Bí kíp nuôi và huấn luyện nhồng nói :)

thanhhung3558

Thành Viên
Tham gia
8 Tháng mười một 2012
Bài viết
324
Điểm tương tác
1
Điểm
18
Địa chỉ
Tp. HCM
Thấy box ít sôi động quá mạo muội tìm hiểu và post lên cho các anh em thao khảo và bình luận về cách nuôi dạy nhồng. Nếu có chỗ nào sai sót anh em bỏ qua cho và vui lòng góp ý để diễn đàn ngày một hấp dẫn.

Trống và mái:

Nhồng xưa nay không ai có tài nào có cách phân biệt giới tính.Ngay cả các nhà Điểu học phương Tây cả đời chuyên nghiên cứu về nhồng cũng đành chịu thua.Có người đã chịu khó nuôi riêng Nhồng con từng đôi một,mùa sau cặp nào đúng trống mái cũng xoáy tổ để đẻ trứng đàng hoàng nhưng dù để tâm nghiên cứu mãi,quan sát mãi,những nhà chuyên môn này vẫn ko phát giác được giữa chúng,không có một chi tiết nào dị biệt nhau để giúp mình nhận định được đâu là chim trống đâu là chim mái.
Trường hợp này tác giả cũng đã từng gặp,cũng đã từng mổ những xác Nhồng mái bị chết do tức trứng nhưng cũng không tìm ra được những dấu vết khác biệt giữa trống và mái,dù đã quan sát tận tường về màu mỏ,phần ĐẦU, ỨC, ĐÒN, ĐUÔI... của từng con một.
Việc này các nhà Điểu học tài ba chuyên nghiên cứu về chim Nhồng lâu năm đều công nhận chưa tìm tòi ra được.
Chim mái có khả năng nói không thua kém gì chim trống.Chim mái hay bị tức trứng chết,con mái nào thoát nạn này thì bị "nân" luôn,nhưng lại sống lâu.

Giống Nhồng

Nước ta chỉ có 1 loại Nhồng đó là:Greater Indian hill Mynah(Gracula religiosa intermedia) thường được gọi tắt là Intermedia.Trong các loại Nhồng biết nói(nhiều loại ko biết nói) thì khả năng nói của giống này đứng hạng 2.Hạng 1 ko có ở VN và trên thế giới cũng ít.Chiều dài trung bình 26Cm đuôi dài 7cm

Dạy Nhồng nói:

Phải nuôi Chim non,càng nhỏ càng dễ thuần và nhanh biết nói.Quan trọng nhất là tháng thứ 6->8 trong 2 tháng này khả năng chim học nói tốt nhất Nghe-Nhớ-Nói.Nếu sau khoảng thời gian này mới dạy nói thì chim nói rất ít và sau 1 năm mới dạy thì ko thể nói.
Dạy chim nói khi đã cho ăn và tắm đầy đủ.Cho Nhồng vào phòng cách âm,ánh sáng ở mức độ vừa phải nửa tối nửa sáng(nhá nhem tối) càng tốt.Mỗi ngày có thể cho chim học nói 1 hoặc 2 buổi.Mỗi buổi ko kéo dài quá 15 phút.Muốn dạy câu nào thì 15p chỉ nói 1 câu,bao giờ chim nói chẩn mới chuyến qua câu khác,thỉnh thoảng ôn lại câu cũ.Xướng âm rõ ràng,chậm dãi như cách đọc chính tả cho học trò tiểu học.Phải có khoảng dừng giữa các lần lặp lại.Bạn đọc chậm nhưng Nhồng nhại lại sẽ nhanh(đặc tính).Nhồng có thể học nói vài chục câu.
Sau khoảng thời gian quan trọng thì Nhồng có thể học nói tốt trong khoảng 4 năm tiếp theo,sau đó kém dần.

Bệnh của Nhồng:

Bệnh cảm lạnh Nhồng hay mắc phải vì trên đầu có miếng da(tích)ko có lông,khí độc lạnh dễ xâm nhập chỗ đó làm chết chim.

Tắm nắng:

Chỉ cho tắm lúc sáng sớm khoảng 15p.Nhồng là giống chim ưa bóng râm và hơi tối.Thích yên tĩnh.Nhiệt độ tốt nhất 18,3->28,3 độ C,khí hậu khô ráo ấm áp.Tối cho ngủ trong hộp.

Thức ăn

Kiêng ăn các loại hột,hạt cứng

Tuổi thọ:

Khoảng 8-15năm. Con mái tuổi thọ kém hơn

Theo "NGHỆ THUẬT NUÔI VÀ HUẤN LUYỆN NHỒNG NÓI"của tác giả Việt Chương và Nguyễn Việt Tiến, xuất bản 1999
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Bí kíp nuôi và huấn luyện nhồng nói :)

người ta tin rằng khi cắt tiết gà vịt ko nên cho nhồng xem.Nó xem xog tự lăn ra ngũm(Ai thử 1 lần rồi cho kinh nghiệm nhé^^)
 
Ðề: Bí kíp nuôi và huấn luyện nhồng nói :)

hi minh cung co 1 con biet noi nha co khach voi chao khach...nhung dot nay tu dung no noi nho hon truoc rat nhieu hix dang co nhu cau muon ban anh em nao co nhu cau alo minh nhe./
 
Bên trên