TÌM HIỂU VỀ MI ĐỂ CHƠI MI
1. Tập quán cơ bản của chim Họa mi rừng.
- Ở trong rừng, Họa mi thường sống theo từng cặp, mỗi cặp sẽ thống lĩnh 1 vùng (thường gọi là thung). Khi có cặp chim lạ đi kiếm ăn vô tình lạc vào địa phận của mình thì ắt sẽ xảy ra 1 cuộc chiến gay gắt với quy luật “thắng ở lại – thua ra đi”. Trong trường hợp này, chim chủ nhà bao giờ cũng chiến đấu nhiệt tình hơn vì động cơ của nó là “bảo vệ tổ ấm gia đình” rất có thể lúc đó các con của nó vẫn còn nhỏ đang nằm trong tổ, chưa thể rời đi đâu được. Trên thực tế trước đây khi còn hay đi bẫy chim trên rừng, đã có lần tôi gặp trường hợp hai chú mi trống đánh nhau say đòn đến mức quấn vào nhau lăn lông lốc trên vách đá núi.
- Sang xuân ấm áp chim bắt đầu căng lửa, tháng 3 âm chúng bắt đầu xây tổ, chim mi thường làm tổ ở những bụi cây lúp xúp gần mặt đất. khoảng tháng tư âm chúng bắt đầu sinh sản. Họa mi thường đẻ 3 trứng màu xanh và nở 3 con. Họa mi thường nuôi con cho đến khi trưởng thành, biết hót, biết chọi và có đủ bản lĩnh cần thiết. Khi đó đàn con lại trở thành kẻ thù của chính bố mẹ mình và bị chim bố đánh đuổi đi nơi khác để lập nghiệp.
2- Khi Mi mộc bị bắt về nhà.
Ở quê tôi, bà con thường bẫy chim bằng lồng sập và thòng lọng làm bằng lông đuôi ngựa. Thường thì những thợ bẫy không bao giờ nuôi được những con chim mộc do chính mình bẫy được, bởi vì: Trước khi sập bẫy nó đã trải qua 1 cuộc đấu hót và đấu chọi lốc liệt với con chim mồi và khi về nhà nó phải sống trong cảnh hoảng loạn, vừa sợ người vừa bị đối thủ cũ thường xuyên dọa nạt, hễ cứ hé miệng là bị đè ngay. Chính vì vậy nó chỉ có thể nổi lên khi được chuyển đi nuôi ở nơi khác hoặc chủ chim bán con mồi đi nơi khác. (lý luận này vẫn có ngoại lệ nhưng chỉ rất ít trong các trường hợp đặc biệt)
Đang viết thì mấy ông bạn chim lại alo mời đi “hầu chiếu” (uống rượu) nên đành tạm dừng ở đây dịp khác lại viết tiếp nhé... chúc cả nhà thứ 7 vui vẻ
1. Tập quán cơ bản của chim Họa mi rừng.
- Ở trong rừng, Họa mi thường sống theo từng cặp, mỗi cặp sẽ thống lĩnh 1 vùng (thường gọi là thung). Khi có cặp chim lạ đi kiếm ăn vô tình lạc vào địa phận của mình thì ắt sẽ xảy ra 1 cuộc chiến gay gắt với quy luật “thắng ở lại – thua ra đi”. Trong trường hợp này, chim chủ nhà bao giờ cũng chiến đấu nhiệt tình hơn vì động cơ của nó là “bảo vệ tổ ấm gia đình” rất có thể lúc đó các con của nó vẫn còn nhỏ đang nằm trong tổ, chưa thể rời đi đâu được. Trên thực tế trước đây khi còn hay đi bẫy chim trên rừng, đã có lần tôi gặp trường hợp hai chú mi trống đánh nhau say đòn đến mức quấn vào nhau lăn lông lốc trên vách đá núi.
- Sang xuân ấm áp chim bắt đầu căng lửa, tháng 3 âm chúng bắt đầu xây tổ, chim mi thường làm tổ ở những bụi cây lúp xúp gần mặt đất. khoảng tháng tư âm chúng bắt đầu sinh sản. Họa mi thường đẻ 3 trứng màu xanh và nở 3 con. Họa mi thường nuôi con cho đến khi trưởng thành, biết hót, biết chọi và có đủ bản lĩnh cần thiết. Khi đó đàn con lại trở thành kẻ thù của chính bố mẹ mình và bị chim bố đánh đuổi đi nơi khác để lập nghiệp.
2- Khi Mi mộc bị bắt về nhà.
Ở quê tôi, bà con thường bẫy chim bằng lồng sập và thòng lọng làm bằng lông đuôi ngựa. Thường thì những thợ bẫy không bao giờ nuôi được những con chim mộc do chính mình bẫy được, bởi vì: Trước khi sập bẫy nó đã trải qua 1 cuộc đấu hót và đấu chọi lốc liệt với con chim mồi và khi về nhà nó phải sống trong cảnh hoảng loạn, vừa sợ người vừa bị đối thủ cũ thường xuyên dọa nạt, hễ cứ hé miệng là bị đè ngay. Chính vì vậy nó chỉ có thể nổi lên khi được chuyển đi nuôi ở nơi khác hoặc chủ chim bán con mồi đi nơi khác. (lý luận này vẫn có ngoại lệ nhưng chỉ rất ít trong các trường hợp đặc biệt)
Đang viết thì mấy ông bạn chim lại alo mời đi “hầu chiếu” (uống rượu) nên đành tạm dừng ở đây dịp khác lại viết tiếp nhé... chúc cả nhà thứ 7 vui vẻ
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads
mi mộc
bởi phamvansang,
Latest Threads
mi mộc
bởi phamvansang,