Những dòng người chen chúc đổ về các đền chùa, miếu mạo trong dịp đầu năm, cùng với đó là cảnh hỗn loạn, khói hương, vàng mã nghi ngút, rác rưởi tràn ngập nhiều di tích.
Cảnh quá tải vào đầu xuân tại một di tích. Ảnh: ZING
Nhiều đền chùa, nơi thờ tự trở nên quá tải bởi lượng người đến vãn cảnh, thắp hương, cầu tài cầu lộc vào đầu xuân tăng đột biến. Những bãi giữ xe chật ních, nhiều nơi tự ý tăng phí giữ xe vô tội vạ.
Bên trong, là cảnh hương khói, vàng mã đốt cháy ngùn ngụt, người khấn vái nối đuôi nhau. Những người ăn xin, viết sớ, khấn vái thuê cũng vào mùa làm ăn. Tại nhiều di tích, tiền lẻ được rắc, nhét tràn lan mặc dù đã có rất nhiều hòm công đức và đã có bộ phận tiếp nhận.
Trên nhiều ban thờ, ngập tràn các đồ lễ như hương hoa, kẹo bánh, xôi gà… Không hiểu thánh thần có đủ “ba đầu sáu tay” để vừa thụ lộc, vừa lắng nghe những lời khẩn cầu, và ban phúc cho những “con nhang đệ tử”?
Cùng với tình trạng lượng người dồn đến quá đông tại các di tích tâm linh là nhiều biểu hiện phản cảm như ăn mặc hở hang, rải tiền lẻ khắp nơi, dùng tiền chà vào một số hiện vật, bẻ cây, xả rác tùy tiện trong khu di tích, tình trạng chặt chém, bói toán, công khai bày bán thịt thú rừng… Thậm chí đã có những vụ tai nạn gây thương tích do chen lấn.
Trước hiện tượng nói trên, những người lạc quan cho rằng người Việt có đời sống tâm linh phong phú và sâu sắc, ngày xuân đi chùa đền vãn cảnh, cầu quốc thái dân an, cầu phúc, cầu tài lộc… đã trở thành nét phong tục truyền thống. Tiền lẻ, hay tiền mua vàng mã, cũng là góp phần tôn tạo di tích, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tượng nói trên cho thấy nhiều biểu hiện thiếu lành mạnh trong tư duy, ứng xử của một bộ phận không nhỏ người Việt. Đầu năm họ đi đền chùa với tâm lý cầu xin sự phù hộ, che chở của các thế lực siêu nhiên. Nhiều người có hành vi tiêu cực, phạm pháp lại tỏ ra rất mê tín, công đức nhiều đền chùa. Người đến di tích tâm linh cầu quốc thái dân an thì ít, chủ yếu cầu tài lộc, mua may bán đắt. Nhiều người “mặc cả” với thánh thần, hứa sẽ “hậu tạ” nếu được phù hộ cho việc làm ăn…
Những hành vi phản cảm nơi di tích đã đi ngược lại với nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc, làm suy giảm giá trị di tích. Nhiều nơi, tiền công đức đã không được sử dụng đúng mục đích, buông lỏng quản lý, chi tiêu tùy tiện.
Nhiều người chăm đi lễ bái đền chùa, nhưng không hiểu triết lý sâu xa của cha ông: “Tu đâu lại bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”, và “Cứu một người phúc đẳng hà sa”, nghĩa là việc cầu cúng không có giá trị nếu không gắn liền với thực hành đạo đức, bằng những việc làm hiếu nghĩa, nhân ái trong đời thường.
HẢI ĐĂNG
Cảnh quá tải vào đầu xuân tại một di tích. Ảnh: ZING
Nhiều đền chùa, nơi thờ tự trở nên quá tải bởi lượng người đến vãn cảnh, thắp hương, cầu tài cầu lộc vào đầu xuân tăng đột biến. Những bãi giữ xe chật ních, nhiều nơi tự ý tăng phí giữ xe vô tội vạ.
Bên trong, là cảnh hương khói, vàng mã đốt cháy ngùn ngụt, người khấn vái nối đuôi nhau. Những người ăn xin, viết sớ, khấn vái thuê cũng vào mùa làm ăn. Tại nhiều di tích, tiền lẻ được rắc, nhét tràn lan mặc dù đã có rất nhiều hòm công đức và đã có bộ phận tiếp nhận.
Trên nhiều ban thờ, ngập tràn các đồ lễ như hương hoa, kẹo bánh, xôi gà… Không hiểu thánh thần có đủ “ba đầu sáu tay” để vừa thụ lộc, vừa lắng nghe những lời khẩn cầu, và ban phúc cho những “con nhang đệ tử”?
Cùng với tình trạng lượng người dồn đến quá đông tại các di tích tâm linh là nhiều biểu hiện phản cảm như ăn mặc hở hang, rải tiền lẻ khắp nơi, dùng tiền chà vào một số hiện vật, bẻ cây, xả rác tùy tiện trong khu di tích, tình trạng chặt chém, bói toán, công khai bày bán thịt thú rừng… Thậm chí đã có những vụ tai nạn gây thương tích do chen lấn.
Trước hiện tượng nói trên, những người lạc quan cho rằng người Việt có đời sống tâm linh phong phú và sâu sắc, ngày xuân đi chùa đền vãn cảnh, cầu quốc thái dân an, cầu phúc, cầu tài lộc… đã trở thành nét phong tục truyền thống. Tiền lẻ, hay tiền mua vàng mã, cũng là góp phần tôn tạo di tích, tạo công ăn việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tượng nói trên cho thấy nhiều biểu hiện thiếu lành mạnh trong tư duy, ứng xử của một bộ phận không nhỏ người Việt. Đầu năm họ đi đền chùa với tâm lý cầu xin sự phù hộ, che chở của các thế lực siêu nhiên. Nhiều người có hành vi tiêu cực, phạm pháp lại tỏ ra rất mê tín, công đức nhiều đền chùa. Người đến di tích tâm linh cầu quốc thái dân an thì ít, chủ yếu cầu tài lộc, mua may bán đắt. Nhiều người “mặc cả” với thánh thần, hứa sẽ “hậu tạ” nếu được phù hộ cho việc làm ăn…
Những hành vi phản cảm nơi di tích đã đi ngược lại với nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc, làm suy giảm giá trị di tích. Nhiều nơi, tiền công đức đã không được sử dụng đúng mục đích, buông lỏng quản lý, chi tiêu tùy tiện.
Nhiều người chăm đi lễ bái đền chùa, nhưng không hiểu triết lý sâu xa của cha ông: “Tu đâu lại bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”, và “Cứu một người phúc đẳng hà sa”, nghĩa là việc cầu cúng không có giá trị nếu không gắn liền với thực hành đạo đức, bằng những việc làm hiếu nghĩa, nhân ái trong đời thường.
HẢI ĐĂNG