Cách trồng địa lan

Hưng Gà Chọi

Thành Viên Tích Cực
Tham gia
3 Tháng hai 2012
Bài viết
2,448
Điểm tương tác
5
Điểm
38
Địa chỉ
Thường Tín, Hà Nội
Cách trồng những giống địa lan Mini: trồng cây trong các chậu lan Châu Á. Sức sống của của Địa lan Châu Á biểu hiện ở bộ rễ rất dài và khoẻ mạnh.
Chậu trồng mà sâu sẽ thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh. Những chậu vừa sâu vừa rộng giúp cây phát triển nhiều chồi cây, nhưng hoa sẽ ít và yếu. Những chậu sâu và hẹp sẽ thúc đẩy việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà mỗi địa lan Châu Á lại phát triển trong chậu có kích thước nhỏ tương tự. Chậu trồng lan Châu Á đã có sự cải tiến qua thời gian để có thể hoàn toàn cân xứng hài hoà với cây lan.
I. CẤU TẠO CỦA ĐỊA LAN
Cây địa lan Châu Á thường rất khoẻ mạnh. Mỗi sự tăng trưởng là một giả hành mà nó được tách ra từ các của bẹ khác hoặc củ của cây mẹ. Mỗi giả hành đều có một bộ rễ độc lập.
1) Rễ của địa lan
Trái với rễ của cây địa lan lai, rễ của cây địa lan Châu Á rất ít khi phân nhánh và do vậy rễ không đan xen vào nhau. Thân cây mới thường rất ngắn, 2 - 3cm và hẹp 1,5cm. Thân cây đỡ nhiều lá, chúng phân nhánh từ mặt chậu.
Giả hành đóng vai trò là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng chính cung cấp cho cây.
So với các loại lan khác, giả hành của địa lan nhỏ và không thể dự trữ được nhiều nước, vì vậy cần phải tưới nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng (Xem các điều kiện phát triển).
2) Lá của địa lan
Đối với những người sưu tập lan Châu Á thì lá của địa lan gần như quan trọng hơn cả hoa. Lá cây có thể rất dày và dài phụ thuộc vào các loài.
Chẳng hạn, Cym Georengii có thể đến 1cm và dài 15,24cm, trong khi loại Cym Siense có thể đến 4cm và cao đến 45,72cm. Hầu hết lá cây phẳng nhưng một số có hình bầu dục giống như "Tu Er Lan" (Lan tai thỏ).
Một số biến thể khác bao gồm lá cong, vặn và xoắn, nhưng điều quan trọng nhất đối với những người sưu tập lan là đó là những hình thái của biến thể khảm (điểm nhiều đốm màu khác nhau).
Biến thể khảm đã xuất hiện qua quá trình tiến hoá và tiến xa hơn qua quá trình lai tạo. Những biến thể đó có thể được phân loại thành vài loại dựa vào hình mẫu của biến thể và màu sắc.
Nói chung, biến thể khảm được coi là các biến thể mạnh mẽ hơn, được quan tâm hơn và có giá trị hơn.
3) Hoa của địa lan
Hoa của cây địa lan Châu Á thường nhỏ, khi so sánh với hầu hết các loài địa lan khác. Ngồng hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây. Số hoa, hình dáng hoa, hương thơm và thời gian tàn của hoa thay đổi tuỳ từng loài. Trong mỗi loại, các biến thể được đặt tên dựa vào màu sắc của hoa.
Chẳng hạn, trong dòng Sinence, có các biến thể hoa mà hầu như được biến thiên từ màu đen chủ đạo, như sinense "San Chuan", hoa có màu vàng tuyền như loại "Wu Tsu Tsai", màu đỏ như sinense "Ta Ming" và có màu trắng tuyền như sinense "Bai Mo Su". Các loại hoa có thuần 1 màu là có giá trị nhất.
II. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA LAN
Chuyende_2011_3.2.jpg


(Ảnh: Loài lan Cym Ensifolium).
Trong việc trồng địa lan Châu Á, cho dù nó được trồng trong nhà kính, trồng dưới ánh đèn hoặc bên ngoài khí hậu ôn hoà, cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến chất trồng, chậu trồng cây và các điều kiện phát triển.

1) Chậu trồng địa lan châu Á
Nhiều thế kỷ, người trồng lan Châu Á sử dụng các loại chậu đặc biệt để kìm hãm sự phát triển của rễ theo bề rộng, rễ phát triển theo chiều sâu của chậu và duy trì sự thông thoáng. Đó không phải là ngẫu nhiên mà trong mỗi chiếc chậu đặc biệt để trồng các cây địa lan châu á đều có kích thước phù hợp: tỉ lệ giữa đường kính chậu và chiều dài là 1:3. Các loại chậu khác nhau về hoa văn. tất cả chúng được tráng men hoặc không tráng men.
Tại Hàn Quốc, chậu trồng lan truyền thống có hình ống, hẹp ở giữa, miệng loe ra và có các lỗ thông hơi bên cạnh chậu cũng như dưới đáy bình. Tại Trung Quốc, chậu có thể hình vuông hoặc hình ống, có lỗ thoát nước bên cạnh chậu và có đôn để kê chậu lan. Tại Nhật Bản, chậu thường đơn điệu, hình ống với miệng chậu loe và 3 chân.
Hiện nay có các loại chậu bằng nhựa của Đài Loan và Nhật Bản, một số trong chúng có thể tháo lắp được để dễ dàng kiểm tra rễ của địa lan và có các lỗ thông thoáng bên cạnh.
Nên chọn chậu phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được kìm hãm nó. Chậu phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra của bộ rễ. Các loại chậu của Hàn Quốc là thích hợp để trồng Cym Sinence, bởi vì chúng rộng hơn và thông thoáng hơn, trong khí cây Cym Ensifolium trông đẹp hơn khi trồng trong các chậu sáng và nhỏ hơn. Nếu bạn không muốn dùng chậu địa lan Châu Á, nên dùng các chậu nhựa sâu hoặc chậu có thể trồng nhiều cây cùng loại trong một cái bình thường làm cho cây chật rễ.
Khi dùng các chậu gốm sứ mới mua về nên ngâm chúng trong nước vài ngày trước khi trồng cây để ngừa việc đất sét hút ẩm của chất trồng và kìm hãm sự phát triển của cây địa lan. Chậu tráng men cần phải được rửa sạch nhằm loại bỏ các chất bẩn, sáp hoặc chất đóng gói.
2) Chất trồng
Chất trồng truyền thống cần phải có độ thoát nước tốt, có hàm lượng dinh dưỡng cao, chống thối rễ, có độ thông thoáng tốt, và chi phí hợp lý. Để đáp ứng được các mục tiêu này, chất trồng phải là một hỗn hợp. Tiêu chuẩn của chất trồng sử dụng là một hỗn hợp của vỏ thông, than củi và đá.
Chuyende_2011_3.3.jpg

(Ảnh: Địa lan Cym Sinense)

Đá phải chuẩn được rửa sạch, chọn đá nhỏ cỡ sỏi hạt đậu. Khi trọng lượng là mối quan tâm, thì thay thế bằng đá trân châu thô. Đổ hỗn hợp vào trong một cái khay lớn và lắc đều để lựa ra kích cỡ của các hạt chất trồng.
Lót sỏi hạt đậu dưới đáy chậu. Sau đó bắt đầu với hỗn hợp thô bên trên và dùng chất trồng mịn hơn nhồi vào trong chậu. Cách mặt chậu khoảng 2,54cm, nên cho hỗn hợp (đá trân châu, than củi và vỏ thông). Nhiều lúc có thể sử dụng hỗn hợp mảnh, ẩm. Khi trồng dòng Einsifolium, nên dùng chậu gốm hoặc chậu có lỗ thông hơi bên cạnh, sự dụng đến 20% dương xỉ sợi để duy trì độ ẩm.
3) Ánh sáng
Mức độ chiếu sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của địa lan. Thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt và phát triển không bình thường. Nhiều ánh sáng quá mức sẽ làm hư hại lá cây và đặc biệt đối với các loài biến thể, sẽ làm giảm bớt giá trị thưởng thức do ánh sáng làm thay đổi màu sắc của cây.
Trong suốt những tháng mùa hè, nếu trồng cây ở nơi có ánh nắng, cần che bớt ở mức 50-70%. Những loài địa lan xuất xừ từ vùng núi cao hơn như Gorengi và Faberi tỉ lệ che sáng cần phải cao hơn.
Trong suốt mùa đông, độ che sáng cần ở mức 20-50%. Bởi trong môi trường có độ che phủ này, cây địa lan Châu Á sẽ là ứng viên xuất sắc để phát triển dưới ánh sáng tán xạ, khó khăn duy nhất là vấn đề duy trì độ ẩm cao.
Một số ví dụ tốt nhất về Cym Sinence được tìm thấy trong văn phòng nhà máy đóng chai nước tại Trung Quốc. Tại đây, cây địa lan Châu Á được đặt dưới dãy đèn chiếu sáng khoảng 1,2 - 1,5 mét và nơi được chiếu sáng 12-16 giờ mỗi ngày. Sự kết hợp của độ ẩm cao, thời gian chiếu sáng dài và gió thổi nhẹ là một môi trường hết sức lý tưởng.
4) Nhiệt độ
Nói chung, nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của Địa lan là 20-30 độ C. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C. Tuy nhiên, các loại khác sẽ phát triển lý tưởng ở các mức nhiệt độ khác.
Chẳng hạn, dòng Faberi và Gorengi tìm thấy trong tự nhiên ở những vùng cao có mức nhiệt độ là 15-25 độ C, và chúng có thể chống chịu được nhiệt độ mùa đông băng giá. Nhiệt độ mùa hè quá 30 độ C sẽ kìm hãm sự phát triển và khả năng ra hoa của chúng.
Mặt khác, dòng Sinence được tìm thấy ở những vùng thấp hơn, không thể chống chịu lại được điều kiện nhiệt độ xuống thấp quá 5 độ C, làm kìm hãm sự phát triển, nhưng có thể chiụi đựng được nền nhiệt độ cao vào mùa hè (trên 30 độ C) miễn là đảm bảo được độ ẩm cao để hỗ trợ.
Sự kìm hãm tăng trưởng gây ra bởi nhiệt độ mùa hè cao được biểu hiện ở những mầm cây cằn cỗi không ra hoa trong mùa tiếp theo. Khi sống trong khí hậu có nền nhiệt độ mùa hè có thể lên đến 30 độ C cần phải tăng độ thông thoáng và sử dụng hệ thống phun sương tự động hoặc hơi mát để gia tăng độ ẩm và giữ cho nhiệt độ giảm xuống.
5) Độ ẩm
Có 2 thời kỳ phân biệt rõ ràng cho cả hai việc tưới nwocs và kiểm soát độ ẩm. Suốt những tháng nghỉ đông, từ tháng 10 đến tháng 3, độ ẩm cần được kiểm soát ở mức 40-60%.
Trong suốt thời kỳ tăng trưởng, giữa tháng Tư đến tháng 9, độ ẩm cẩn phải được duy trì trên 80% kết hợp với duy trì sự lưu thông không khí. Người trồng cây trong nhà cần phải nâng độ ẩm bằng cách sử dụng các khay nước đặt dưới đáy chậu cây.
Những chiếc khay này cần phải được nhồi đầy sỏi nhẹ để giữ cho nước không chạm vào rễ cây trong khi tạo ra tiểu vùng khí hậu cho cây. Người trồng cây ngoài trời, sử dụng mái che thuận tiện cho việc che sáng có thể kết hợp tưới buổi sáng với phun sương ẩm suốt cả ngày để gia tăng độ ẩm xung quanh cây. Khi sử dụng cách này cần lưu ý trong suốt thời kỳ cây lên mầm mới. Nước có thể đọng tại mầm cây và đó là nguyên nhân thối mầm. Việc đó sẽ giết chết mầm cây.
6) Sự thông thoáng
Tất cả các loài Địa lan Châu Á đều ưa sự thông thoáng. Kém thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng chóng hoai mục.
Quạt gió, quạt công nghiệp và quạt thông hơi mức cao đều có thể được sử dụng.
Tại nhà kính, nên có vài dãy kệ để cây. Các giá để có lỗ, các chậu địa lan được đặt trong các lỗ đó. Sự sắp xếp này để gia tăng sự thông thoáng cho cây.
Nên cho quạt chạy liên tục để gia tăng sự lưu thông không khí. Quạt thông hơi và mái thông hơi tự động góp phần vào việc kiểm soát nhiệt độ. Nếu nhà kính nóng quá, các quạt thông gió sẽ hút gió ra ngoài để làm mát nhà kính. Nên sử dụng 2 hệ thống phun sương, một được dùng để kiểm soát độ ẩm, cái còn lại hoạt động tự động cùng với quạt thông gió để làm mát, và để bù đắp lại lượng hơi ẩm đã mất đi do quạt thông gió.
7) Chế phẩm hữu cơ sinh học KH cứu được bệnh thối rễ ở địa lan
Những ngày qua, các chủ vườn lan ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) phải đối mặt với bệnh thối nhũn rễ địa lan làm mất trắng hàng trăm triệu đồng tiền giống. Theo các chủ vườn lan, nguyên nhân gây ra bệnh này là do trời mưa nhiều, ẩm ướt nên các củ giống không chịu nổi. Tình trạng lây lan bệnh rất nhanh do căn bệnh này từ trước đến nay chưa có thuốc trị.
Chuyende_2011_3.4.jpg
(Theo web của Sở KHCN TP. Đà Nẵng)
 
Bên trên