Cách chọn - Thuần - Bẩy chim sâu

chiquang

Thành viên Mới
Tham gia
20 Tháng chín 2010
Bài viết
17
Điểm tương tác
0
Điểm
1
CÁCH CHỌN CHIM BỔI VÀ THUẦN HÓA CHIM SÂU
I. Cách chọn chim bổi
Trước tiên bạn phải chọn con trống với các quy chuẩn sau:
-Thể hình: Nếu chọn chim lớn con thì phải dài đòn, mỏ dài, chân cao, đuôi dài, đầu dài. Nếu là chim nhỏ con thì ngược lại.
Tuy nhiên về cơ bản của chim sâu mồi là phải có cặp mắt dữ (mắt hạt dưa), đầu xà, mỏ mảnh nhưng chắn chắn, dài càng tốt.
- Nết chim mồi: Sau 1 thời gian nuôi trong lồng (04-06 tháng), ae mang cho chim đấu thử (không thông lồng nha) và phải luôn để mắt quan sát thật kỹ, canh giờ xem thử đấu được bao lâu khi thấy chim có dấu hiệu hoảng là lấy ra ngay không được để lâu (bể luôn đó). Qua buổi đấu, ae biết được nết chim mình như thế nào, dữ hay hiền, sung sức hay không sung sức. Nếu thấy nết chim dữ là dựng lên mồi được rồi.
Vì sao phải chọn chim dữ?????????
Như các ae thường chơi chim biết, hầu như các loài chim chúng ta đều chọn con dữ để chinh chiến với đối thủ; đặc biệt là chim sâu, nếu muốn chơi bền càng phải chọn kỹ để không tốn công chăm sóc, nâng niu. Chim sâu rất nhỏ nên thể lực không bằng các chim khác, tuy nhiên khi ra rừng gặp nhiều con chim già đấu với nhau cả giờ đồng hồ, vả lại khi bẩy gần như liên tục - vì chim sâu hiện còn rất nhiều - không có thời gian cho chim mồi nghỉ ngơi; chính vì lý do trên chim sâu mồi rất dễ bể ,nếu chủ chim không chú ý nước chơi của chim mình trong lục kẻo không nó hết pin lúc nào không biết thì nguy.
II. Thuần hóa chim bổi:
1. Nếu bạn là người có thời gian rảnh: Thời gian đầu treo chim quá đầu người sau hạ dần xuống và bỏ ngay trên đất (chú ý mèo), chờ cho đến khi chim thật đói lấy cào cào non trên tay, hoặc thả xuống bố lồng chim sẽ xơi ngay trước mặt bạn (chú ý kẻo chết đói đó nha). Sau 4-6 tháng là chim tương đối dạn dĩ.
2. Nếu bạn là người thường xuyên bận công việc, không có nhiều thời gian:
Thời gian đầu trùm kín áo lồng để nơi vắng vẻ; 03 ngày sau hé dần áo lồng lên cho đến khi hoàn tất. Sau đó chuyển chim đến nơi có nhiều người qua lại và hạ dần độ cao xuống (mất khoảng 8-12 tháng) không kể thời gian chim thay lông nha. Bạn đã có 1 chú sâu tương đối thuần để chơi với bạn bè rồi đấy.
PHƯƠNG PHÁP NUÔI SÂU BỔI:
Hầu giúp các ae mới gia nhập vào phong trào chơi sâu các loại; Khoa Biên Hòa xin đưa lên một số kinh nghiệm cơ bản về nuôi dưỡng sâu bổi.
1. Khi bắt chim về quý ae chú ý chuẩn bị sẵn 01 chiếc lồng có áo trùm kín, 03 cóng; trong đó: 01 cóng nước sạch, 02 cóng chứa sâu tươi. Cầu đậu phải thuận tiện cho việc ăn của các em nó.
2. Từ từ thả em nó vào lồng, treo vào nơi yên tỉnh, thoáng, ít gió,...
3. 04h sau mở áo lồng ra để kiểm tra (nếu thấy sâu vơi) chứng tỏ em nó đã ăn (chắc chắn sẽ sống).
4. Thường xuyên làm công tác hậu cần tiếp thức ăn, nước uống cho các em.
5. Sau 02 ngày, bắt đầu vén 1/3 áo lồng, vẫn treo nguyên vị trí cũ, tránh di chuyển.
6. Ngày kế tiếp, vén thêm 1/2 áo lồng.
7. Ngày kế tiếp, vén thêm 3/4 áo lồng.
8. Một tuần sau, vén hẳn áo lồng lên, chim vẫn để nguyên vị trí cũ.
9. Sau 04 ngày, chim ăn luống bình thường, ae mới bắt đầu trộn cám với sâu hoặc trứng kiến chung 01 cóng; để các em quen dần mùi cám (trong thời gian này không được thay đổi loại cám đang dùng).
10.Sau đó ae bớt đi 01 cóng sâu và thay vào đó là cám. Dần dần chim sẽ quen và không còn die nữa.
Chức quý ae thành công!!!!!!!!!!!!!!
KINH NGHIỆM LUYỆN CHIM SÂU MỒI
1. Khi nuôi bạn cố chọn những con bổi hoặc chuyền (có 1 số ít là chim con ưu tú- như con mồi chiến đấu của Khoa là chim con 100%) có mắt đẹp, ức rộng, có nết dữ dằn là ok.
Thời gian đầu bạn phải nuôi trong lồng để chim quen với cuộc sống tù túng; cho ăn đầy đủ sâu quy, cào cào, trứng kiến, cám (đối với những e bổi còn lửa rừng không nên ép ăn bột vì sẽ tuột lửa ngay - rất lâu dạn người- cứ cho ăn mồi tươi để duy trì lửa chim nhanh thuộc hơn).
2. Sau thời gian 4 - 5 tháng, khi chim tưởng đối quen lồng và hót khá nhiều; bạn đừng ngại sang lục để cho chim quen dần; thời gian đầu để nơi tương đối vắng người sau đó chuyển sang kèo khác có nhiều người qua lại hơn (thời gian này khoảng 1 tháng); tiếp tục cho chim đi dợt rừng - phải có chim khác để kè (mái là tốt nhất con không thì chim bổi - lựa con nhỏ con, mặt hiền để chim mình sung độ).
3. Thời gian dợt rừng tuy theo con mồi nhanh hay chậm; nhưng thời gian đầu không nên ép con mồi vì nó còn mới rất dễ bể chim; chỉ nên chơi 3-4 kèo là vừa.
4. Khi chim đã đủ lửa, quen rừng ( thời gian khoảng 1,5 năm lục) là ok. Bạn đã có con mồi chiến như mình rồi đó.
5. Khi chim đã chơi ổn định, bạn thường xuyên kè kiếng, dời kèo cho chim quen với gió lạ (tránh trường hợp chết như chim A. Minh nha).
6. Khi đã quyết tâm dựng chim mồi thì đừng áp lồng với chim khác thường xuyên (vì thời gian này chim dễ bể nhất).
7. Để thực hiện 06 điều như trên bạn phải có sự chăm chỉ như chim sâu; kiến thức như sáo nâu; lanh lẹ như diều hâu mới làm được.
1.cách chọn 1 chú sâu tốt làm chim mồi:
Muốn có đc 1 chú mồi chiến , đầu tiên bạn phải kiếm 1 chú chim tốt . nhìn tướng tá ngon ngon 1 tí. đầu đuôi cân bằng . đầu chim to , hình elip mới tốt. ( bạn nhìn 1 bên mặt chim thấy đầu chim dài ,ko tròn ) đừng lấy đầu tròn, loại này ko dữ. tướng chim càng dài đòn càng tốt. nhìn mí mắt trên càng đưa ra ngoài càng tốt. mí mắt đưa ra ngoài thường là chim mắt sâu. đừng lấy mắt lồi nhé. nhìn từ đầu đến chân ko bị dị tật . và tốt nhất là nên lấy 1 chú chim chuyền , chưa trổ đuôi lau ( mép còn vàng ) loại này càng nuôi càng dữ. nói thì nói vậy chứ ko có em nào hội tụ đủ hết những ưu điểm đó đâu. chỉ cần bạn kiếm 1 chú có đôi mắt như mình nói trên là đc rồi.
2. cách nuôi chim mồi:
Bạn nên nuôi nó từ nhỏ đến lớn trong lục. cho nó quen lục từ nhỏ , nên tập cho em nó ăn cám trứng cho quen. vì ko phải lúc nào ta cũng có sẵn sâu trong nhà . trong thời gian còn là chim chuyền tốt nhất là nên kiếm 1 em chim mái nuôi gần bên nó. cho nó luôn có lửa, ko ít thì nhiều. đừng đem dợt bậy bạ. ko tốt vì em nó còn non cơ mà. muốn dợt thì nên kiếm mấy em chuyền mà dợt, đừng đụng với mấy em thâm niên tuổi lồng. tuổi này mà bị bể thì khó vực lắm.
3 . thức ăn cho chim, kể cả những chú chim ko phải chim mồi :
Bạn ko nên lạm dụng sâu nhiều wa', vì sâu quy thực chất rất nóng. ăn nhiều ko tốt. mỗi ngày chỉ cho chim ăn khoảng 1/3 chung thôi. loại chung cho chim nhỏ như sâu khoen . cộng thêm khoảng vài chú cào cào non và 1 ít trứng kiến. quan trọng nhất vẫn là cám . đây là loại thực phẩm chính cho chim, nên các thứ còn lại chỉ là ăn để dử lửa thôi.
4: quy trình tập chim đánh lục :
khi hết thời gian chuyền , lúc này chim của bạn đã trổ trống . bạn nên đem chim ra rừng chơi. vẫn đem theo chim mái . để 2 lục trống mái gần nhau. chú chm của bạn sẽ đc em mái thúc sung mỗi khi chim rừng về. sau 1 thời gian thấy chim trống đã thực sự dữ , bắt đầu từ bây giờ bỏ chim mái. ( đễ dành thúc mấy em rừng đánh đc) cho em nó đi đánh thường xuyên. nhưng bạn nên nhớ vẫn ko thể đem chim đi dợt ở mấy tụ điểm đc đâu. muốn dợt cũng đc nhưng thời gian đầu nên che áo lục lại đừng ch em nó thấy mặt nhau. chỉ cho hót đấu thôi. từ từ chim quen hãy bỏ áo lục ra chơi nhé.
5. cách nuôi chim bổi hoặc chuyền mới đánh đc:
Đầu tiên nên trùm áo lồng em nó 2 ngày . trong đó bỏ sâu nước đầy dủ . hết 2 ngày đó là em nó đả có phần ổn định tâm thần rồi. lúc đó bạn mở hẳn 1/3 áo lồng ra quay hướng áo lồng mở về nơi có nhiều người qua lại. đầu tiên em nó sẽ nhảy như nhảy hip hop. nhưng từ từ rồi cũng wen thui ko chết đâu. sau đó bạn nên bỏ vào đó 3 cóng. 1 nuớc 2 cái còn lại nên bỏ mỗi cái 50% sâu 50% cám chung vô . cái nào cũng vậy. nuôi nuôi như vậy trong vòng 1 tuần , em nó vào cám như vào sâu liền lúc này đã chíck chíck đc vài tiếng rồi đó. nhớ đừng nuôi gần chim thuộc nhé. nên để gần lồng mái. nghe mái chép thường xuyên. bảo đảm 10 ngày em nó chơi như flim liền .
6. những thắc mắc thường thấy của các bạn về loại này :
đọc xong những phần trên bảo đảm sẽ có bạn hỏi : tại sao đi đánh đc mà ko thể mở áo lục khi dợt chim đc? .
xin thưa: loại này bẫy rất nhanh, vì nó rất dữ , chim rừng chỉ cần nghe mồi của bạn la ó vài tiếng là em nó về liền. xào qua xào lại 2p là em nó nằm gọn trong lục rồi. có khi mình đi đánh chưa kịp nghe đấu là đã thấy em nó nằm gọn trong lục rồi. nên thời gian đấu rất nhanh. ko như bạn đi dợt, bạn dợt trung bình 15p đến 1/2 giờ , lâu vậy em nó nếu yếu lửa là tiêu chắc. đó là lí do tại sao ko nên mở áo lục ngay.
đó là kinh nghiệm thực tế của mình đó. ko phải sưu tầm sưu tiếc gì hết. ai cần hỏi thêm gì về loại này cứ pm mình . mình sẽ chỉ bảo hết lòng với anh em . ok. chúc các bạn có đc 1 em mồi như ý.
7. cách nuôi chim con:
đễ nuôi chim con chưa biết ăn tốt nhất là bạn nên mua cào cào non , loại dành cho khoen ý, mua về mà đút nó ăn. sau khi tự ăn đc rồi thì pác lấy cám trứng trộn sâu để vào cho em nó. vậy là ok rồi. cào cào trước khi đút nhớ nhúng nước nhé. cho em nó đc tiếp thêm nước . khỏi chết khát. trong thời gian nuôi , bạn nên thường xuyên tiếp xúc với em nó. đễ coi em nó có` cần gì ko mà tiếp tế nhé câu này nói đùa mà thực tế là vậy đó. chim non thường cần rất nhiều năng lượng nên thức ăn tiêu hóa rất nhanh. có thể bạn phải đút 1 ngày trên 10 lần đó. tùy theo loài chim gì. thời gian nuôi chim non khoảng từ ngày nở đến 25 ngày sau lả chim non bay đc rồi . khoang 30 đến 35 ngày là chim tự ăn mạnh rồi , bạn ko còn lo lắng gì nhiều cho em nó trong thời gian này nữa đâu. Chúc các bạn có đc 1 chú chim mồi như ý. hãy làm thử , nếu bạn ko tin.
Nếu Nick làm đc thì cá bạn cũng làm đc câu này học của yancancook nè hehehe
8. cách nuôi trống mái chung lồng làm kiểng hoặc ép đẻ :
Cái` này mình cũng từng thử rồi , tuy nuôi ko lâu nhưng cũng có chút kinh nghiệm muốn chia sẽ anh em.
nếu muốn nuôi chung lồng cả trống lẫn mái , đầu tiên nên chon cả 2 là chim chuyền hoặc chim con. mình thì chọn chim chuyền. vì chim con ko viết phân biệt trống mái, lỡ xui bài đưa vào đó 2 em trống hết hoặc mái hết thì tiêu. bắt ra rất khó khăn vì lồng nuôi khá rộng, và nấu có bắt đc cũng làm chim bị hoảng, ảnh hưởng đến việc nuôi đẻ sau này. loại này đễ thân thiện với nhau. với lại cũng thuận tiện khi ép đẻ. bạn nuôi chim chuyền chung tống và mái , sau này khi chúng nó vừa trổ xong thì cũng là lúc bắt cặp rồi. đến lúc này cả 2 em đều quen lồng rồi , dễ dàng cho việc chọn nơi làm ổ . nếu chim của bạn đưa vào đều là chim non thì ko nói. nhưng nếu là chim chuyền thì nên nhớ. trước khi muốn bỏ cả 2 vào chung lồng thì việc đầu tiên cần làm là. nuôi riêng 2 em 2 lồng . nuôi sát nhau 24/24 cho quen mặt. nếu ko bạn bỏ vô thế nào con mái cũng tơi tả cho đến khi 2 đứa nó " yêu nhau" . lí do nuôi 2 lồng sát nhau vì : cho cả 2 quen mặt , ( cái này mất khoảng 1 tuần đến 2 tuần.) bạn nên nhớ thường xuyên quan sát lồng. khi nào thấy chim trống huóng mặt về phía mái kêu chick chick ( tiếng kêu này rất nhỏ. ) 2 cánh chim trống xệ xuống rung rung liên tục. nếu chim mái cũng có hành động này, điều đó chứng tỏ bọn nó yêu nhau rồi đó.. lúc này đã có thể thả chung vô đc rồi , cũng có thể trống sẽ cắn mái vài lần nhưng ko sao hết. còn chưa có như vậy thì đừng thả nhé. chết chim mái đó.
9 . chọn lồng nuôi chim đẻ.
nếu đã nghĩ đến việc nuôi chim đẻ thử thì ban cũng nnen6 nghĩ đến việc chon cho em nó 1 mái nhà xinh là vừa. lồng nuôi loại này ko cần rộng. bạn có thể tự làm = lưới hay ra tiệm mua 1 cái. kích thước :
cao = 80
ngang dọc như nhau = 60 dến 80 tùy bạn chon.
trong lồng trang trí thế nào thì nhờ các chuyên gia trong lĩnh vực này lên tiếng giùm. lúc trước mình chỉ để vài cái giỏ làm tổ . loại giỏ = mây hoặc tre dùng làm tổ cho chim sắc nhật ý. vậy mà cũng thấy em nó mò vào thường xuyên . cái giỏ này mình bịt 50% cửa của nó lại rồi. chỉ chừa lại 1 nửa cửa thôi . trong lồng mình để rất nhiều nhánh cây. vì đây là chim sâu nên chuyền cành dữ lắm. và đây cũng là lí do tại sao khó bắt chim ra , nếu 2 chú non là mái hết hoặc trống hết nè.

PHƯƠNG PHÁP BẨY CHIM SAU:
1. Đối với sâu đỏ:
Khi treo lục, chúng ta phải chú ý đến những cành cây phụ gần cần đậu mặt lục; vì đặt tính của sâu đỏ rất thích chuyền (tưng tưng) trước khi cận chiến. Chính vì vậy, bạn phải chọn nơi treo lục phải có cành cây nhỏ gần cần đậu mặt lục với khoảng cách ngắn nhất và độ cao giữa cần đậu và nhánh cây (giả định) thấp nhất. Bạn phán đoán tình huống khi chim bổi về thì đậu nhành cây đó trước khi nhảy vào mặt lục. Tin rằng bạn sẽ bắt chim bổi nhanh hơn.
2. Đối với sâu xanh:
Khi treo lục, chúng ta phải chú ý đó là cành cây đơn, có một ít nắng càng tốt. Vì đặc tính loài này là đá thẳng xuống mặt lục. Sau một hồi đứng trên đầu kèo (nơi máng lục) đấu hót đã đời, và tiếp xúc với ánh nắng chim bổi trở nên sung hơn, chúng đáp ngay cần đậu mặt lục thôi. Vậy là thêm một chú nữa giã từ cuộc sống tự do để sống cảnh cá chậu chim lồng.
Chú ý: Đối với những chú bổi quá trận thì chúng ta áp dụng cách đánh "hạ thổ" nghĩa là đặt lục trực tiếp xuống đất, gần đó nhớ bố trí những cành cây gần cần đậu mặt lục để chim dễ đá hơn.
Trong suốt quá trình đánh, thường xuyên để mắt đến chú chim mồi, đề phòng trường hợp rắn, bồ cắt vào cắn chết chim mồi hoặc giả bị kẻ gian trộm mất.
Chúc các bạn thành công, thu hoạch được nhiều chim bổi.
CÁCH TREO LỤC KHI BẪY HUÝT CÔ
Cũng giống như các loại chim khác, tùy đặt tính của từng loài và tập tính sống, sinh sản của mỗi loài chim, mà chúng có thể sống từng cặp đơn lẻ hay bầy đàn (có con cầm bầy), đối với huýt cô, chúng thường sống thành bầy đàn (nếu đánh được chim cầm bầy - thường là con đánh đầu tiên nuôi lên mồi rất hay; nhưng phải kiên nhẫn lắm mới nuôi được); cá biệt có một số cặp sống đơn lẻ (vừa tách ra khỏi bầy, hoặc chiến đấu không lại con đầu đàn nên tách bầy tìm đất khác sống - kinh tế mới).
Khi đánh huýt cô, thường chúng ta phải tìm những cây độc lập, để khi chim mồi hót, chỉ có những con thực sự căng lửa về đấu thôi (chim mồi đỡ mệt); kèo máng lục thường có độ cao khoảng 3-4m và là kèo đơn xung quanh trống trải để chim bổi chỉ tập trung vào đá chim mồi. Đặc tính của Huýt cô là đá bạt mặt lục, ở độ cao 2-3 mét lao xuống với tốc độ cao đến gần mặt lục sẽ bạt ra ngoài. Nếu gặp bầy chim dữ ,có thể 1 lúc 5-6 chim bổi cùng "thả bom" chim mồi; chim mồi không dữ chim, lớn gan thì coi chừng bể kèo ngay và những chim mồi như vậy chúng ta không nên nuôi (trừ trường hợp chim còn tơ - 1 mùa hoặc giải mới xong lông.
Có không ít trường hợp 1 con bổi đấu với chim mồi hơn 1 giờ mà không bắt được; chúng ta ngay lập tức đổi sang chiến thuật khác, đánh "hạ thổ"; chọn khu đất trống dưới cây đang đánh, đặt chim mồi trên nền đất, chim bổi sẽ lao xuống và không kịp bạt ngang vì khoảng cách quá thấp; thế là chú em nó tiêu luôn.
Khi máng chim mồi chú ý những cành cây khô đã mục, nếu ae máng chim lên, rất dễ gãy, em mồi xỉu lun đó.
Chúc các bạn thành công!!!!!!!!
( Sưu Tầm ...)
 
Ðề: Cách chọn - Thuần - Bẩy chim sâu

Rất vui vì bài viết của mình đc bạn quan tâm . bạn tổng hợp bài viết rất hay.
 
Ðề: Cách chọn - Thuần - Bẩy chim sâu

rất bổ ít .thanks
 
Ðề: Cách chọn - Thuần - Bẩy chim sâu

bài này rất hay
 
Ðề: Cách chọn - Thuần - Bẩy chim sâu

bài viết dài quá đọc lâu phết....................
 
Bên trên