hoanganhvina9
Thành Viên
- Tham gia
- 26 Tháng bảy 2011
- Bài viết
- 38
- Điểm tương tác
- 2
- Điểm
- 18
Phát hiện chim chào mào nói được tiếng người
Viettinnhanh - Lâu nay, bắt chước và nói lại được tiếng người thường chỉ có các loài chim như sáo, vẹt, yểng, khướu. Tuy nhiên, tại Thiệu Hóa - Thanh Hóa, có một hiện tượng kỳ lạ khiến nhiều người ngạc nhiên đó là chim chào mào nhưng lại có thể nhại lại... tiếng người.
Thanh Hóa: Phát hiện một loài rắn lạ
Chú chim chào mào nói trên đang thuộc sở hữu của anh Vũ Văn Tuyển, 34 tuổi, trú tại thôn Minh Châu, xã Thiệu Châu (Thiệu Hóa, Thanh Hóa).
Anh Tuyển cho biết, anh đã nuôi chú chim chào mào này được khoảng nửa năm nay. Trước đó, trong lúc trèo hái cau anh đã phát hiện một tổ chim chào mào trên cây cau, trong tổ chỉ có duy nhất một chú chim non. "Đây là điều khá đặc biệt, bởi theo tôi được biết thì mỗi tổ chim chào mào thường phải có từ 2 đến 4 con, thậm chí có cả 6 con" - anh Tuyển cho biết.
Chú chim chào mào của anh Tuyển. (Ảnh: D.Tuyên).
Sau đó, anh Tuyển đã đem chú chim này về nhà nuôi. Anh phát hiện ra chú chim chào mào học nói được tiếng người khoảng gần hai tháng trở lại đây. Anh Tuyển cho biết: "Lúc đầu mọi người trong nhà thường nghe những tiếng kêu, tiếng gọi và tiếng chào khách. Tưởng có ai vào nhà, nhưng đến khi ra nhìn thì chẳng thấy ai. Một lần thì không sao, nhưng nhiều lần như thế thì khiến mọi người từ ngạc nhiên đến phát hoảng".
Chưa hết, anh Tuyển còn cho biết thêm, vì lo sợ và lại mắc bệnh mê tín nên vợ anh còn mời cả thầy cúng về nhà để làm lễ cầu giải hạn cho cả nhà. Nhưng dù đã mời thầy về làm lễ giải hạn đã làm rồi nhưng mấy hôm sau đó vẫn nghe thấy tiếng người nói, và với tần suất ngày càng nhiều. Cho đến một lần anh đang ngồi ở trước hiên nhà hút thuốc thì nghe thấy tiếng người nói phát ra, anh chú ý thì phát hiện ra là từ phía đầu hồi, nơi có treo chiếc lồng chim, và chú chào mào đang rướn dài cổ ra kêu với các tiếng như: "Có khách", "Cơm đâu", "Gạo đâu", "Tiền đâu", "Mời bác",...
Tin nhà anh Tuyển có chim chào mào nói được tiếng người đã thu hút được sự chú ý của nhiều người. Nhiều người dân quanh đấy đã tò mò đến xem. (Ảnh: D.Tuyên).
Được biết, mới đây một đại gia có tiếng trong làng chơi chim ở Hà Nội sau khi biết tin đã đánh xe con vào tận nơi để mục sở thị. Sau khi đã tận mắt chứng kiến, vị đại gia đã đề nghị anh Tuyển bán lại với mức giá 10 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Tuyển cho biết anh để nuôi chứ không có ý bán đi.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Thượng Dương (Đống Đa, Hà Nội), một trong những người có tiếng sành sỏi về chơi chim của Hà Nội cho biết: "Ở Việt Nam, nói đến chim nói, người ta nghĩ ngay đến nhồng, cưỡng, sáo, yểng, vẹt, khướu,... nhưng thực ra còn một số loài chim có thể nói rất tốt tuy tiếng hơi nhỏ. Ví dụ một chú yến phụng nuôi từ 1 - 2 tháng tuổi, được chăm sóc tốt và kiên nhẫn dạy nói (như dạy các loài khác) có thể ghi nhớ được 10 - 15 từ, đây là một vốn từ không nhỏ so với một chú chim nhỏ như vậy".
* Tiến sĩ – nhà sinh vật học nổi tiếng người Nga Lukina, người đã có hơn 30 năm chuyên nghiên cứu về Canary (yến hót), trong một công trình nghiên cứu đã từng viết về trường hợp một chú yến hót trong bộ sưu tập của bà có thể nói được 8 từ , biết gọi tên chủ, biết gọi tên mình, biết kêu đói khi thấy bà mang thức ăn đến cho. Mặc dù phải công nhận là tiếng nói của chú ta nhỏ và phát âm không trọn vẹn, rõ ràng, nhưng không thể lầm lẫn với tiếng hót hay tiếng kêu thông thường, bởi chúng phát ra dưới dạng phản xạ có điều kiện: gọi tên chủ khi thấy chủ, kêu đói khi thấy thức ăn mang tới...
Tuấn Linh
Viettinnhanh - Lâu nay, bắt chước và nói lại được tiếng người thường chỉ có các loài chim như sáo, vẹt, yểng, khướu. Tuy nhiên, tại Thiệu Hóa - Thanh Hóa, có một hiện tượng kỳ lạ khiến nhiều người ngạc nhiên đó là chim chào mào nhưng lại có thể nhại lại... tiếng người.
Thanh Hóa: Phát hiện một loài rắn lạ
Chú chim chào mào nói trên đang thuộc sở hữu của anh Vũ Văn Tuyển, 34 tuổi, trú tại thôn Minh Châu, xã Thiệu Châu (Thiệu Hóa, Thanh Hóa).
Anh Tuyển cho biết, anh đã nuôi chú chim chào mào này được khoảng nửa năm nay. Trước đó, trong lúc trèo hái cau anh đã phát hiện một tổ chim chào mào trên cây cau, trong tổ chỉ có duy nhất một chú chim non. "Đây là điều khá đặc biệt, bởi theo tôi được biết thì mỗi tổ chim chào mào thường phải có từ 2 đến 4 con, thậm chí có cả 6 con" - anh Tuyển cho biết.
Chú chim chào mào của anh Tuyển. (Ảnh: D.Tuyên).
Sau đó, anh Tuyển đã đem chú chim này về nhà nuôi. Anh phát hiện ra chú chim chào mào học nói được tiếng người khoảng gần hai tháng trở lại đây. Anh Tuyển cho biết: "Lúc đầu mọi người trong nhà thường nghe những tiếng kêu, tiếng gọi và tiếng chào khách. Tưởng có ai vào nhà, nhưng đến khi ra nhìn thì chẳng thấy ai. Một lần thì không sao, nhưng nhiều lần như thế thì khiến mọi người từ ngạc nhiên đến phát hoảng".
Chưa hết, anh Tuyển còn cho biết thêm, vì lo sợ và lại mắc bệnh mê tín nên vợ anh còn mời cả thầy cúng về nhà để làm lễ cầu giải hạn cho cả nhà. Nhưng dù đã mời thầy về làm lễ giải hạn đã làm rồi nhưng mấy hôm sau đó vẫn nghe thấy tiếng người nói, và với tần suất ngày càng nhiều. Cho đến một lần anh đang ngồi ở trước hiên nhà hút thuốc thì nghe thấy tiếng người nói phát ra, anh chú ý thì phát hiện ra là từ phía đầu hồi, nơi có treo chiếc lồng chim, và chú chào mào đang rướn dài cổ ra kêu với các tiếng như: "Có khách", "Cơm đâu", "Gạo đâu", "Tiền đâu", "Mời bác",...
Tin nhà anh Tuyển có chim chào mào nói được tiếng người đã thu hút được sự chú ý của nhiều người. Nhiều người dân quanh đấy đã tò mò đến xem. (Ảnh: D.Tuyên).
Được biết, mới đây một đại gia có tiếng trong làng chơi chim ở Hà Nội sau khi biết tin đã đánh xe con vào tận nơi để mục sở thị. Sau khi đã tận mắt chứng kiến, vị đại gia đã đề nghị anh Tuyển bán lại với mức giá 10 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Tuyển cho biết anh để nuôi chứ không có ý bán đi.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Thượng Dương (Đống Đa, Hà Nội), một trong những người có tiếng sành sỏi về chơi chim của Hà Nội cho biết: "Ở Việt Nam, nói đến chim nói, người ta nghĩ ngay đến nhồng, cưỡng, sáo, yểng, vẹt, khướu,... nhưng thực ra còn một số loài chim có thể nói rất tốt tuy tiếng hơi nhỏ. Ví dụ một chú yến phụng nuôi từ 1 - 2 tháng tuổi, được chăm sóc tốt và kiên nhẫn dạy nói (như dạy các loài khác) có thể ghi nhớ được 10 - 15 từ, đây là một vốn từ không nhỏ so với một chú chim nhỏ như vậy".
* Tiến sĩ – nhà sinh vật học nổi tiếng người Nga Lukina, người đã có hơn 30 năm chuyên nghiên cứu về Canary (yến hót), trong một công trình nghiên cứu đã từng viết về trường hợp một chú yến hót trong bộ sưu tập của bà có thể nói được 8 từ , biết gọi tên chủ, biết gọi tên mình, biết kêu đói khi thấy bà mang thức ăn đến cho. Mặc dù phải công nhận là tiếng nói của chú ta nhỏ và phát âm không trọn vẹn, rõ ràng, nhưng không thể lầm lẫn với tiếng hót hay tiếng kêu thông thường, bởi chúng phát ra dưới dạng phản xạ có điều kiện: gọi tên chủ khi thấy chủ, kêu đói khi thấy thức ăn mang tới...
Tuấn Linh
Relate Threads
Latest Threads