Tìm hiểu kỹ thuật om gà chọi
1. Om gà chọi để làm gì?
– Om gà chọi là việc làm giúp cho gà sạch sẽ, thoáng lỗ chân lông, lưu thông khí huyết, góp phần giúp da gà dày, bóng, đỏ đẹp, vào trận đấu khó dập rớm và thủng rách hơn gà không đc om. Ngoài ra, việc om gà chọi còn giúp gà hạn chế rận bọ, muỗi và một số loại kí sinh, làm cho gà không bị hôi, ôm vào người thơm tho.
– Tác dụng nữa của việc om gà chọi là tạo sự gần gũi thân quen giữa gà với chủ, làm cho gà đỡ nhát người, không hoảng khi chủ cho ăn, ôm ấp vuốt ve
=> Với những lí do trên tôi thấy việc om xoa cho gà là tương đối quan trọng trong quá trình tập luyện chiến kê (hơi có tí ngoài lề anh em góp ý xem có đúng không? hehe đó là con gà om nhiều tôi thấy có tật lỗi gì đem thịt nó cũng ngon hơn <bằng cái này tôi nghĩ chuẩn)
Nguyên liệu om gà chọi
2. Các nguyên liệu chuẩn bị cho om gà chọi.
– Đồ chứa: tốt nhất là dùng nồi điện, vừa đỡ hơi than, vừa tiện điều chỉnh nhiệt, lại dễ trong việc bê đi bê lại.
– Khăn mặt: nên dùng loại khăn mặt bông xốp để giữ hơi nóng khi om, kích cỡ khăn nên chọn loại khi gấp đôi lại phủ lên bàn tay xoè ra vừa chùm hết bàn tay thừa đều ra xung quanh là vừa.
– Một miếng thảm lót dưới chân gà, tránh để gà đứng trực tiếp xuống nền cứng gây hại móng.
– Nghệ: nên dùng nghệ vàng, củ cái tròn to.
– Chè: nếu ai om bằng lá chè tươi thì rửa sạch bỏ thẳng vào nồi, còn nếu ae dùng chè khô thì nên cho vào 1 cái bít tất buộc lại, tránh việc vụn chè dính vào khăn om vãi bừa ra ngoài.
– Ngải cứu: nên dùng cây già thì tốt.
Bên trên là 3 thứ chủ đạo: nghệ làm dày da nhanh liền sẹo, chè làm dẻo gà và ngải cứu nhanh tan vết bầm + mỏi mệt.
– Một chén rượu trắng (không nên dùng chivas, X.O, hennesy hay tương tự như thế ^^ )
Với các nguyên liệu trên anh em nào ở phố khó kiếm có thể ra chợ, tìm hàng bán lá xông, 1 bó buộc sẵn có đủ các loại này. Đủ nguyên liệu thì bỏ hết vào nồi, đun sôi lên là dùng luôn.
Kỹ thuật om gà chọi
3. Kỹ thuật khi om gà chọi.
– Ngồi ghế thấp, kẹp nhẹ gà vào giữa háng, nối om nên để hơi chếch về phía trước bên tay phải.
– Nhúng khăn, vắt khô, gập lại.
– Đầu tiên lúc khăn nóng nhất thì ấp vào hầu, sau đến đỉnh tảng, lúc này vẫn túm khăn lại.
– Lúc khăn nguội dần, xoè khăn ra, ấp tròn quanh cổ gà đoạn từ dưới quai hàm xuống tới hết cổ, ủ hơi nóng đồng thời xoa day cổ gà.
– Khăn gần nguội hẳn thì xoè khăn ra, đặt vài lòng bàn tay, lau sạch khe mào, cánh mũi gà, lau dọc cổ từ trên xuống dưới.
– Lau kết hợp xoa day 2 bên táo vai, lau sạch trong nách, lau xuống đùi, ngực và bụng dưới.
– Với gà có máu buồn hay díu thì nên luồn tay từ đầu lườn ra đằng sau, lau ngược lên phía trước chứ không nên lau từ phía sau.
– Làm đi làm lại như thế 3-4 lần.
– Sau khi om bằng khăn thì chuyển sang xoa bóp bằng tay, làm đúng như xoa bằng khăn, xoa tay cho gà khô da và lông.
– Khi gà đã khô nếu là buổi sáng trc 10h thì nên phơi khoảng 30′ rồi cho vào chỗ mát. Nếu là buổi trưa sau 10h đến chiều thì om xong, xoa tay khô không nên phơi nắng, vì lúc ấy phơi rất hại, gà dễ đi ỉa + sổ mũi, cộng với mặt sàn bên dưới lúc ấy rất nóng, không tốt cho chân gà. Nên để gà chỗ có bóng râm, thoáng mát để gà rỉa lông, có cát sạch để gà đầm cát.
– Nếu là gà tơ thì cho ít nghệ, gọi là có thôi còn gà già thì có thể cho nhiều.
– Kĩ thuật om gà mùa đông và mùa hè khác nhau, mùa đông cần vắt chặt tay để khăn khô kiệt, tránh làm ướt gà. Mùa hè 1 khăn có thể lau từ đầu đến chân con gà rồi khăn sau lại thế, nhưng mùa đông nên om kĩ từ vai trở lên, còn thân gà thì om sau, hạ bếp cho nhiệt độ thấp đi, lai nhanh người rồi xoa tay.
– Khi om gà khoẻ mạnh thì ấp khăn kết hợp xoa day, om gà mới đá thì chỉ hấp tang, nghĩa là chỉ ấp hơi cho tan đòn, không xoa day càng làm gà đau đớn mà dễ kén.
– Cách ngày đá trước 3 ngày không nên om chặt tay, có om thì lau qua cho gà sạch sẽ thôi, thả chuồng rộng rãi thoáng mát để gà nghỉ ngơi, không đc lau với nước om cho đặc nghệ.
– Với gà tơ nước om không nên cho vỏ măng cụt và phèn chua.
Chúc anh em luôn thành công trong việc nuôi dưỡng và huấn luyện chiến kê hay!
1. Om gà chọi để làm gì?
– Om gà chọi là việc làm giúp cho gà sạch sẽ, thoáng lỗ chân lông, lưu thông khí huyết, góp phần giúp da gà dày, bóng, đỏ đẹp, vào trận đấu khó dập rớm và thủng rách hơn gà không đc om. Ngoài ra, việc om gà chọi còn giúp gà hạn chế rận bọ, muỗi và một số loại kí sinh, làm cho gà không bị hôi, ôm vào người thơm tho.
– Tác dụng nữa của việc om gà chọi là tạo sự gần gũi thân quen giữa gà với chủ, làm cho gà đỡ nhát người, không hoảng khi chủ cho ăn, ôm ấp vuốt ve
=> Với những lí do trên tôi thấy việc om xoa cho gà là tương đối quan trọng trong quá trình tập luyện chiến kê (hơi có tí ngoài lề anh em góp ý xem có đúng không? hehe đó là con gà om nhiều tôi thấy có tật lỗi gì đem thịt nó cũng ngon hơn <bằng cái này tôi nghĩ chuẩn)
Nguyên liệu om gà chọi
2. Các nguyên liệu chuẩn bị cho om gà chọi.
– Đồ chứa: tốt nhất là dùng nồi điện, vừa đỡ hơi than, vừa tiện điều chỉnh nhiệt, lại dễ trong việc bê đi bê lại.
– Khăn mặt: nên dùng loại khăn mặt bông xốp để giữ hơi nóng khi om, kích cỡ khăn nên chọn loại khi gấp đôi lại phủ lên bàn tay xoè ra vừa chùm hết bàn tay thừa đều ra xung quanh là vừa.
– Một miếng thảm lót dưới chân gà, tránh để gà đứng trực tiếp xuống nền cứng gây hại móng.
– Nghệ: nên dùng nghệ vàng, củ cái tròn to.
– Chè: nếu ai om bằng lá chè tươi thì rửa sạch bỏ thẳng vào nồi, còn nếu ae dùng chè khô thì nên cho vào 1 cái bít tất buộc lại, tránh việc vụn chè dính vào khăn om vãi bừa ra ngoài.
– Ngải cứu: nên dùng cây già thì tốt.
Bên trên là 3 thứ chủ đạo: nghệ làm dày da nhanh liền sẹo, chè làm dẻo gà và ngải cứu nhanh tan vết bầm + mỏi mệt.
– Một chén rượu trắng (không nên dùng chivas, X.O, hennesy hay tương tự như thế ^^ )
Với các nguyên liệu trên anh em nào ở phố khó kiếm có thể ra chợ, tìm hàng bán lá xông, 1 bó buộc sẵn có đủ các loại này. Đủ nguyên liệu thì bỏ hết vào nồi, đun sôi lên là dùng luôn.
Kỹ thuật om gà chọi
3. Kỹ thuật khi om gà chọi.
– Ngồi ghế thấp, kẹp nhẹ gà vào giữa háng, nối om nên để hơi chếch về phía trước bên tay phải.
– Nhúng khăn, vắt khô, gập lại.
– Đầu tiên lúc khăn nóng nhất thì ấp vào hầu, sau đến đỉnh tảng, lúc này vẫn túm khăn lại.
– Lúc khăn nguội dần, xoè khăn ra, ấp tròn quanh cổ gà đoạn từ dưới quai hàm xuống tới hết cổ, ủ hơi nóng đồng thời xoa day cổ gà.
– Khăn gần nguội hẳn thì xoè khăn ra, đặt vài lòng bàn tay, lau sạch khe mào, cánh mũi gà, lau dọc cổ từ trên xuống dưới.
– Lau kết hợp xoa day 2 bên táo vai, lau sạch trong nách, lau xuống đùi, ngực và bụng dưới.
– Với gà có máu buồn hay díu thì nên luồn tay từ đầu lườn ra đằng sau, lau ngược lên phía trước chứ không nên lau từ phía sau.
– Làm đi làm lại như thế 3-4 lần.
– Sau khi om bằng khăn thì chuyển sang xoa bóp bằng tay, làm đúng như xoa bằng khăn, xoa tay cho gà khô da và lông.
– Khi gà đã khô nếu là buổi sáng trc 10h thì nên phơi khoảng 30′ rồi cho vào chỗ mát. Nếu là buổi trưa sau 10h đến chiều thì om xong, xoa tay khô không nên phơi nắng, vì lúc ấy phơi rất hại, gà dễ đi ỉa + sổ mũi, cộng với mặt sàn bên dưới lúc ấy rất nóng, không tốt cho chân gà. Nên để gà chỗ có bóng râm, thoáng mát để gà rỉa lông, có cát sạch để gà đầm cát.
- Hướng dẫn cách om gà chọi
– Nếu là gà tơ thì cho ít nghệ, gọi là có thôi còn gà già thì có thể cho nhiều.
– Kĩ thuật om gà mùa đông và mùa hè khác nhau, mùa đông cần vắt chặt tay để khăn khô kiệt, tránh làm ướt gà. Mùa hè 1 khăn có thể lau từ đầu đến chân con gà rồi khăn sau lại thế, nhưng mùa đông nên om kĩ từ vai trở lên, còn thân gà thì om sau, hạ bếp cho nhiệt độ thấp đi, lai nhanh người rồi xoa tay.
– Khi om gà khoẻ mạnh thì ấp khăn kết hợp xoa day, om gà mới đá thì chỉ hấp tang, nghĩa là chỉ ấp hơi cho tan đòn, không xoa day càng làm gà đau đớn mà dễ kén.
– Cách ngày đá trước 3 ngày không nên om chặt tay, có om thì lau qua cho gà sạch sẽ thôi, thả chuồng rộng rãi thoáng mát để gà nghỉ ngơi, không đc lau với nước om cho đặc nghệ.
– Với gà tơ nước om không nên cho vỏ măng cụt và phèn chua.
Chúc anh em luôn thành công trong việc nuôi dưỡng và huấn luyện chiến kê hay!
Relate Threads