Cách nuôi cá Dĩa trong hồ thủy sinh (sưu tầm)

hoamisg

Thành Viên
Tham gia
24 Tháng chín 2010
Bài viết
232
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Cách nuôi cá Dĩa trong hồ thủy sinh

Tại sao cá đĩa lại có vẻ đẹp kì diệu như vậy? Có lẽ bởi vì chúng là loài cá có tiếng khó nuôi và chỉ thích hợp với những người nuôi cá kinh nghiệm nhất hay vì dáng vẻ vương giả của chúng. Xét cho cùng, chúng thường được mô tả như "Vua các loài cá cảnh". Bất cứ ai đã từng chiêm ngưỡng một cặp cá dĩa tuyệt đẹp sinh sản đều phải công nhận đấy là một kì quan không thể bỏ lỡ. Nếu bạn từng xem một số sách về cá đĩa, bạn sẽ nhận thấy rằng ít loài cá nào tạo ấn tượng mạnh như cá dĩa, và một bầy cá dĩa tung tăng trong bể kính tạo nên một cảnh tượng đẹp như thần thoại.

118-cacanh8.jpg


Là những người đam mê thủy sinh, chúng tôi bị thu hút một cách tự nhiên bởi những hồ cá đẹp mắt. Một hồ cá lớn, trưng bày thủy sinh tinh tế có thể giữ chân chúng ta hàng giờ liền. Nhiều nhà thủy sinh đã tự hỏi làm cách nào kết hợp cá dĩa và cây thủy sinh. Liệu sự kết hợp đấy có tạo nên sự kì diệu như bơ đậu phộng và sô cô la? Ông Takashi Amano, tác giả quyển "thế giới thủy sinh tự nhiên", chắc hẳn đã nghĩ vậy – vài trong số những bức ảnh ấn tượng nhất trong những quyển sách của ông là những bể cá dĩa có trồng cậy. Những người quan tâm cuộc thi Aquatic Gardeners Association Aquascaping gần đây cho biết rất hiếm có những bài thi thêm cá dĩa vào bể cây thủy sinh.

Nhưng nuôi cá dĩa trong bể thủy sinh có đơn giản như bỏ một thanh Hershey vào một lọ bơ đậu phộng Skippy không? Nếu bạn nói "Không hẳn", thì bạn đúng đấy. Nhưng nó không khó như bạn tưởng đâu. Chúng tôi đã bảo dưỡng những hồ cá dĩa có trồng cây một cách thành công trong vòng 15 năm nay. Bài viết này dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi, hi vọng sẽ trang bị kiến thức và sự tự tin cần thiết để bạn có thể sáng tạo một hồ thủy sinh phù hợp với cá dĩa ngoạn mục cho riêng mình.

Lợi và hại khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh

Có nhiều ưu điểm khi nuôi cá dĩa cùng cây thủy sinh. Điều hiển nhiên là vẻ đẹp tuyệt đối của sự kết hợp này. Cá dĩa có khuynh hướng di chuyển nhẹ nhàng duyên dáng và trông thật hoàn hảo giữa những khóm rong đu đưa theo dòng nước. Màu sắc của chúng, đặc biệt là lam kim biền thể (nguyên văn metallic turquoise variants), cực kì hợp với màu xanh và đỏ tự nhiên của cây. Và đặc biệt quan trọng với chúng tôi, những nhà thủy sinh thâm niên, cá dĩa lớn và dễ thấy từ ghế sofa hơn những con tetra (không biết con gì) trong bể trưng bày !

Thêm một lưu ý quan trọng, cây thủy sinh được biết như bộ lọc hóa học, loại bỏ chất độc trong nước. Điều này rất quan trọng cho bể cá dĩa. Cá dĩa rất nhạy cảm với chất lượng nước và chúng đòi hỏi người nuôi cá duy trì nước ở chất lượng cao. Một loạt cây khỏe mạnh sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn trong sạch, ngăn chặn những bệnh tật thông thường như "hole-in-the-head" (không biết bệnh gì).

Cây thủy sinh cũng cho cá dĩa chỗ trú tự nhiên. cá dĩa có khuynh hướng nhút nhát và khó chịu với những tác động bên ngoài hồ. Cây thủy sinh được ưa thích để trang trí bể cá dĩa hơn vì cá dĩa dễ dàng bị thương vì những mảng gỗ hay đá sắc nhọn. Trang bị một môi trường thoải mái cũng làm cá dĩa của bạn khỏe hơn.

Cây lá rộng tạo chỗ đẻ tuyệt vời cho cá dĩa cặp. Trong khi hầu hết các nhà gây giống cá dĩa chọn giá thể hình nón hay đá phiến, cá dĩa của chúng tôi thường đẻ trên lá Anubis hay Echinodorus. Lá cây thủy sinh tạo chỗ đẻ tốt cho bể chung trong lúc những lá cây thủy sinh khác bảo vệ chỗ đẻ khỏi những hàng xóm tọc mạch hay những người nuôi cá ồn ào.

118-cacanh9.jpg


Có vài điều hại bạn nên xem xét khi bạn quyết tâm nuôi cá dĩa. Chúng là cá nhiệt đới nuôi trong nước có nhiệt độ hơn 26,67 độ C. Cụ thể chúng tôi nuôi chúng ở 27,78 độ C. Nhiệt độ cao sẽ giới hạn sự phát triển bình thường một số cây thủy sinh ở một chừng mực nào đó. Chúng tôi sẽ bàn chi tiết vấn đề này sau.

Tất cả sách về cá dĩa khuyên rằng nuôi cá dĩa thật tốt để đat kích cỡ tối đa là điều kiện tốt nhất để gây giống. Nhiều nhà gây giống cho cá ăn 4,5 lần mỗi ngày với thức ăn giàu protein như nỗn hợp tim bò. Cá dĩa mất một khoảng thời gian để ăn, sau đó thức ăn thừa được hút ra để bảo đảm chất lượng nước. Thay nước từng phần được thực hiện thường xuyên để giữ lượng nitrates thấp. Bất cứ ai trồng cây thủy sinh thấy rằng việc dọn dẹp thức ăn thừa và thay nước nhiều rất khó khăn.

Với hồ cá dĩa và cây thủy sinh, một sự sắp xếp phải phù hợp. Chúng tôi cho ăn thức ăn chất lượng mỗi ngày một lần, và thay nhiều nước cách tuần một lần. Điều này giữ nitrate khá thấp(ít hơn mg/l) nhưng không cho phép cá lớn hết mức có thể. Cá của chúng tôi có đường kính lớn từ 7 - 8 inches( 17,78 - 20,32 cm) thay vì 10 - 12 inches (25,4 - 30,48 cm)( chúa ơi, đây là cá mâm chứ cá dĩa gì) như chúng tôi thấy trong những hồ gây giống cá dĩa. Kích thước nhỏ hơn có vẻ cùng tỉ lệ với những hồ 100 gallon (380l) chúng tôi xài, thế nên chúng tôi không coi đó là vấn đề. Cũng vậy, ngay cả khi chúng tôi không định gây giống chúng, chúng sinh sản thường xuyên nên có vẻ sự giảm khẩu phần ăn không kìm hãm sự phát dục của chúng.

Sau chót, một hồ cá dĩa và cây thủy sinh nên được xếp đặt với những cây không đòi hỏi cắt tỉa thường xuyên. Vài loại cá dĩa rất nhút nhát và dễ hoảng sợ, nên bạn càng "đào bới" hồ ít, chúng trông càng đẹp. Ngay cả con cá dĩa bình thảng nhất đôi khi cũng "bốc đồng" và quẫy nước quanh hồ, có thể bị thương do gỗ trôi hay vậy dụng trong hồ
 
Ðề: Cách nuôi cá Dĩa trong hồ thủy sinh (sưu tầm)

Cám ơn chủ thớt đã chia sẽ , chắc về làm một cái nuôi cá dĩa quá .
 
Ðề: Cách nuôi cá Dĩa trong hồ thủy sinh (sưu tầm)

Nuôi đi anh nuôi cho nó máu hehe chim cá cảnh cho nó đủ bộ.
 
Ðề: Cách nuôi cá Dĩa trong hồ thủy sinh (sưu tầm)

Cá đĩa hay bị bệnh nấm trắng, nuôi trong hồ thủy sinh nguy cơ mắc bệnh này lại càng cao. Mình thấy đa số người nuôi cá đĩa đều cho ăn tim bò xay nhỏ, điều đó rất khó tránh khỏi việc tim bò mắc vào các ke/khe của bể thủy sinh. Hơn nữa độc tính nguy hiểm sinh ra trong bể đối với các loại cá ăn mồi nói chung là amoniac và nitrit (NO2) tiếp theo mới đến nitrat (NO3). Bởi vậy nuôi đĩa trong hồ thủy sinh sẽ rất khó khăn và phải tính toán kỹ lượng cá nuôi tương ứng/phù hợp với khả năng lọc của bộ lọc. Nếu muốn nuôi đĩa trong bể thủy sinh thì cần có bộ lọc tốt kiểu như bộ lọc cho bể cá rồng/la hán để giải quyết vấn đề NH4+ và NO2-
 
Ðề: Cách nuôi cá Dĩa trong hồ thủy sinh (sưu tầm)

E nuôi toàn nám và bị loét người khổ thế
 
Bên trên