CamchimVVA
Thành Viên
- Tham gia
- 29 Tháng mười 2012
- Bài viết
- 49
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 6
- Tuổi
- 38
- Địa chỉ
- 142 Dinh Cong, Hoang Mai, Ha Noi
Với thói quen và cách một số người chơi chọn lựa, người ta thường muốn một chú chim hoàn hảo về vóc dáng, cộng thêm chú chim có giọng hót hay, một chú chim không tật lỗi. Luôn luôn tìm kiếm cái mà người khác coi là chuẩn mực..v.v Nhưng thực tế trên đời không có cái gì là hoàn hảo cả. Một chú chim khi chưa nổi trội đã bị què chân, chú chim không phải là có một cái mào quá đẹp hay một vóc dáng quá đặc biệt như người ta vẫn tìm kiếm ( ngũ đoản, ngũ trường...). Nhưng với tình cảm của người nuôi, sự chăm sóc trên tinh thần thoải mái của chú chim ( không kích thích, không phải thức ăn hạng sang, không ở một chiếc lồng cầu kì về nghệ thuật...) cộng với sự đam mê về giọng hót, về nước chơi của những người chủ và sự cố gắng vượt qua số phận, vượt qua bao nhiêu thử thách.Đã tạo nên một Thiết Mộc Chân huyền thoại! Không cần phải hoàn hảo, không cần phải tố chất. Quan trọng là tình cảm bạn dành cho những chú chim cưng như thế nào. Duyên phận sẽ đến với bạn!
Sau đây là toàn bộ lời kể của anh Chiêu người chủ cuối cùng của con TMC tại NhaTrang
Mình có thể tóm tắt như sau:
Chim bẫy được vào năm 2000 tại Xã Ninh Tây, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Khoảng km96 quốc lộ 26( Đường đi từ Ninh Hòa lên Daklak) Anh Tí là chủ đầu tiên, là người bẫy được Tmc.
Đây là con chim Đèo, khi bẫy được là chim má trắng.
Khi chim bắt đầu đỏ má, chủ chim cho đi dợt ở trường chim Ninh Hòa( chỉ là quán nước nhỏ bên đường), chủ quán nước là ông què một chân, chống nạn. khi thấy ông này chống nạn , chim nhát như con bổi, nhiều lần vậy, ổng tự bắt ra bẻ chân.
Sau đó chim không chơi nữa, vào mùa lông sau, chủ chim cho đi bẫy , khu vực này ai đi bẫy kiểm lâm sẽ thả chim, nhưng Tmc không bị thả vì chủ chim bắt bỏ vào chai nước, vào rừng khuất bóng kiểm lâm thì thả chim vào lồng bẫy. Tmc bẫy chim rất hay, ngày đó chủ chim có thu nhập thêm từ bẫy chim.
Sau đó chủ chim cứ cho chim đi bẫy liên tục , và thỉnh thoảng ghé qua trường chim ông què, ở đây, khi tmc chơi cả ngày, chủ chim cũng ngồi đó với bánh mì, mì tôm, xem chim chơi cả ngày, ngồi xem tmc chơi không muốn đi đâu. Sau đó chủ chim không trồng trọt nữa, mà trở về Nha Trang mang theo chim. Cùng mang theo với Tmc có 1 con hay tuơng đương tmc, nhưng về đây, bản lãnh tmc mới bộc lộ hết, càng chơi càng hay. còn con kia chơi không hay nữa, chủ chim bán lên Daklak.
Khoảng đầu năm 2005, chim tmc về Nha Trang, Chim chơi hay quá, Nghe giọng ché người ta nổi da gà. thấy độ bền mà đổ mồ hôi. nhiều người biết, nhưng ngẫm đi ngẫm lại người ta tặc lưỡi, "chim què mà mua chi", nhưng chủ của nó thì không có ý bán, và chưa bao giờ kêu giá bán.
Có anh Sơn Núi, và Tư khi đó là hai người chơi trường kì cựu, Sơn Núi canh anh Tư đi làm, lên nhà đưa tiền cho vợ Tư rồi bắt chim,"con chim này què một chân, xui lắm", rồi đưa cho chị vợ 1 triệu, bắt chim. Trước khi bắt chim Sơn núi đã có lần nhậu với chủ chim.
Khi về tay anh Tư, anh này chơi trường nên có nhiều đối thủ, lời ra tiếng vào "què mà mua, dư tiền" , có nhiều lời thách đấu từ chủ khác, người ta chuẩn bị chim thả, chim kết, chim non, để đấu nhưng cứ đưa ra chim càng nhiều, tmc càng ché ác. một ngày tmc đi đấu nhiều nơi..
Khi đặt chim ra CV Yến Phi, người ta kéo hết ra Cv chơi, Trường Chim Ngô SĨ Liên không ai chơi nữa.
Xuyên suốt trong đấu trường, khi tmc vừa đặt lồng xuống, lập tức cả trường chim xôn xao, " thấy què quặt, tưởng dễ xơi"con nào chưa ché, thấy tmc là ché, con nào má trắng một mùa cũng ché, con nào lâu nay ché nhỏ thì gặp tmc lại ché to. các chủ chim thấy vậy dồn hết chim về tmc. Đáp lại, tmc chỉ bay nhảy trong lồng, chưa ché lại ngay, Khi tiếng ché thưa dần, tmc bắt đầu ché xen vào, tmc ché rải rác, sau đó ché dày lên, con nào ché nhiều nhất nãy giờ, đáp lại tmc ché con đó nhiều nhất,...chim nào không chịu nổi, chủ chim xách ra ngoài, người khác lại " điền vào chỗ trống", cứ thế cho đến khi tàn trường.
Người ta thích đấu với TMC vì con nào đấu được với TMC thì mới được gọi là hay.
Lúc này anh Út Chủ trường chim CV Yến Phi mới đặt tên là Thiết Mộc Chân. Không có ông Què bẻ chân. Thì không có Thiết mộc chân.
Nếu được làm lại, mình cũng sẽ chọn què một chân, không chọn hai chân. Vì hiếm có nên mới quý. chân què quặt mà chơi suất sắc càng làm tăng giá trị con chim.
Con nhiều điểm hay nữa của tmc mà mình chưa nói ở đây. thời điểm thích hợp mình sẽ viết bài hoàn chỉnh.
Đây là khoảng thời gian hay nhất, là đỉnh cao của TMC, con chim chơi có hồn, nhìn Tmc chơi không ai nói được lời, cả trường im tiếng nói, chỉ xách chim về.
Sau đó chủ chim cắt ngón chân sau của chân què, chim đứng một thời gian rồi chơi lại.
Tháng 7/ 2007, chim ra Bình Định, đi 12h khuya, ra đến nơi 6h sáng, tmc chơi ngay, chơi sòng phẳng chim Qui Nhơn. tiếng ché hay hiếm có, giọng hót dài.
Cũng vì cái tiếng què chân mà nó mới về lại được Nha Trang. Và mình mói có cơ hội
Sau khi đi Qui Nhơn về, chim bị gãy ngón chân do kéo phécmmatua áo lồng, sau đó chim bị gãy luôn ống chân lành do bị rớt lồng, anh Sơn Núi lên băng bó vết thuơng, 1 tháng sau chim mới đứng cầu. Từ đó chim không chơi nữa,
Tháng2/2008 mình mua lại tmc 3,5trieu.
Mình nuôi chim 8/2007. Khi biết mình muốn mua con chim hay, anh Nguyên ở sát nhà có nói" mua con một giò, đừng mua con khác đó nhen". Khi lên nhà anh Tư, nhìn thấy con " một giò", mình đã có ý không mua, chim thảm quá. Trong khi đó, Tư có con chim bổi xách ra chơi như cái máy. Mình chuyển qua mua con này, lần lữa mãi, Sơn núi lại lên, xúi Tư bán con một giò.
Người ta lại nói mua vì cái tiếng, chứ Tmc hết rồi.
Khi về tay mình trong vòng 2 tháng, cứ mỗi lần sau xách ra trường là chim chơi hay hơn lần trước. Sau đó chim rớt lông.Sau mùa lông, chim bóng đẹp và lấy lại phong độ, có nhiều trận để đời.
Tháng 5/2009 hai anh phóng viên báo Thanh Niên đến trường chim viết bài, sau bài báo này, Tmc xuống phong độ. Mình đi lên rừng liên tục, ( lên rừng gặp ông già nuôi chim cũng biết tmc)có khi ở lại, chim thì để ở nhà .Nhà kế bên xây nhà, không còn chỗ treo chim an toàn , chim xuống. Cuối năm 2009 nhà mình lại xây mới, phải chuyển nhà, Nhà này không có chỗ treo ở ngoài, Mình quyết không để mất tmc. Kết quả là tmc vẫn còn. Sau mùa lông, chim không chơi nữa. Và có một biến cố, mình chưa nói ở đây.
Lúc này Ở Nha Trang tmc coi như đã là quá khứ. Nhưng mình tin là chim sẽ sớm chơi lại. Tháng 9/2011 lần đầu tiên tmc lên rừng trở lại nhưng không có một bóng chào mào, sau đó lần thứ hai cũng không có chim. Nhưng Tmc cũng đã chơi lại sau 2 lần thăm lại cánh rừng xưa.
Cuối năm 2011 chim chơi lại cho đến nay. Người ta không muốn tin Tmc đã chơi trở lại.
Trong suốt quãng đời chim, đi đâu , Tmc cũng thu hút người chơi ở đó. Ai cũng muốn đấu với tmc, Bây giờ trường chim nhiều, CV Yến Phi bớt khách. Và tmc cũng sắp hết. Nhưng không ai quên được Trường chim Yến Phi, và càng không quên Chào mào Tmc. Một con chim , Một đấu trường. Một phong cách. Và có một triết lý.
Chào mào Thiết Mộc Chân ra đi vào ngày 21/5/2012, một vài hình ảnh về em nó !
Buổi sáng ngày 21 - 05 - 2012 !
Chúng ta hãy biết trân trọng những giá trị nhỏ, một ngày nào đó ta sẽ được đền đáp bằng giá trị lớn hơn. Nhưng ta không vì giá trị lớn hơn mà phải cố tỏ ra trân trọng cái nhỏ, mà một cách tự nhiên, cái gì dù nhỏ hay to cũng đáng trân trọng, để làm cho người khác được vui. cái nhỏ đó đôi khi chỉ là một con chim què.
Dù là một con chim nhỏ nhưng đó là giá trị tinh thần .
Trong lịch sử chim chào mào sẽ không có một TMC thứ hai.
^^
Bài viết (st) bởi CámChimVVA - Chuyên tư vấn và cung cấp các loại thức ăn cho chim cảnh.
142 Dinh Cong | Hoang Mai | Ha Noi
Tel: +84 4 3664 2908
Fax: +84 4 3868 8146
Email: [email protected]
http://www.camchimvva.vn/
Sau đây là toàn bộ lời kể của anh Chiêu người chủ cuối cùng của con TMC tại NhaTrang
Mình có thể tóm tắt như sau:
Chim bẫy được vào năm 2000 tại Xã Ninh Tây, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Khoảng km96 quốc lộ 26( Đường đi từ Ninh Hòa lên Daklak) Anh Tí là chủ đầu tiên, là người bẫy được Tmc.
Đây là con chim Đèo, khi bẫy được là chim má trắng.
Khi chim bắt đầu đỏ má, chủ chim cho đi dợt ở trường chim Ninh Hòa( chỉ là quán nước nhỏ bên đường), chủ quán nước là ông què một chân, chống nạn. khi thấy ông này chống nạn , chim nhát như con bổi, nhiều lần vậy, ổng tự bắt ra bẻ chân.
Sau đó chim không chơi nữa, vào mùa lông sau, chủ chim cho đi bẫy , khu vực này ai đi bẫy kiểm lâm sẽ thả chim, nhưng Tmc không bị thả vì chủ chim bắt bỏ vào chai nước, vào rừng khuất bóng kiểm lâm thì thả chim vào lồng bẫy. Tmc bẫy chim rất hay, ngày đó chủ chim có thu nhập thêm từ bẫy chim.
Sau đó chủ chim cứ cho chim đi bẫy liên tục , và thỉnh thoảng ghé qua trường chim ông què, ở đây, khi tmc chơi cả ngày, chủ chim cũng ngồi đó với bánh mì, mì tôm, xem chim chơi cả ngày, ngồi xem tmc chơi không muốn đi đâu. Sau đó chủ chim không trồng trọt nữa, mà trở về Nha Trang mang theo chim. Cùng mang theo với Tmc có 1 con hay tuơng đương tmc, nhưng về đây, bản lãnh tmc mới bộc lộ hết, càng chơi càng hay. còn con kia chơi không hay nữa, chủ chim bán lên Daklak.
Khoảng đầu năm 2005, chim tmc về Nha Trang, Chim chơi hay quá, Nghe giọng ché người ta nổi da gà. thấy độ bền mà đổ mồ hôi. nhiều người biết, nhưng ngẫm đi ngẫm lại người ta tặc lưỡi, "chim què mà mua chi", nhưng chủ của nó thì không có ý bán, và chưa bao giờ kêu giá bán.
Có anh Sơn Núi, và Tư khi đó là hai người chơi trường kì cựu, Sơn Núi canh anh Tư đi làm, lên nhà đưa tiền cho vợ Tư rồi bắt chim,"con chim này què một chân, xui lắm", rồi đưa cho chị vợ 1 triệu, bắt chim. Trước khi bắt chim Sơn núi đã có lần nhậu với chủ chim.
Khi về tay anh Tư, anh này chơi trường nên có nhiều đối thủ, lời ra tiếng vào "què mà mua, dư tiền" , có nhiều lời thách đấu từ chủ khác, người ta chuẩn bị chim thả, chim kết, chim non, để đấu nhưng cứ đưa ra chim càng nhiều, tmc càng ché ác. một ngày tmc đi đấu nhiều nơi..
Khi đặt chim ra CV Yến Phi, người ta kéo hết ra Cv chơi, Trường Chim Ngô SĨ Liên không ai chơi nữa.
Xuyên suốt trong đấu trường, khi tmc vừa đặt lồng xuống, lập tức cả trường chim xôn xao, " thấy què quặt, tưởng dễ xơi"con nào chưa ché, thấy tmc là ché, con nào má trắng một mùa cũng ché, con nào lâu nay ché nhỏ thì gặp tmc lại ché to. các chủ chim thấy vậy dồn hết chim về tmc. Đáp lại, tmc chỉ bay nhảy trong lồng, chưa ché lại ngay, Khi tiếng ché thưa dần, tmc bắt đầu ché xen vào, tmc ché rải rác, sau đó ché dày lên, con nào ché nhiều nhất nãy giờ, đáp lại tmc ché con đó nhiều nhất,...chim nào không chịu nổi, chủ chim xách ra ngoài, người khác lại " điền vào chỗ trống", cứ thế cho đến khi tàn trường.
Người ta thích đấu với TMC vì con nào đấu được với TMC thì mới được gọi là hay.
Lúc này anh Út Chủ trường chim CV Yến Phi mới đặt tên là Thiết Mộc Chân. Không có ông Què bẻ chân. Thì không có Thiết mộc chân.
Nếu được làm lại, mình cũng sẽ chọn què một chân, không chọn hai chân. Vì hiếm có nên mới quý. chân què quặt mà chơi suất sắc càng làm tăng giá trị con chim.
Con nhiều điểm hay nữa của tmc mà mình chưa nói ở đây. thời điểm thích hợp mình sẽ viết bài hoàn chỉnh.
Đây là khoảng thời gian hay nhất, là đỉnh cao của TMC, con chim chơi có hồn, nhìn Tmc chơi không ai nói được lời, cả trường im tiếng nói, chỉ xách chim về.
Sau đó chủ chim cắt ngón chân sau của chân què, chim đứng một thời gian rồi chơi lại.
Tháng 7/ 2007, chim ra Bình Định, đi 12h khuya, ra đến nơi 6h sáng, tmc chơi ngay, chơi sòng phẳng chim Qui Nhơn. tiếng ché hay hiếm có, giọng hót dài.
Cũng vì cái tiếng què chân mà nó mới về lại được Nha Trang. Và mình mói có cơ hội
Sau khi đi Qui Nhơn về, chim bị gãy ngón chân do kéo phécmmatua áo lồng, sau đó chim bị gãy luôn ống chân lành do bị rớt lồng, anh Sơn Núi lên băng bó vết thuơng, 1 tháng sau chim mới đứng cầu. Từ đó chim không chơi nữa,
Tháng2/2008 mình mua lại tmc 3,5trieu.
Mình nuôi chim 8/2007. Khi biết mình muốn mua con chim hay, anh Nguyên ở sát nhà có nói" mua con một giò, đừng mua con khác đó nhen". Khi lên nhà anh Tư, nhìn thấy con " một giò", mình đã có ý không mua, chim thảm quá. Trong khi đó, Tư có con chim bổi xách ra chơi như cái máy. Mình chuyển qua mua con này, lần lữa mãi, Sơn núi lại lên, xúi Tư bán con một giò.
Người ta lại nói mua vì cái tiếng, chứ Tmc hết rồi.
Khi về tay mình trong vòng 2 tháng, cứ mỗi lần sau xách ra trường là chim chơi hay hơn lần trước. Sau đó chim rớt lông.Sau mùa lông, chim bóng đẹp và lấy lại phong độ, có nhiều trận để đời.
Tháng 5/2009 hai anh phóng viên báo Thanh Niên đến trường chim viết bài, sau bài báo này, Tmc xuống phong độ. Mình đi lên rừng liên tục, ( lên rừng gặp ông già nuôi chim cũng biết tmc)có khi ở lại, chim thì để ở nhà .Nhà kế bên xây nhà, không còn chỗ treo chim an toàn , chim xuống. Cuối năm 2009 nhà mình lại xây mới, phải chuyển nhà, Nhà này không có chỗ treo ở ngoài, Mình quyết không để mất tmc. Kết quả là tmc vẫn còn. Sau mùa lông, chim không chơi nữa. Và có một biến cố, mình chưa nói ở đây.
Lúc này Ở Nha Trang tmc coi như đã là quá khứ. Nhưng mình tin là chim sẽ sớm chơi lại. Tháng 9/2011 lần đầu tiên tmc lên rừng trở lại nhưng không có một bóng chào mào, sau đó lần thứ hai cũng không có chim. Nhưng Tmc cũng đã chơi lại sau 2 lần thăm lại cánh rừng xưa.
Cuối năm 2011 chim chơi lại cho đến nay. Người ta không muốn tin Tmc đã chơi trở lại.
Trong suốt quãng đời chim, đi đâu , Tmc cũng thu hút người chơi ở đó. Ai cũng muốn đấu với tmc, Bây giờ trường chim nhiều, CV Yến Phi bớt khách. Và tmc cũng sắp hết. Nhưng không ai quên được Trường chim Yến Phi, và càng không quên Chào mào Tmc. Một con chim , Một đấu trường. Một phong cách. Và có một triết lý.
Chào mào Thiết Mộc Chân ra đi vào ngày 21/5/2012, một vài hình ảnh về em nó !
Buổi sáng ngày 21 - 05 - 2012 !
Chúng ta hãy biết trân trọng những giá trị nhỏ, một ngày nào đó ta sẽ được đền đáp bằng giá trị lớn hơn. Nhưng ta không vì giá trị lớn hơn mà phải cố tỏ ra trân trọng cái nhỏ, mà một cách tự nhiên, cái gì dù nhỏ hay to cũng đáng trân trọng, để làm cho người khác được vui. cái nhỏ đó đôi khi chỉ là một con chim què.
Dù là một con chim nhỏ nhưng đó là giá trị tinh thần .
Trong lịch sử chim chào mào sẽ không có một TMC thứ hai.
^^
Bài viết (st) bởi CámChimVVA - Chuyên tư vấn và cung cấp các loại thức ăn cho chim cảnh.
142 Dinh Cong | Hoang Mai | Ha Noi
Tel: +84 4 3664 2908
Fax: +84 4 3868 8146
Email: [email protected]
http://www.camchimvva.vn/
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Relate Threads
Latest Threads