Tên Khoa học: Armored bichir, Barred Bichir... Loài này có hình dáng đẹp, kỳ dị. Dáng dấp của nó mang hình hài của những loài khủng long thời tiền sử. Xuất xứ: Các vùng ao, đầm, sông ở Công Gô (Châu phi) Loài này kich thước cũng không lớn lắm, trưởng thành đạt được khoảng 40-45cm. Ưa sống trong môi trường nước mềm. PH trong khoảng 6.0 - 8.0 (khá dễ thích nghi). Theo một số tài liệu có nói rằng loài này không có bong bóng mà có phổi (em mà có nhiều tiền sẽ vac một con về mổ chơi) và vẫn có mang. Vì vậy loài này vẫn hay ngoi lên mặt nước để nuốt không khí. Loài này có thể ăn tất cả những loài vật nhỏ nào vừa mồm. Còn một loài nữa gọi là rồng đất. Về hình dáng cũng khá giống với rồng Cửu Sừng nhưng nhỏ hơn nhiều và người không có hoa... Bên dưới phần còn lại của một hồ khổng lồ từ nền văn minh Aztec là nơi sinh sống của một loài động vật đặc biệt. Với chiếc đuôi đầy nhớt, những chiếc mang có lông và nụ cười kỳ quái trên cái miệng luôn mím chặt, bề ngoài của chúng có thể khiến nhiều người thót tim. Giông axolotl, còn được biết đến với cái tên “quái vật nước” và “cá biết đi của Mexico” là loài động vật chỉ tìm thấy ở một số hồ tại thành phố Mexico. Trước kia, chúng có vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn uống và truyền thuyết của người Aztec (tộc người từng xây dựng một nền văn minh huy hoàng trải dài khắp miền trung và nam Mexico trong thế kỷ 15 và 16). Bất chấp những điều kiện sống bất lợi, giông axolotl vẫn tồn tại giữa thủ đô của Mexico. Chúng vùng vẫy trong những dòng kênh đen ngòm dẫn tới hồ Xochimilco (nằm ở khu vực ngoại ô Mexico). Xochimilco là điểm đến ưa thích của những du khách ngoại quốc muốn ngắm cảnh thành phố trên những con thuyền đáy bằng. Giông axolotl có những chiêc mang hình lông. Ảnh: axolotls. com. Giông axolotl là một trong số cực ít những động vật có thể trải qua phần lớn cuộc đời ở trạng thái ấu trùng, kể cả trong giai đoạn trưởng thành và sinh sản. Chúng sống cả đời dưới nước và có hai cách thở: bằng mang hoặc bằng miệng (đớp những bóng khí ở mặt nước). Ấu trùng Axolotl biến đổi thành con trưởng thành nhờ hiện tượng teo các mang. Sự phát triển của các phổi và bởi một loạt biến đổi của cơ thể giúp chúng rời bỏ môi trường nước. Hiện tượng này rất hiếm trong điều kiện tự nhiên. Nhưng các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để giúp “quái vật nước” tránh khỏi họa tuyệt chủng do tình trạng ô nhiễm và suy giảm mực nước gây nên. Ngoài ra, người ta còn thả nhiều loài cá lạ xuống hồ khiến nguồn thức ăn của chúng ngày càng suy giảm và tính mạng của những con non bị đe dọa. Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã đưa giông axolotl vào danh sách những động vật có nguy cơ tuyệt chủng, còn các chuyên gia cảnh báo chúng có thể biến mất trong 5 năm nữa. Nhiều người muốn tiêu diệt những loài cá có hại đối với "quái vật nước" ở các dòng kênh, trong khi một số người khác nghĩ tới việc phục hồi số lượng của chúng trong điều kiện nuôi nhốt. “Nếu axolotl biến mất, đó sẽ không chỉ là tổn thất đối với sự đa dạng sinh thái, mà còn là mất mát to lớn đối với văn hóa Mexico”, Luis Zambrano, một nhà sinh vật học của Đại học tự trị Mexico, phát biểu. Trong khi đó, giông axolotl đang sinh sôi nảy nở trong các phòng thí nghiệm, nơi người ta nhiên cứu các đặc tính kỳ lạ của nó, như khả năng tái sinh các chi đã mất (kể cả tim). Axolotl có vai trò quan trọng đối với những nghiên cứu về khả năng tái tạo mô, phôi thai, thụ thai và tiến hóa. Giông axolotl có cả vây và chân. Ảnh: wikipedia.com. Số lượng "quái vật nước" trong tự nhiên vẫn còn là bí mật đối với giới khoa học. Nhưng theo một số khảo sát mà Luis và cộng sự thực hiện, chúng đã giảm từ khoảng 940 cá thể/ km vuông vào năm 1998 xuống còn xấp xỉ 15 con/km vuông vào năm 2008. Đó là sự suy giảm ở mức độ báo động. Hàng triệu con axolotl từng thống trị những khu hồ lớn ở Xochimilco và Chalco. Với 4 chiếc chân ngắn và mập để di chuyển dưới đáy hồ và chiếc đuôi dày để bơi như những con cá sấu, chúng săn bắt côn trùng dưới nước, cá nhỏ và động vật giáp xác (tôm, cua) để ăn. Theo truyền thuyết thì Xolotl - vị thần có thân người, đầu chó cai quản cái chết, sấm sét và quái vật trong tín ngưỡng của người Aztec - luôn lo sợ bị các vị thần khác xua đuổi hoặc giết hại. Vì thế, ông biến thành một con “quái vật nước” và nhảy xuống hồ Xochimilco. Tình trạng suy giảm axolotl bắt đầu khi người Tây Ban Nha xâm lược Mexico và tiêu diệt nền văn minh của người Aztec vào đầu thế kỷ 16. Để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa, họ tháo nước các hồ. Qua thời gian, chúng tiếp tục cạn dần vì phục vụ nhu cầu của các thành phố vốn đang phát triển nhanh như nấm mọc sau mưa. Trong những năm 70, hồ Chalco bị tháo cạn hoàn toàn để phòng ngừa lụt. Tới những năm 80, thành phố Mexico bắt đầu bơm nước thải vào các kênh đào và phá thuộc lòng hồ Xochimilco cũ. Khoảng 20 năm trước, người ta thả cá rô Phi, một loài cá có nguồn gốc từ châu Phi, vào hồ Xochimilco để làm thức ăn cho động vật thủy sinh. Cùng với cá chép châu Á, cá rô Phi thống trị hệ sinh thái và ăn trứng của axolotl và cạnh tranh nguồn thức ăn với các con trưởng thành. Sự tồn tại của axolotl cũng bị đe dọa bởi hóa chất nông nghiệp từ các ruộng và một nhà máy xử lý nước thải gần đó. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn bất đồng về cách cứu giông axolotl. Luis đề nghị lắp đặt các tấm chắn ở 15 kênh đào dẫn tới hồ Xochimilco và tiêu diệt các động vật có nguồn gốc từ nơi khác. Không còn cá chép, nước kênh sẽ sạch và những thực vật có lợi cho giông sẽ sinh sôi trở lại. Tuy nhiên, nhiều người không đồng ý với giải pháp của ông. Họ cho rằng dân địa phương không hề muốn tiêu diệt cá chép, cá rô Phi bởi đó là nguồn sống của nhiều hộ gia đình. Họ cũng phản đối việc cấm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ở những thửa ruộng gần hồ. Trong lúc các cuộc tranh luận tiếp diễn thì thời điểm tuyệt chủng của giông axolotl ngày càng gần. Nhiều nhà khoa học cho rằng, do vai trò to lớn của “quái vật nước” đối với các nghiên cứu khoa học, loài người phải tìm mọi cách để cứu chúng. (Sưu tầm)