Các loài chim thiên đường trên khắp thế giới

long1980

Thành Viên
Tham gia
7 Tháng tư 2011
Bài viết
432
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Bác nào khinh thường loài chim này phải ngạc nhiên khi đọc xong bài này :)).
Có một loài được coi là “diva” của thế giới chim muông, những con chim này có bộ lông dài thướt tha, sặc sỡ, và cực lỳ lôi cuốn…

Truyền rằng, chim Thiên đường là một con chim thần, sống ở trên thiên đường, ăn mật hoa, uống giọt sương. Khi múa sẽ vang lên tiếng nhạc mê hồn. Người ta gọi nó với nhiều tên khác như: chim cực lạc, chim Mặt trời, chim Phượng…

250411afamilyDLchim1-3.jpg
250411afamilyDLchim1-1.jpg
250411afamilyDLchim1.jpg
Phần lớn chim Thiên Đường được tìm thấy tại khu rừng rậm nhiệt đới tại đảo Papua New Guinea (Ghi-nê), một số loài thì sinh sống trên đảo Moluccas của Indonesia và phía đông Australia. Chim Thiên Đường có khoảng 40 loài, các con đực được biết đến nhiều hơn bởi có bộ lông dài, sặc sỡ, kéo dài từ mỏ, cánh hoặc đầu.

250411afamilyDLchim1-8.jpg

250411afamilyDLchim1-4.jpg


250411afamilyDLchim1-2.jpg
Chim Thiên đường đầu có màu vàng chanh, khoác bộ lông vũ tuyệt đẹp, nhất là chiếc đuôi dài xòe rộng, càng rực rỡ. Chân của chim nó rất ngắn, khi bay, chân giấu trong bộ lông nên người ta không nhìn thấy.
Chim Thiên đường màu lam khi gọi bạn tình, vẫn thường ngửa đầu, cong lưng, dựng bộ lông màu vàng kim ở cạnh sườn, hoặc treo ngược trên cành cây, rũ toàn bộ bộ lông gấm hoa diễm lệ của mình ra để hấp dẫn bạn gái. Các loài chim dòng họ nhà Thiên Đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất.

250411afamilyDLchim1-10.jpg


250411afamilyDLchim1-9.jpg


250411afamilyDLchim1-7.jpg


250411afamilyDLchim1-6.jpg




Chim Thiên Đường là biểu trưng của Papua New Guinea, cả quốc kỳ và quốc huy, hàng không và các vật kỷ niệm đều thấy hình ảnh của chim Thiên đường.
250411afamilyDLchim1-19.jpg
250411afamilyDLchim1-17.jpg


250411afamilyDLchim1-16.jpg


250411afamilyDLchim1-13.jpg
250411afamilyDLchim1-12.jpg
Chim ở việt nam chỉ bằng gốc của mấy loài này.Nên các bác cứ chém.​
Nguồn adfamily
 
Relate Threads
Nhặt dc chim vào mùa đông
Nhặt dc chim vào mùa đông bởi PVT2,
Chim này tên là gì đây m.n
Chim này tên là gì đây m.n bởi LVD_SL,
chim này là chim gì
chim này là chim gì bởi jintiny,
Latest Threads
Nhặt dc chim vào mùa đông
Nhặt dc chim vào mùa đông bởi PVT2,
Chim này tên là gì đây m.n
Chim này tên là gì đây m.n bởi LVD_SL,
chim này là chim gì
chim này là chim gì bởi jintiny,
Ðề: Các loài chim thiên đường trên khắp thế giới

Phân loại khoa học
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Aves
Bộ (ordo): Passeriformes
Phân bộ (subordo): Passeri
Phân thứ bộ (infraordo): Corvida
Liên họ (superfamilia): Corvoidea
Họ (familia): Paradisaeidae​

Chim thiên đường, một số tài liệu bằng tiếng Việt còn gọi là chim thiên hà, là các loài chim thuộc họ Paradisaeidae, sống ở một số khu vực thuộc Australasia, bao gồm miền đông Indonesia, New Guinea và đông bắc Australia. Các thành viên của họ Thiên đường được biết đến nhiều nhất có lẽ là từ những bộ lông sặc sỡ, đẹp của các con trống thuộc phần lớn các loài, được chúng sử dụng để hấp dẫn con mái (con mái có bộ lông bình thường) bằng những điệu nhảy và xòe cánh, múa đuôi. Con trống có đuôi dài và đẹp. Một số còn có chỏm lông trên đầu hay lông cánh dài sặc sỡ. Các loài chim thiên đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất.

Họ Chim thiên đường dao động về kích thước từ nhỏ như ở chim thiên đường vua chỉ nặng 50 gam (1,8 oz) và dài 15 cm (6 inch) tới mỏ liềm đen dài 110 cm (43 inch) và manucode mào quăn nặng 430 gam (15,2 oz).

Được biết đến nhiều nhất là các thành viên của chi Paradisaea, bao gồm cả loài điển hình, chim thiên đường lớn (Paradisaea apoda).

Các loài trong họ Thiên đường nói chung trông giống như quạ về hình thái cơ thể chung, và trên thực tế là nhóm có quan hệ chị-em với họ Quạ. Chúng có mỏ chắc mập hoặc dài và chân khỏe, với khoảng hai phần ba số loài là dị hình giới tính mạnh.

Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới, bao gồm rừng mưa nhiệt đới, rừng đầm lầy và rừng rêu. Ở phần lớn các loài, thức ăn chủ yếu là trái cây, mặc dù các loài súng trường và mỏ liềm cũng thích ăn cả sâu bọ và các động vật chân khớp khác[1].

Phần lớn các loài có nghi thức kết đôi phức tạp, với các loài Paradisaea sử dụng cách thức kết đôi kiểu cầu ngẫu trường. Các loài khác, chẳng hạn như các chi Cicinnurus và Parotia, có các kiểu nhảy kết đôi mang tính chất nghi thức cao. Các con trống là đa thê ở các loài dị hình giới tính, nhưng là đơn thê ở ít nhất là một số loài đồng hình giới tính. Sự lai tạp là phổ biến ở các loài chim này. Nhiều dạng lai ghép đã được miêu tả như là các loài mới, và nghi ngờ liên quan tới một vài dạng, như chim thiên đường mỏ thùy Rothschild, là có cơ sở.

Các loài trong họ này xây tổ từ các vật liệu mềm, như lá, dương xỉ, tua dây leo, thường là trên các chạc cây.[1] Số lượng trứng đẻ mỗi lần là chưa chắc chắn. Ở các loài to lớn hơn, gần như chỉ là một quả. Các loài nhỏ hơn có thể đẻ 2-3 trứng[2]. Trứng được ấp nở trong 16-22 ngày, và chim non rời tổ trong khoảng từ 16 tới 30 ngày tuổi.[1]
 
Ðề: Các loài chim thiên đường trên khắp thế giới



















 
Bên trên