C
chuoivn
Guest
Bộ Cú (Strigiformes) là một bộ chim săn mồi, thường sống đơn độc và săn mồi vào ban đêm. Bộ Cú có trên 200 loài. Các loài cú săn bắt động vật nhỏ, côn trùng, chim nhỏ, một vài loài săn cả cá. Chim cú sống khắp nơi trên thế giới trừ châu Nam Cực, Greenland và một vài hòn đảo.
Các loài còn sinh tồn trong bộ Cú được chia thành hai họ là họ Cú mèo (Strigidae) và Cú lợn (Tytonidae).
Chim Cú Mèo
Các loài cú đã tuyệt chủng, còn di tích hóa thạch nằm trong các họ như Ogygoptyngidae, Palaeoglaucidae, Protostrigidae, Sophiornithidae.
Họ Cú Lợn
Cú lợn lưng xám, loài "chim lợn" phổ biến nhất ở Việt Nam
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Aves
Bộ (ordo): Strigiformes
Họ (familia): Tytonidae
Các chi
Tyto
Phodilus
Và một số chi tìm thấy dưới dạng hóa thạch.
Họ Cú lợn là một trong hai họ động vật thuộc bộ Cú, một số loài thấy ở Việt Nam thường được gọi chung là chim lợn do tiếng kêu của nó giống lợn[1]. Cú lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm, thường sống thành đôi hoặc đơn độc và không di trú.
Cú lợn là họ cú cỡ trung bình và lớn, đầu to, chân khỏe với móng vuốt sắc. Nét đặc thù của chúng là đĩa mặt hình trái tim, được tạo bởi lông vũ. Những lông vũ này còn có tác dụng định vị và khuyếch đại âm thanh khi săn mồi. Lông vũ ở cánh cú lợn cũng có cấu tạo đặc biệt nên không phát ra tiếng động khi bay, giúp chúng nghe tốt hơn và tránh được sự phát hiện của con mồi. Nhìn chung cú lợn có lưng từ màu xám đến nâu, ngực và bụng màu sáng hơn, có thể có đốm. Cú lợn rừng thường nhỏ hơn và đĩa mặt không có hình trái tim mà được chia thành 3 phần, tai được lông chùm bao bọc.
Cú lợn phân bố khá rộng, nó có thể sống ở môi trường sa mạc, rừng, ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Cú lợn có mặt ở khắp nơi, trừ Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần của châu Á.
Cú lợn mặt nạ châu Úc
Chi Cú lợn (Tyto)
Cú lợn bồ hóng lớn, Tyto tenebricosa, sống ở đông nam Úc, rừng nhiệt đới Montane, New Guinea
Cú lợn bồ hóng nhỏ, Tyto multipunctata, sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, ẩm ướt của Úc
Cú lợn mặt nạ châu Úc, Tyto novaehollandiae, sống ở miền nam New Guinea và những vùng không phải sa mạc của Úc
Cú lợn mặt nạ hang, Tyto novaehollandiae troughtoni - còn có bất đồng về loài này; có thể đã tuyệt chủng trong thập niên 1960
Cú lợn mặt nạ vàng, Tyto aurantia, là loài chim đặc hữu của đảo New Britain, Papua New Guinea
Cú lợn mặt nạ nhỏ, Tyto sororcula, là loài chim đặc hữu của Indonesia
Cú lợn mặt nạ Buru, Tyto (sororcula) cayelii - có khả năng đã tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20
Cú lợn mặt nạ Manus, Tyto manusi, là loài chim đặc hữu ở đảo Manus, Papua New Guinea
Cú lợn mặt nạ Taliabu, Tyto nigrobrunnea, là loài chim đặc hữu của quần đảo Sula, Indonesia
Cú lợn vàng Sulawesi, Tyto inexspectata, là loài chim đặc hữu của đảo Sulawesi, Indonesia
Cú lợn Sulawesi, Tyto rosenbergii, có nguồn gốc từ Indonesia nhưng vùng sinh sống khá rộng
Cú lợn mặt nạ Peleng, Tyto rosenbergii pelengensis - có khả năng đã tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20
Cú lợn lưng xám, Tyto alba[2], là loài phân bố rộng nhất của họ Cú cũng như của lớp Chim
Cú lợn phương Đông, Tyto (alba) delicatula
Cú lợn mặt xám, T. glaucops, sống ở Haiti, Dominica
Cú lợn đỏ Madagascar Tyto soumagnei, sống ở đảo Madagascar
Cú lợn đồng cỏ châu Phi Tyto capensis, sống ở nhiều nước thuộc châu Phi
Cú lợn đồng cỏ châu Úc Tyto longimembris, tìm thấy ở Úc, Trung Quốc, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Nepal, New Caledonia, Papua New Guinea, Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Hồng Kông, Nhật Bản
Chi Cú lợn rừng (Phodilus)
Cú lợn rừng phương Đông Phodilus badius, sống ở khắp Đông Nam Á
Cú lợn rừng Samar Phodilus (badius) riverae - có khả năng đã tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20
Cú lợn rừng Congo, Phodilus prigoginei - sống ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đôi khi được xếp vào chi Cú lợn
Các loài hóa thạch
Nocturnavis (Cuối Kỷ nguyên Eocene/Đầu Kỷ nguyên Oligocene)
Necrobyas (Cuối Kỷ nguyên Eocene/Đầu Kỷ nguyên Oligocene - Cuối Kỷ nguyên Miocene)
Selenornis (Cuối Kỷ nguyên Eocene/Đầu Kỷ nguyên Oligocene, tìm thấy ở Quercy, Pháp)
Prosybris (Cuối Kỷ nguyên Eocene/Đầu Kỷ nguyên Oligocene - Đầu Kỷ nguyên Miocene, tìm thấy ở Pháp)
Ngoài ra, các dấu vết hóa thạch ở Quercy, Pháp thuộc cuối Kỷ nguyên Eocene/Đầu Kỷ nguyên Oligocene của loài Palaeotyto và Palaeobyas còn đang được cân nhắc vì chúng có thể thuộc Họ Sophiornithidae (chim Khôn ngoan).
CÚ LỢN LƯNG XÁM
Tyto alba stertens Hartert, 1929
Họ: Cú lợn Tytonidae
Bộ: Cú Strigiformes
Chim trưởng thành:
Đĩa mặt trắng óng ánh. Lông quanh mắt, nhất là phía trước nâu hung. Vòng cổ trắng nhung, mút các lông hung có điểm nâu nhỏ ở giữa, nửa vòng dưới hung nâu thẫm. Mặt lưng và bao cánh lấm tấm nâu xám nhạt và trắng, giữa mút lông có điểm trắng viền nâu thẫm, mép lông hung vàng. Lông cánh hung vàng xỉn có vằn rộng và lấm tấm nâu xám nhạt, phần gốc của phiến lông trong trắng.
Lông đuôi hung vàng có lấm tấm nâu xám nhạt vằn ngang rộng cùng màu. Mặt lưng có màu sắc thay đổi tùy theo từng cá thể: có cá thể nhiều màu nâu xám nhạt có cá thể nhều màu hung vàng. Mắt nâu thẫm. Mỏ trắng bợt, da gốc mỏ hơi hồng. Chân nâu hồng.
Kích thước:
Cánh: 275 - 323; đuôi: 119 - 127; giò: 68 - 77; mỏ: 30 - 32mm.
Phân bố:
Loài cú lợn này phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Việt Nam loài này có ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, Huế và Sài Gòn.
Các loài còn sinh tồn trong bộ Cú được chia thành hai họ là họ Cú mèo (Strigidae) và Cú lợn (Tytonidae).
Chim Cú Mèo
Các loài cú đã tuyệt chủng, còn di tích hóa thạch nằm trong các họ như Ogygoptyngidae, Palaeoglaucidae, Protostrigidae, Sophiornithidae.
Họ Cú Lợn
Cú lợn lưng xám, loài "chim lợn" phổ biến nhất ở Việt Nam
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Aves
Bộ (ordo): Strigiformes
Họ (familia): Tytonidae
Các chi
Tyto
Phodilus
Và một số chi tìm thấy dưới dạng hóa thạch.
Họ Cú lợn là một trong hai họ động vật thuộc bộ Cú, một số loài thấy ở Việt Nam thường được gọi chung là chim lợn do tiếng kêu của nó giống lợn[1]. Cú lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm, thường sống thành đôi hoặc đơn độc và không di trú.
Cú lợn là họ cú cỡ trung bình và lớn, đầu to, chân khỏe với móng vuốt sắc. Nét đặc thù của chúng là đĩa mặt hình trái tim, được tạo bởi lông vũ. Những lông vũ này còn có tác dụng định vị và khuyếch đại âm thanh khi săn mồi. Lông vũ ở cánh cú lợn cũng có cấu tạo đặc biệt nên không phát ra tiếng động khi bay, giúp chúng nghe tốt hơn và tránh được sự phát hiện của con mồi. Nhìn chung cú lợn có lưng từ màu xám đến nâu, ngực và bụng màu sáng hơn, có thể có đốm. Cú lợn rừng thường nhỏ hơn và đĩa mặt không có hình trái tim mà được chia thành 3 phần, tai được lông chùm bao bọc.
Cú lợn phân bố khá rộng, nó có thể sống ở môi trường sa mạc, rừng, ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Cú lợn có mặt ở khắp nơi, trừ Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần của châu Á.
Cú lợn mặt nạ châu Úc
Chi Cú lợn (Tyto)
Cú lợn bồ hóng lớn, Tyto tenebricosa, sống ở đông nam Úc, rừng nhiệt đới Montane, New Guinea
Cú lợn bồ hóng nhỏ, Tyto multipunctata, sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, ẩm ướt của Úc
Cú lợn mặt nạ châu Úc, Tyto novaehollandiae, sống ở miền nam New Guinea và những vùng không phải sa mạc của Úc
Cú lợn mặt nạ hang, Tyto novaehollandiae troughtoni - còn có bất đồng về loài này; có thể đã tuyệt chủng trong thập niên 1960
Cú lợn mặt nạ vàng, Tyto aurantia, là loài chim đặc hữu của đảo New Britain, Papua New Guinea
Cú lợn mặt nạ nhỏ, Tyto sororcula, là loài chim đặc hữu của Indonesia
Cú lợn mặt nạ Buru, Tyto (sororcula) cayelii - có khả năng đã tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20
Cú lợn mặt nạ Manus, Tyto manusi, là loài chim đặc hữu ở đảo Manus, Papua New Guinea
Cú lợn mặt nạ Taliabu, Tyto nigrobrunnea, là loài chim đặc hữu của quần đảo Sula, Indonesia
Cú lợn vàng Sulawesi, Tyto inexspectata, là loài chim đặc hữu của đảo Sulawesi, Indonesia
Cú lợn Sulawesi, Tyto rosenbergii, có nguồn gốc từ Indonesia nhưng vùng sinh sống khá rộng
Cú lợn mặt nạ Peleng, Tyto rosenbergii pelengensis - có khả năng đã tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20
Cú lợn lưng xám, Tyto alba[2], là loài phân bố rộng nhất của họ Cú cũng như của lớp Chim
Cú lợn phương Đông, Tyto (alba) delicatula
Cú lợn mặt xám, T. glaucops, sống ở Haiti, Dominica
Cú lợn đỏ Madagascar Tyto soumagnei, sống ở đảo Madagascar
Cú lợn đồng cỏ châu Phi Tyto capensis, sống ở nhiều nước thuộc châu Phi
Cú lợn đồng cỏ châu Úc Tyto longimembris, tìm thấy ở Úc, Trung Quốc, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Nepal, New Caledonia, Papua New Guinea, Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Hồng Kông, Nhật Bản
Chi Cú lợn rừng (Phodilus)
Cú lợn rừng phương Đông Phodilus badius, sống ở khắp Đông Nam Á
Cú lợn rừng Samar Phodilus (badius) riverae - có khả năng đã tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20
Cú lợn rừng Congo, Phodilus prigoginei - sống ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đôi khi được xếp vào chi Cú lợn
Các loài hóa thạch
Nocturnavis (Cuối Kỷ nguyên Eocene/Đầu Kỷ nguyên Oligocene)
Necrobyas (Cuối Kỷ nguyên Eocene/Đầu Kỷ nguyên Oligocene - Cuối Kỷ nguyên Miocene)
Selenornis (Cuối Kỷ nguyên Eocene/Đầu Kỷ nguyên Oligocene, tìm thấy ở Quercy, Pháp)
Prosybris (Cuối Kỷ nguyên Eocene/Đầu Kỷ nguyên Oligocene - Đầu Kỷ nguyên Miocene, tìm thấy ở Pháp)
Ngoài ra, các dấu vết hóa thạch ở Quercy, Pháp thuộc cuối Kỷ nguyên Eocene/Đầu Kỷ nguyên Oligocene của loài Palaeotyto và Palaeobyas còn đang được cân nhắc vì chúng có thể thuộc Họ Sophiornithidae (chim Khôn ngoan).
CÚ LỢN LƯNG XÁM
Tyto alba stertens Hartert, 1929
Họ: Cú lợn Tytonidae
Bộ: Cú Strigiformes
Chim trưởng thành:
Đĩa mặt trắng óng ánh. Lông quanh mắt, nhất là phía trước nâu hung. Vòng cổ trắng nhung, mút các lông hung có điểm nâu nhỏ ở giữa, nửa vòng dưới hung nâu thẫm. Mặt lưng và bao cánh lấm tấm nâu xám nhạt và trắng, giữa mút lông có điểm trắng viền nâu thẫm, mép lông hung vàng. Lông cánh hung vàng xỉn có vằn rộng và lấm tấm nâu xám nhạt, phần gốc của phiến lông trong trắng.
Lông đuôi hung vàng có lấm tấm nâu xám nhạt vằn ngang rộng cùng màu. Mặt lưng có màu sắc thay đổi tùy theo từng cá thể: có cá thể nhiều màu nâu xám nhạt có cá thể nhều màu hung vàng. Mắt nâu thẫm. Mỏ trắng bợt, da gốc mỏ hơi hồng. Chân nâu hồng.
Kích thước:
Cánh: 275 - 323; đuôi: 119 - 127; giò: 68 - 77; mỏ: 30 - 32mm.
Phân bố:
Loài cú lợn này phân bố ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Việt Nam loài này có ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, Huế và Sài Gòn.
Latest Threads
Hỏi về ưng ấn
bởi Cococn,