Ðề: Cách Thuần Chào Mào
dạ em kiếm đươc cái nè đọc cũng hay.các bác xem đi.em cũng đang ứng dụng:
thuần
một chú chim trời mới đưa về, chúng ta đã có nhiều biện pháp để chim quen dần dần với cuộc sống mới.
Đã có rất nhiều bài viết về các cách thuần
chim cho mau dạn rất hay, áp dụng rất hiệu quả.
Nhưng............ có một vấn đề nan giải thường không tránh được: chỉ sau một thời gian nuôi nhốt để thuần, thì chim đã bị trầy xước đầu mỏ, gãy lông đuôi, dập lông cánh, lông lá xơ xác.
Những chú chim nhát, hoặc chim già trời, hoặc giống chim dữ lâu thuần như Họa mi.... thì tình hình suy sụp hình thức và sức khỏe càng nặng nề hơn.
Nhiều chú chim trời khi mới bẫy được trông thật đẹp đẽ, oai vệ. Vậy mà mới nhốt vài ngày, thì đầu và mỏ bị tróc da lông, máu mê đầm đìa, trông thật thảm hại. Cũng đã có những chú chim phải lìa đời vì những tai nạn xảy ra trong quá trình nuôi thuần dưỡng ban đầu.
Hu.................. Hu.......................
“những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.............
Đĩabay tui lòng vẫn không khỏi áy náy vì thương xót cho những chú chim mới về ở cùng chúng ta. Băn khoăn không biết có cách nào giảm nhẹ được những tổn thất về sức khỏe và hình thức cho những chú chim này không.
Có những lúc, Đĩabay tui ngồi hàng giờ để quan sát tập tính, phản xạ của các chú chim bổi
trong lồng, rồi làm các thí nghiệm quan trắc, thì cũng dần sáng ra nhiều vấn đề, mà sự suy luận của con người nhiều khi không đạt tới kết quả.
Một điều mâu thuẫn không thể tránh khỏi: để chim mau thuần, ta thường cố gắng để chim tiếp cận gần người thì thời gian thuần càng nhanh. Nhưng ngược lại, càng sớm đưa gần người, thì chim càng hay tông rúc lồng mạnh hơn. Hậu quả là đầu, mỏ bị nhiều thương tích, lông lá sớm bị xơ xác, gãy hỏng, sức khỏe của chim cũng vì vậy mà bị giảm sút nghiêm trọng.
Quan sát những chú chim bổi
bắt đầu thuần dưỡng, chúng ta thấy các vết thương phổ biến và nguyên nhân, thường là:
- Tróc lông da ở cuối mỏ và phần đầu gần mỏ: do rúc tông vào khe nan lồng hoặc ở nóc lồng gây nên...
- Sứt lông da trên đỉnh đầu: do giật mình nhảy ngược lên cao, va đầu vào nóc lồng....
- Gãy lông đuôi, lông cánh: do bám thành lồng, chim dùng lông đuôi, lông cánh ép vào thành lồng, và do va kẹt lông vào các nan lồng....
- Gãy móng, què chân: do móc mắc móng vào khe lồng, hoặc sợi vải áo lồng....
Như vậy, với đa số các loài chim, thì kích thước lồng thuần và các biện pháp ngăn chặn hiểm họa cho chim có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giữ cho chim vẫn khỏe đẹp khi ép thuần nhanh.
<------ Bổ sung bài viết ------->
1- Chọn kích thước lồng thuần ép:
Khi chim bổi
mới nhốt, do hoảng sợ và tìm cách thoát thân, nên chúng thường nhảy, lao rúc ra liên tục. Nếu lồng càng rộng, thì cường độ hoạt động của chim càng lớn, tổn hao năng lượng càng nhiều. Trong lúc đó chim lại ăn được ít, một phần do sợ sệt, một phần do lạ thức ăn. Do đó càng hao chim nhanh.
Nhưng nếu lồng có kích thước quá nhỏ, thì tần xuất va chạm cơ thể, lông đuôi - cánh của chim càng lớn, càng dễ hỏng lông, cánh. (Trừ trường hợp cắt lông đuôi như Cu gáy...)
Qua quan sát thực tế, mình thấy rằng kích thước ngang của lồng nên chọn là vừa đủ cho sải cánh chim, hoặc hơn gấp đôi chiều dài từ chân ở cầu đậu đến quá chót lông đuôi (
sẽ gọi tắt là Mcđ) một chút.
Ví dụ như với chào mào
, thì kích thước ngang của lồng thuần ép rộng khoảng 30 - 35 cm là được.
Chiều cao từ sàn tới cầu không nên cao quá, vì bổi
hay nhảy sa xuống sàn, chỉ nên đủ cho lông đuôi không chạm xuống sàn là được, vừa tránh bị dính phân vào lông đuôi.
Chiều cao từ cầu lên tới nóc (trần) là vấn đề cần quan tâm, vì xu hướng của bổi
là nhảy chéo lên, vì vậy nếu thấy vướng trên đầu, nó sẽ ít nhảy lên hơn. Chiều cao này nên chọn cao hơn đầu chim thường đứng độ 5 - 7 cm là đủ.
Các lồng thông thường có chiều cao dư thừa, bạn sẽ làm một tấm trần để hạn chế chiều cao xuống theo ý mình cũng được. ( xem cụ thể ở phần tiếp theo)
Bạn có thể dùng các loại lồng hình hộp như lồng tắm để làm lồng thuần ép cũng thuận lợi. (Làm thêm khay hứng phân ở dưới)
Các lồng nhốt chim bổi này nên dùng loại có song ở sàn, cách khay hứng phân một khoảng, vì chim bổi hay nhảy sa xuống sàn, dễ đạp vào phân, và bị dính vào lông đuôi, cánh. Nếu song đáy quá thưa, bạn có thể buộc thêm song ngang, hoặc lót thêm lưới để chim dễ đứng hơn.
Tùy tình hình thực tế sẵn có, chúng ta có thể tận dụng các lồng cũ phù hợp, thưng ngăn thêm để đạt được như ý mà dùng.
2- Thưng lót lồng để giữ chim bổi khỏe đẹp:
Dù có cố gắng nhẹ nhàng, khéo léo đến đâu. Dù có trùm áo lồng để nơi yên tĩnh.... nhưng thường chim bổi vẫn bị tróc lông da phần mỏ, xơ xác hoặc gãy các lông ống ở đuôi và cánh, nếu không có những biện pháp tích cực hơn.
Cái gì gây ra những thiệt hại này ? He............... chỉ tại mấy cái nan lồng
Khi chim rúc tông tìm đường thoát, thì mấy cái nan lồng đã cạo vào đầu, mỏ, làm tróc lông da.
Khi chim bám vào nan lồng, phải lấy đuôi và cánh ra tỳ vào nan lồng để giữ yên vị trí, thì mấy cái nan lồng đã xé bẻ lông ống ra.
Khi chim nhảy loạn, lông đuôi quệt vào các nan lồng như chơi cỏ chọi gà, nên lông đuôi càng gãy nhanh.
Vậy thì chúng ta cần tìm cách để chim không rúc vào khe nan lồng được, không bám vào nan lồng được. Đây là vấn đề chủ chốt của cách thưng lồng này.
Với loại vật liệu phổ biến, ở đâu cũng có thể tìm được, giá rẻ, việc gia công phải dễ dàng, để mọi người cùng làm được. Chúng ta bắt đầu làm nhé:
Bạn mua các tấm Mica làm bìa sách ở các cửa hàng Fotocoppy, thường kích thước là A4 hoặc là to gấp đôi. Loại này mềm, dễ uốn lượn để cho qua cửa chuồng chim, dễ chọc thủng để buộc dính vào thành lồng, và.................. cũng êm khi chim húc vào .
Hoặc bạn lấy các túi cặp đựng vở tháo ra thành tấm cũng được, túi này thường được in một số họa tiết, kẻ ô vuông....
Tùy theo kích thước lồng bạn muốn thưng mà lựa chiều ghép buộc Mica. Mỗi tấm chỉ cần buộc vài mối cho dính vào thành lồng là xong. Bạn có thể chỉ lót Mica ở 2-3 mặt, còn lại thì lấy bìa che bớt lại cũng được.
Khi chim nhảy bám thành lồng nhiều lần không được, nó sẽ thôi. Và tất nhiên là không bị tróc mỏ, đầu, không bị gãy lông cánh nữa. Sau này thuần rồi, khi đã bỏ Mica, nó vẫn còn phản xạ đó, ít khi nhảy bám nan lồng nữa.
Để hạn chế chim bị rơi từ trên cao xuống khi nhảy bám lồng, bạn nên làm cái trần bằng bìa hoặc vải căng, chiều cao nên làm như mình đã nói ở bài trên.
Tuy việc này rất đơn giản, nhưng mình cũng khuyến cáo các bạn nên chú ý những việc sau:
- Nên buộc các mối ngắn, thít sát vào Mica, nên có chiều đứng, không nên có chiều ngang để chim bám móc móng vào.
- Không để khe hở trên nóc lồng, vì chim rất tinh, dễ nhảy lên móc chân vào đó. Kinh nghiệm của mình là làm trần bìa thụt thấp vào trong ống Mica thì hay nhất.
- Thưng quây Mica chồng khít, không có chổ cho chim bám được, chỉ để hở càng ít càng tốt, nhất là phía trên của lồng. Chỉ đề hở chổ cửa chuồng và chổ cho cóng thức ăn, nước uống. Vừa tiện việc chăm sóc, vừa là nơi thông khí.
- Nếu lồng có tấm nan đáy, thì các bạn có thể rút đinh để tạm tháo đáy ra làm càng dễ.
Làm xong, cần kiểm tra lại cho chắc chắn rồi hãy thả chim vào các bạn nha
Thôi....... Nói nhiều rùi. "Trăm nghe không bằng một thấy". Thấy thì dễ hiểu dễ làm hơn nhiều :
Lồng ép thuần khuyên:
Lồng ép thuần chào mào:
(Em Nhật tân có mấy ngày nhốt trong lồng chưa thưng Mica, chỉ trùm kín áo lồng theo cách thông thường, nên bị hỏng sắc đẹp tí chút. Em Khương thượng 2 (bên trái): nguyễn... y vân )
(Mặt trước có tấm Mica chặn ở nửa phía trên, mình tạm tháo ra để chụp ảnh bên trong chuồng.)
<------ Bổ sung bài viết ------->
Khi đã có lồng thưng ép thuần
nhanh rồi, chúng ta vẫn có thể áp dụng các biện pháp thuần
như bình thường. Nhưng theo kinh nghiệm của mình, không cần phải khó khăn như trước:
Mình không dùng áo lồng trùm kín nữa, mà chỉ cần để ở xa một tí và giữ không làm chim giật mình hôm đầu.
Hôm sau là mình........ "cặp kè" với mấy ẻm lun, thường để gần mình cho chóng "bén hơi"
. Có tông chạy một chút (chẳng sợ bị sứt mẻ gì ), rồi mấy ẻm cũng thôi ngay. Để cho hơi đói, rồi một hai tiếng lại cho ăn một ít. Èo................. các ẻm chóng thân quen thật
.
Hôm nay, thấy 2 em không phá nhảy nữa, nhân có cái lồng thưng chuẩn bị để ép thuần
nhanh cho chú Mi sắp nhập gia, mình cho 2 ẻm sang tí tởn một chút. Mà mình cũng được... nghía... cái thành quả "ngâm cứu thành công" của mình một tí
Em Nhật tân đã huấn luyện cho em Khương thượng vào cám hôm mới nhập gia, bây giờ thì đang đứng lồng xem điệu nhảy Sạp của người Thái, do em Khương thượng biểu diễn:
Kết:
Vì đam mê và yêu quý chim, chúng ta hãy cố gắng tìm những cách đơn giản, dân dã, mà hiệu quả cao, để bảo vệ và giữ gìn cho chim. Để chim luôn cảm thấy sống cùng chúng ta là an toàn, đầy đủ, và được thương yêu hết mực. Chúng sẽ đền đáp lại bằng sự thân thiện và những tiếng hót tuyệt vời.
Những kỹ thuật mình trình bày chia sẻ trên đây không có gì là cao xa phức tạp, chỉ với hy vọng sẽ giúp được bạn nào cần thiết, để bảo toàn được sức khỏe cùng hình thức và mau gần được những chú chim mà bạn yêu thích.
Nhớ lại trước đây, mấy lần thuần
mấy chú chim, dù mình đã cố gắng hết sức khéo léo nhẹ nhàng, nhưng các chú chim đó vẫn bị tổn thương nặng nề, mình thấy ân hận quá.
Nguồn svcvietnam
các bác thank nha