Chào mào bị tiêu chảy – Nguyên nhân và cách trị

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,241
Điểm tương tác
1,955
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Đối với người nuôi chim chào mào thì bệnh tiêu chảy là một trong những bệnh khó chịu nhất, nó làm cho con chim ủ rủ, không căng và dẫn đến hiện tượng xù lông, chim yếu, bỏ ăn lâu ngày dễ dẫn đến chết chim. Nhìn chung thì bệnh tiêu chảy ở chào mào cũng không đáng ngại lắm nếu như phát hiện và trị sớm thì chim sẻ mau khỏe thôi. Nhưng cũng có nhiều trường hợp chim trị phát là hết ngay, nhiều con trị hoài nhưng không hết. Cái này phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng con một. Sau nhiều lần trị cho nhiều con thì hôm nay mình xin chia sẻ một ít kinh nghiệm để anh em không còn phải lo lắng vấn đề này nữa.
1: Dấu hiệu nhân biết chim bị tiêu chảy.
Cái này rất dễ nhận biết nếu anh em để ý một chút sẻ thấy những con bị bệnh thường đi phân nát, phân chim loãng, nhiều nước. Trường hợp chim bị bệnh lâu thì nó sẻ ăn rất ít và bỏ ăn, chim không bay nhảy nhiều và lâu dần chim sẻ kiệt sức mà chết.

2: Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chào mào bị tiêu chảy, muốn chữa trị hiệu quả và dứt điểm thì anh em cần tìm hiểu rỏ làm sao mà chịm bị như vậy thì sẻ chữa tốt hơn. Nhưng bệnh tiêu chảy thường có một số nguyên nhân chính như sau:

  • Do ăn trái cây có chất kích thích và bảo quản
  • Do lồng và cóng thức ăn nước uống mất vệ sinh
  • Do thay đổi cám đột ngột, cám có quá nhiều chất bổ dưỡng
  • Do di chuyển xa ví dụ như từ Đà Nẵng ra Hà Nội hay vào Sài Gòn
3: Cách trị chim chào mào bị tiêu chảy
Cách 1: Cách này mình vẫn thường hay áp dụng cho dàn chim ở nhà và kết quả rất khả quan. Đó chính là sử dụng quả dứa, đây cũng là một trong những loại trái cây yêu thích của chào mào, các bạn ra chợ tìm mua 1 quả dứa chưa gọt vỏ nhé. Phải tìm chổ bán uy tin vì hiện nay có trường hợp trái cây được xịt thuốc bảo quản rất nhiều. Tốt nhất là mua của những người ở quê mang ra, dứa quê thường nhỏ quả, sần sùi nhìn trông rất xâu xí. Mua về gọt vỏ rồi cắt một lát vừa đủ để chim ăn hết ngày. Làm liên tục vậy trong khoảng 2-3 ngày nhé. Nên nhớ trong quá trình cho ăn dứa thì rút hết cám ra chỉ cho ăn mổi dứa thôi. Sang ngày thứ 2-3 vẫn tiếp tục cho ăn dứa nhưng lại cho 1 ít cám vào để dạ dày chim quen dần. Mục đích của việc rút cám ra và cho ăn dứa dài ngày là để trị dứt điểm. Anh em chịu khó 1 xíu nhưng kết quả mang lại rất khả quan. Mình có viết 1 bài Chào mào ăn quả thơm, dứa có tốt không? các bạn xem lại nhé.

qua-dua.jpg


Cách 2: Cho chim ăn quả hồng xiêm hay còn gọi là xa pô chê. Hồng xiêm cung cấp phong phú tannin và polyphenolic – các chất có lợi cho đường tiêu hóa của chào mào. Hồng xiêm sẽ giúp loại bỏ các chất thải từ dạ dày, làm sạch dạ dày, giảm tiêu chảy. Các khoáng chất dồi dào trong loại quả này cũng giúp cho việc hình thành các enzyme cần thiết trong dạ dày, từ đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và giữ cho đường tiêu hóa luôn sạch sẽ.

hong-xiem.jpg


Anh em cũng nên chọn những quả hồng xiêm chất lượng nhé, mua về chẻ đôi quả ra và cho chim ăn, cũng làm liên tục vậy trong khoảng 2-3 ngày nhé. Nên nhớ trong quá trình cho ăn hồng xiêm thì rút hết cám ra chỉ cho ăn mổi dứa thôi. Sang ngày thứ 2-3 vẫn tiếp tục cho ăn hồng xiêm nhưng cho 1 ít cám vào để chim ăn cho quen dần nhé. Đây cũng là một cách trị rất hiệu quả.

Cách 3: Cho chim uống nước chè xanh, nói thật với các bạn là cách này mình chưa hề thử bao giờ nhưng các nghệ nhân kinh nghiệm đi trước mình thấy họ tư vấn là nên sử dụng nước chè xanh này vì hiệu quả của nó cục kỳ cao, và 1 điều thú vị nữa là nghe các nghệ nhân bảo nước chè xanh có khả năng kích dục chim trống.

nuoc-che-xanh.jpg


Trong thành phần hóa học của lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tannin), alkaloid là cafein, theophyllin, theobromin, xanthin, và các vitamin C, B1, B2, B3. Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần làm cho đầu óc thư thái, khỏi chóng mặt xây xẩm, da thịt mát mẻ, bớt mụn nhọt và cầm tả lỵ. Do có cafein và theophyllin, chè xanh được xem là một chất kích thích não, tim và hô hấp, giúp tăng cường sức làm việc của trí óc và của cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim. trong trà xanh có nhiều catechin có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virus cúm. Ngoài ra các flavonol và polyphenol trong chè có tính chất của vitamin P.

Các bạn ra chợ mua 1 bó chè nhỏ về rửa thật sạch rồi đun lên cho sôi và để nguội cho chim uống nhé. Nhớ pha với liều lượng vừa phải để chim được dễ uống hơn nhé vì nước chè có vị chát. Cũng cần nên chú ý là nước chè xanh nếu để qua ngày sẻ bị thiu nhé các bạn cho nên các bạn đun vừa đủ để chim và người uống hết trong ngày thôi. Cách này thì trị đúng với phong cách thiên nhiên lun đấy :).

Cách 4: Trị bằng chuối mốc vừa chín tới, cách này thấy rất nhiều anh em áp dụng và kết quả lại cũng rất khả quan. Bản thân mình thấy rằng trị bằng chuối mốc thì đối với những con chim chào mào bị tiêu chảy nhẹ mà thôi, còn những con bị bệnh nặng thì kết quả đem lại cũng không tốt mấy lắm.

Trong chuối mốc thì hàm lượng kali rất nhiều nó giúp cho tim mạch khỏe mạnh và chống loãng xương. Thành phần chất xơ trong chuối mốc vừa đủ để hổ trợ hệ tiêu hóa, giúp dạ dày của chim dễ thở hơn, khiến cho lượng thức ăn di chuyển trong đường ruột của chim luôn ổn định. Các loại vitamin và khoáng chất có trong chuối mốc cũng rất nhiều như: Vitamin C, Magie, Mangan và Cytoclin, vitamin nhiều nhất trong chuối vẫn là B6, vitamin này giúp cho cơ thể sản sinh máu. Và một điều hay nữa là chuối móc có thể phòng chống được hiện tượng loét dạ dày.

chuoi-moc.jpg


Chuối hay bất kỳ loại trái cây nào cũng vậy, hiện nay đang được các gian thương sử dụng chất bảo quản và giữ tươi rất nhiều nên trong quá trình đi mua các bạn cũng nên chọn người địa chỉ bán tin cậy nhé. Vì nếu như mua đụng phải những loại chuối có thuốc thì không còn là trị bệnh cho chim yêu nữa mà thành hại con chim luôn đấy các bạn.

Trên đây là những phương pháp trị bệnh tiêu chảy cho chim chào mào được các nghệ nhận kinh nghiệm đi trước chia sẻ và hôm nay mình tổng hợp lại cho các bạn tiện theo dõi. Chúc các bạn có được nhiều chim hay và khỏe mạnh nhé
Nguồn: sưu tầm
 
Bên trên