Gà Chọi Các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách phòng bệnh tốt nhất

momummim19

Thành viên Mới
Tham gia
28 Tháng chín 2017
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Tuổi
29
Các bệnh thường gặp ở gà chọi có thể xảy ra quanh năm gây ra nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng đến gà và thiệt hại về kinh tế đối với người nuôi gà chọi.
cac-b%E1%BA%B9nh-thuong-gap-o-ga-choi-1.jpg


Các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách phòng tránh

Bệnh thường gặp ở gà chọi đầu tiên phải kể đến dịch tả
Nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả
Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1, bệnh dịch tả hay còn gọi là bệnh rù hoặc bệnh newcastle được lây lan chủ yếu qua hô hấp và tiêu hóa khi gà chọi tiếp xúc trực tiếp với những con gà bị bệnh hoặc những vật có mầm bệnh. Thời gian ủ bệnh dịch tả trong điều kiện tự nhiên có thể kéo dài 1 tuần hoặc vài tuần. Đây là những bệnh thường gặp ở gà chọi, gà thường, bồ câu, chim gây tổn thất rất lớn về mặt kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.

Biểu hiện của gà mắc dịch tả
Gà chọi khi bị nhiễm bệnh có thể chết rất nhanh chỉ trong vòng 3 đến 4 ngày. Khi mắc những bệnh thường gặp ở gà chọi như dịch tả gà sẽ yếu rất nhanh, bỏ ăn, xù lông, mào tím, lờ đờ…sau những biểu hiện này gà sẽ đến giai đoạn nặng hơn như liệt chân, cánh, ngoẹo cổ, quay vòng tròn…

Cách phòng bệnh dịch tả cho gà chọi
Hiện nay, bệnh dịch tả chưa có thuốc đặc trị dứt điểm, để dịch không xảy ra thì thực hiện phòng các bệnh thường gặp ở gà đánhư dịch tả sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Phòng bệnh bằng vaccin, thực hiện cách nuôi gà chọi kho học, vệ sinh chuồng trại định kỳ và cần vệ sinh tiêu độc ngăn chuột, chim trời có thể mang mầm bệnh tới lây cho gà chọi.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh này gây ra bởi virus họ Coronaviridae và thường lây qua đường hô hấp, tiêu hóa do gà chọi tiếp xúc trực triếp với mầm bệnh, hít thở không khí bị nhiễm bệnh. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở gà chọi nên sẽ xảy ra đối với bất kỳ một chú gà nào, cả gà chiến rất khỏe mạnh cũng không tránh khỏi nhưng nặng nhất vẫn thường gặp ở gà con vì sức đề kháng chưa tốt.

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà chọi
Bệnh này có thời gian ủ bệnh ngắn chỉ từ 1 đến 2 ngày, giống như các bệnh thường gặp ở gà chọi khác như bệnh dịch tả thì khi mắc bệnh gà chọi thường kén ăn, chậm lớn và lông cánh trở nên xơ xác, thở khò khè. Nếu là gà chọi con thường chảy nước mũi, trạng thái uể oải mệt mỏi, ăn ít và tiêu chảy phân trắng. Tỷ lệ mắc bệnh 100% thì số lượng chết do bệnh khoảng 30%.

Cách phòng bệnh viêm phế quả truyền nhiễm ở gà
Là một trong các bệnh thường gặp chưa có thuốc điều trị do đó phương pháp tốt nhất là phòng bệnh cho gà chọi. Thực hiện tiêm vaccin gia cầm theo đúng lịch, cách lý những con gà bị bệnh ra khỏi chỗ khác đồng thời thực hiện sát trùng chuồng trại và dụng dụ chăn nuôi đồng bộ, nhanh chóng.

cac-b%E1%BA%B9nh-thuong-gap-o-ga-choi-3.jpg


Các bệnh thường gặp ở gà chọi và nguyên nhân của chúng

Bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm
Nguyên nhân bệnh
Trong chăn nuôi chúng ta đã không còn xa lạ đối với bệnh tụ huyết trùng, nó cũng là một trong những bệnh thường gặp ở gàvà một số vật nuôi khác. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra và thường xảy ra khi thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng ở gà giảm đi. Con đường lây bệnh cũng thông qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tiêp xúc với vết thương ngoài da.

Biểu hiện khi gà chọi mắc bệnh tụ huyết trùng
Mặc dù cũng là một trong những bệnh thường gặp ở gà chọi nhưng biểu hiện bệnh lại không rõ ràng như bệnh dịch tả hay viêm phế quản truyền nhiễm, không thấy được các triệu chứng lâm sàng rõ ràng, thậm chí một số con gà đang khỏe mạnh bình thường tự nhiên chết. Trừ khi ở giai đoạn cấp tính thì các biểu hiện như sốt cao, ủ rũ, tím tái mặt mũi, bỏ ăn và miệng có chứa dịch nhầy. Khi gà chết và tiến hành mổ gà sẽ thấy xác gà xung huyết nặng, gan bị hoại tử và nội tạng có nhiều điểm xung huyết khá nặng, những trường hợp cấp tính sẽ thấy hiện tượng phù phổi, viêm phổi và viêm gan.

Điều trị và cách phòng các bệnh thường gặp ở gà bệnh: đối với gà ở thể cấp tính thường xảy ra nhanh nên điều trị không đạt được hiệu quả. Điều trị bằng Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn cho gà chọi hoặc nước uống cho chúng hay tiêm có thể có kết quả trong ổ dịch. Bệnh này duy trì điều trị cần 1 tuần mới có tiến triển. Hiện nay, đối với những căn bệnh thường gặp ở gà chọi hay gia cầm khác nước ta đã sản xuất ra loại vaccin vô hoạt có tác dụng trong bảo vệ gia cầm khỏi tụ huyết trùng. Ngoài ra cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên đạt tiểu chuẩn vệ sinh, tránh bệnh lây lan nhanh chóng.

Khi nuôi gà chọi ngoài phương pháp nuôi chuẩn khoa học, cần phải tìm hiểu và nắm rõ thông tin để có các phòng và trị bệnh cho gà chọi nhanh chóng kịp thời tránh để hậu quả xấu xảy ta khiến người nuôi tổn hại về cả vật chất lẫn tinh thần.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên