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20g, chia 3 lần.
  • d. Tiền hồ, hạnh nhân, tô diệp, mỗi vị 10g; Cát cánh 8g; Bán hạ chế, chỉ xác, phục linh, cam thảo, mỗi vị 6g; Trần bì 4g, đại táo 4 quả, gừng 3 lát. Tán bột làm viên, ngày uống 15-20g, chia làm 3 lần.
4. Chữa viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính:
  • Tiền hồ, lá dâu, cúc hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, hạnh nhân, mỗi vị 12g; Cát cánh 8g, bạc hà 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
5. Chữa viêm phế quản mạn tính:
  • Vỏ rễ dâu, mạch môn, rau má, bách bộ, mỗi vị 10g; Trần bì, bán hạ chế, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
  • Diếp cá – thuốc trị viêm phế quản cho trẻ
chia-se-nhung-bai-thuoc-dan-gian-dieu-tri-benh-viem-phe-quan-cho-tre-5.jpg


Em xin chia sẻ một mẹo dân gian trị ho cực hay mà em đã ‘thử nghiệm’ hiệu quả.
  • Suốt một mùa đông bọc Bíp trong nào quần, nào áo, nào yếm, nào khăn… em lúc nào cũng ngay ngáy lo con bị cảm lạnh nên chỉ mong mong đến mùa hè cho con được ăn mặc xênh xang ra đường vui chơi cùng các bạn. Nhưng dè đâu hè đến cũng kéo theo lắm rắc rối do thời tiết quá nắng nóng, hoặc ngay việc bé đang trong phòng mát rồi ra ngoài oi bức cũng khiến bé dễ dàng bị ho, sụt sịt hoặc thậm chí là viêm phế quản. Các mẹ đã chắc mình luôn sẵn sàng ứng phó với những cơn ho của trẻ vào mùa hè chưa? Em xin chia sẻ một mẹo dân gian trị ho cực hay mà em cũng vừa mới được “trải nghiệm”.
  • Bíp nhà em mới được hơn 10 tháng. 1/6 vừa qua là ngày quốc tế thiếu nhi đầu tiên của bé nên em và ông xã quyết định cho bé đi chơi xa một chuyến. Gọi là xa cho oai chứ thực ra cũng là đi ô tô chưa đến 30 phút để lên thăm ông bà trẻ vừa về nước. Dù biết trời hôm đấy rất nắng nhưng vì an ủi rằng ô tô có điều hòa mát nên em và ông xã vẫn cố gắng đưa con đi lên thăm ông bà, kết hợp cho con vui chơi. Ai dè đâu vừa về đến nhà Bíp bỗng nhiên ho sù sụ, rồi liên tục sổ mũi, hắt hơi suốt một đêm. Cả nhà em ai cũng cuống lên vì sợ những cơn ho ở phế quản sẽ lan xuống phổi. Bà nội thì xót cháu nên không bằng lòng với hai vợ chồng, chồng em xót con thành ra cũng mặt nặng mày nhẹ với vợ, cứ giục em mau gọi bác sĩ đến khám rồi kê thuốc cho con.
  • Dù biết chẳng thể nào cứ bao bọc con trong lồng kính vô trùng nhưng em vẫn buồn và tự trách mình nhiều lắm, chẳng muốn con mới bé xíu xiu đã phải uống kháng sinh vào người. Thế nhưng nhìn em bé mới vài tháng tuổi mà đã phải đỏ cả mặt vì những cơn ho liên tiếp đến tức ngực, em chỉ biết khóc lóc gọi điện cầu cứu mẹ đẻ.
  • Biết tin Bíp bị viêm phế quản, mẹ em đã mách cho em một mẹo dân gian từ rau diếp cá. Bà bảo đây là phương pháp chữa ho rất hiệu quả, chỉ cần kiên trì 2-3 ngày là con sẽ khỏi.
  • Vậy là ngày ba lần, em tự mình ra chợ chọn những mớ rau diếp cá tươi ngon nhất, nhặt lấy lá ngâm muối sạch, ép lấy nước. Sau đó hòa với nước vo gạo đặc hấp cách thủy trong khoảng 30-40 phút. Để Bíp dễ uống, em còn cẩn thận bỏ thêm chút đường phèn vào hỗn hợp. Cứ thế liên tục trong 3 ngày, trộm vía vậy mà giờ Bíp đã hết sạch ho, mũi cũng chẳng còn thấy những cơn sụt sịt. Em mừng rỡ vô cùng. Hóa ra, bài thuốc từ rau diếp cá và nước gạo này thật hữu dụng biết bao, vừa không mất thời gian, mà lại lành tính, hiệu nghiệm tức thì.
  • Em chợt nhận ra, đôi khi chị em chúng mình nuôi con cũng phải tham khảo các cụ nhiều lắm đấy. Những kinh nghiệm của các bà, các mẹ thời xưa đâu phải cứ là cổ hủ lạc hậu chị em nhỉ. Có những mẹo nhỏ như thế ta mới giữ con vừa “cách ly” được với kháng sinh mà lại mau khỏi bệnh.
  • An tâm với bài thuốc là thế, nhưng các mẹ cũng nên lưu ý phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Trời mùa hè các bé không tránh khỏi ở điều hòa, do đó các mẹ nhớ đừng để nhiệt độ phòng quá thấp để tránh chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ bên ngoài. Em đã rút ra kinh nghiệm chỉ nên để nhiệt độ phòng con từ 27-28 độ rồi bật quạt nhẹ chĩa vào tường cho gió thoảng. Ngoài ra em cũng chỉ cho Bíp nằm điều hòa cứ 2 tiếng một lần là phải mở cửa phòng rộng ra để con quen với nhiệt độ bên ngoài.
  • Nằm điều hòa dễ khiến cơ thể bị khô, mất nước nên chúng mình phải nhớ cho các bé yêu uống thêm nước, đặc biệt nước cam hay trái cây đều cung cấp vitamin cho bé sức đề kháng tốt hơn trong mùa hè. Và cuối cùng, các mẹ nhớ lau mồ hôi liên tục cho bé và cho bé mặc những bộ quần áo có chất liệu thoáng mát nhé !
Bé bị viêm phế quản phải làm gì?
  • Hỏi: Con nhà tôi 19 tháng tuổi, bé gái nặng gần 11kg.Một tuần nay cháu chảy nước mũi và húng hắng ho 1 vài tiếng vào ban đêm, tự nhiên đêm hôm 04/12/2008 cháu ho dồn dập liên tục,khó thở do ngạt mũi (mũi xanh) khóc đêm đi khám bác sỹ bảo cháu bị Viêm phế quản có thắt và kê đơn thuốc Vetolin dạng xit.Thay cho uống thuốc Brozedex. Tôi xin hỏi là làm cách nào để phòng tránh bệnh này ko xảy ra nữa. Mong sớm nhận được hồi âm.Xin cám ơn (Nguyễn Thị Hoa)
Trả lời của bác sĩ chuyên khoa nhi:
  • Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Khi trẻ nhỏ mắc phải những chứng như ho, đau họng, cúm, hay viêm xoang do vi rút gây nên, thì rất có thể chính các loại vi rút gây bệnh này lại là “thủ phạm” gây nên chứng viêm phế quản nếu không được nhanh chóng điều trị kịp thời và dứt điểm.
Điều trị
  • Những trẻ có dấu hiệu sau cần được nhập viện sớm: có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…; có yếu tố nguy cơ (như đã nêu trên). Ngoài ra, các trường hợp VTPQ nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà.
  • Chăm sóc tại nhà: Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Cần đi tái khám đúng hẹn của bác sĩ.
  • Chăm sóc tại bệnh viện: Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào viện, các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùng khí dung ẩm thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như ventolin, bricanyl, salbutamol. Kết hợp với lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung, hút đờm. Những trẻ sốt cao, nôn, thở nhanh phải bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ. Cần cho trẻ dinh dưỡng đủ chất và cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng kháng sinh.
  • Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì phải sử dụng liệu pháp oxygen, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, điện giải theo nhu cầu cơ thể bù lượng thiếu hụt. Nếu những biện pháp trên không cải thiện tình trạng suy hô hấp thì phải tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện viêm nhiễm thứ phát, không nên dùng steroid cho trẻ.
Phòng bệnh cho trẻ đúng cách
  1. Cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng.
  2. Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh trong nhà trẻ, nhà trường, nhà hộ sinh. Tiêm chủng mở rộng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.
  3. Không hút thuốc lá trong buồng ngủ có trẻ, trong nhà trẻ.
  4. Nếu phát hiện có dịch sởi, ho gà, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là dịch cúm gia cầm, phải kịp thời cách ly để tránh lây cho trẻ khác, vì các bệnh này là một trong những nguyên nhân gây biến chứng viêm phế quản – phổi.
 
Bên trên