Bàn về Mắt Họ@ Mi

Coc Tia

Thành Viên Tích Cực
Tham gia
24 Tháng tư 2011
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
3
Điểm
38
*-:) Nhiều bạn mới bắt đầu chơi HM thường thấy các bác lão luyện đi trước chọn mi thường săm xoi rất kỹ con mắt của mi và chỉ nhìn qua là biết nó đang căng lửa đến chừng nào rồi để có kế hoạch chăm sóc, ốp mái, đi dượt chuẩn bị đưa lên sới chọi, sới hót cho đúng thời điểm thích hợp.

X_X Bàn về cặp mắt HM để mà đánh giá thật là vô cùng, tuy nhiên tất cả những bác chơi HM đều thống nhất chung rằng: Cặp mắt là tiêu điểm quan trọng số 1 nếu nhìn tổng thể chung của 1 chú HM hay, nó chiếm trên dưới 50% các thành phần quan trọng của 1 con HM như cặp chân, mầu lông, đầu, mỏ, mình đuôi...Lấy ví dụ thế này: Nếu có 1con HM chọi hàng khủng về mọi yếu tố, nhưng thời điểm mang đi chọi mà đôi mắt nó tròn xoe không méo, đục lờ và chưa có thần khí (tức là chưa căng lửa) đem đi chọi gặp 1con mi làng nhàng thôi nhưng thời điển đó mắt nó méo sẹo như mắt cóc thì chú mi chọi số 1 kia chắc gì đã "ăn" nổi nó???

<:p Nói vậy để các bạn mới chơi HM hiểu thêm rằng với người chơi mi có nhiều kinh nghiệm chỉ cần nhìn thoáng qua cũng có thể đánh giá đc thể lực sức bền độ máu lửa của 1con HM khi lâm chiến. Cũng giống như ví von ở con người đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, mắt HM cũng vậy đó chính là nơi để đọc vị nội tâm, công lực của HM một cách dễ dàng nhất.

:D 8-} Tuy nhiên cũng xin diễn giải vòng vo cho các bác mới chơi HM và 1 số bác chưa đc tiếp cận với mi mộc vừa bẫy ở rừng về để các bác biết thêm tí chút về sự thay đổi hình dạng của nó trong quá trình từ rừng hoang núi thẳm về sống với con người như thế nào.
~:>[-O< Trong tự nhiên hầu như tất cả những con mi mới sập bẫy mắt đều méo sẹo như mắt gà chọi, mắt diều hâu ấy, vì cơ bản đây là 1 loài chim dữ lấy chiến trận phân chia ngôi vị lấy tiếng hót (to còi) để lấn át đè nén, vùi dập đối thủ, thế nên những con HM dữ thường hót như quát đối thủ các bác mới tậu thêm e nữa về nhà đến khi nào chú lính mới kia chịu im re thì mới chịu thôi, trường hợp này nhiều bác nhà ta hay kêu ca than thở kiểu "nhà e mới mua thêm con mi mới, về đc 1 hôm thì tịt vì cứ sùy mái thì hót sổng đc 1 câu vì bị con cũ hót rần rần cho câm bặt...bi giờ phải làm sao đây...???"

(*) Đôi khi người ta cũng bẫy đc những chú HM ở rừng mắt tròn xoe k méo, thì phần lớn những chú này bản lĩnh vô cùng kém cỏi bởi ở rừng sâu kia chú luôn là kẻ chiến bại trong những trận đấu tay đôi khi tranh giành lãnh địa hoặc mùa làm tổ, khi muốn kết đôi mon men đến nhiều ả mái khó tính, già kinh nghiệm trường tình còn bị nó oánh cho tơi tả lông lá sứt sẹo mặt mày, thế nên những chú này bị bắt thường là dính thòng lọng hoặc sập lồng mi mái chứ chẳng dám đấu đôi công với mi mồi.

\:D/ Những bác dân tộc chuyên nghiệp mỗi khi bẫy HM thường ngắm nghía rất kỹ xem chân xem mỏ xem mắt xem đầu trước khi cất vào lồng đựng, những con nào lúc chưa sập bẫy mà nghe thấy hót dữ, thái độ hung hãn, to con, sống mỏ gồ lên có cạnh càng cao càng tốt, mắt méo xệch sáng quắc, đẹp mã là y rằng bị buộc chân đánh dấu kỹ càng, một là để nuôi hai là mang bán cho các mối buôn với giá cao hơn vì đã đc dặn trước rồi, còn những con mắt mũi bình thường lại nhỏ thó, hót yếu hơi, thiếu lực, thái độ kém hung hăng thì để trơn mang xuống chợ bán đổ đồng giá rẻ cho những người không kỹ tính cứ thấy đích thị là chim HM thì mua thôi, chứ cũng chẳng quan trọng tướng tá, giọng ca của nó, miễn sao mang về miễn sao hót đúng giọng HM là OK, và cũng đc treo tòng teng trang trọng đầu hồi nhà là đc rồi, kiểu chơi bình dân phong trào gọi là ngta có mình cũng có ý mà.

:-B Những chú Mi ở rừng mới bắt về đc 1ngày, vài ngày, vài tuần hoặc cả tháng thì đồng tử nó dần dần nở ra vòng bờ mi trên và dưới cũng dần dần tròn xoe vì mất dần chất lửa của rừng bao gồm bản năng hung hãn, thể lực suy giảm, hoảng sợ, hoặc do không ốp mái đúng phương pháp...vv

img3655.jpg


Họa mi mới bị sập bẫy


\:D/ Thế nên chính vậy mà các bác dt phải đánh dấu buộc chân, giống kiểu kẹp chì của các bác buôn chim bảo hành hàng họ, vì đôi khi về đến nhà dăm bảy con lẫn lộn, chẳng biết đâu mà lần, con hoảng nhiều thì lông xẹp nhiều, mắt giảm méo ngay, con sợ ít thì mắt cũng vẫn vậy...thế nên tránh nhầm nhọt sang trồng trọt các cụ săn mi cứ đánh dấu cho chắc cú...

Trở lại vấn đề hình dáng và mầu mắt của HM thì trên dđ đã có nhiều ae bàn đến "nhàu nhĩ" rồi, nhân vừa rồi tôi có tham khảo 1bộ hình thái và mầu sắc của mắt chim họa mi do người TQ liệt kê, đồng thời có tham khảo thêm của 1 số bác chơi HM lâu năm nên xin mạo muội phân tích chú giải để ae nào mới chơi thì biết thêm tí nào tốt tí ấy, bác nào chơi mi có cao niên tâm huyết thì xin bớt chút thời gian kiến giải cùng, để ae trên dđ đc học hỏi trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng của 1 thú chơi tao nhã này.

Thêm nữa vì là ảnh chụp bởi nhiều lý do ánh sáng, góc nhìn hạn chế nên k đc trung thực và chính xác tuyệt đối như thực tế, tuy nhiên cũng phần nào cho ae và người mới chơi HM có 1 cái nhìn khái quát nhất:

1. Lục đậu thanh> Mắt chim HM có mầu xanh đều của vỏ hạt đỗ xanh, mắt con trong ảnh mí tương đối dày (tốt), vầng lam lớn (tốt) mắt sáng tuy nhiên con mắt trong ảnh chưa đạt độ căng lửa, những người chơi HM lâu năm thường đánh giá cao mắt mầu này.

1lucdauthanh.jpg


2. Thiên lam thanh> Mắt chim mầu xanh như da trời mùa thu k có mây, đây cũng là con mắt có thần khí, chim hay và thường sống ở các cao nguyên khí hậu ôn hòa.

2thienlamthanh.jpg


3,Bạch nhãn thủy> Đây là con mắt có mầu chì hoặc dòng nước suối chảy trong khe núi, nhiều người hay gọi là "Thiết sa nhãn", những con mi có đôi mắt như vậy khi lâm trận thường lì lợm, bền sức nhưng hơi kém linh hoạt trong lối chọi.

3bachnhanthuy.jpg


4. Phỉ thúy lục> Mầu xanh của ngọc phỉ thúy gần giống màu ngọc bích hoặc nhạt mầu hơn lục đậu thanh có tí ánh xanh da trời, những con mi sở hữu cặp mắt này thường nhanh nhẹn linh hoạt kèm theo mầu lông sáng sủa.

4phithuyluc.jpg


5. Bảo thạch lục> Mắt giống màu của tảng đá lâu đời đã mọc rêu phong, cũng có thể so sánh tương đồng với mầu vỏ đỗ xanh mà các bác chơi mi chọi nhà ta hay kết>Nhìn chung HM sở hữu con mắt này thường hay, chim hót dài hơi thể lực dai bền linh hoạt.

5baothachluc.jpg


6.Hoàng kim sa> Là cặp mắt có ánh kim khí mạnh mẽ chủ đạo là mầu vàng lúc căng lên chuyển dần sang mầu nâu lục, xung quanh con ngươi có nhiều chấm dày mầu cát vàng lấp lánh mỗi khi chim lộ xung khí, kiểu "mắt lửa ngươi vàng", đây là những cặp mắt thần uy những con này hay có ngoại hình tướng ngũ trường, hót gắt gỏng làm mi hót đấu hoặc chọi thì hợp chứ để hót chơi thì nghe hơi khó chịu, sách Tầu hay gọi cặp mắt này là "Kim sa nhãn" và xếp nó hạng đầu trong bộ mi chọi.

6hoangkimsa.jpg


7. Nguyệt bạch nhãn> Ánh sắc của mắt HM khi lộ khí thì sáng quắc như trăng rằm,kèm theo lam mầu sáng họa trắng rõ nét, những con sở hữu cặp mắt này thường dũng mãnh hăng hái dữ dội ở những phút đầu đánh trận, gặp con yếu vía là hoảng hốt thua ngay.

7nguyetbachnhan.jpg


8. Xà nhãn> Con nào có cặp mắt này thường là con dị tướng, mắt mầu hổ phách, mỏ to đầu hộp, chân lộc ngộc nhưng di chuyển nhanh nhẹn vì kèm theo thân mình gọn lông tơi nhưng ốp và sáng mầu, bàn khóa ngón rất dầy và ngắn, đồng tử nhìn hoang dã lạnh lùng và nhỏ tí như mắt rắn giáo hoặc rắn đuôi chuông, cát bao quanh đồng tử hầu như k có hoặc nếu có cũng rất nhỏ và nhiều, mờ dải đều ở nhãn cầu.

8xanhan.jpg


9. Thái hoa hoàng> Mầu mắt vàng tươi sáng như mầu hoa hòe ở Việt Nam kèm theo lam mắt sáng mầu, cát xung quanh con ngươi mầu nâu sáng hoặc mầu vàng thư, những con này hót hay mau mỏ tuy nhiên sức không đc bền lâu.

9thaihoahoang.jpg


10. Đạm lục sa> Đây là cặp mắt ghi xám hoặc tối mầu nhưng có những chấm nhỏ cát bao quanh con ngươi hoặc lấm tấm quanh nhãn cầu mầu xanh lục hoặc ghi xanh lục.

10damlucsa.jpg


11. Khôi bạch thủy> Xung quanh con ngươi có một viền sáng lấp lánh như dòng sông ngân trên bầu trời vậy, có người chơi thích có người thì không vì lúc căng lửa nhìn nó mạnh mẽ hào hoa nhưng lúc k có lửa nhìn mắt nó buồn như có sương khói bao phủ.

11bachkhoithuy.jpg


12. Kim hoàng sa> Về cơ bản tương đồng với con mát số sáu tuy nhiên khác biệt đôi chút là có những chấm cát dầy mầu trắng sáng bao quanh con ngươi, những con này sức bền vừa phải.

12kimhoangsa.jpg


13,Khôi nhãn> Đây là con mắt sáng trong một sắc, nhiều người hay gọi là "Huy sa nhãn", lúc căng hết tầm cũng là con chim hay tuy nhiên bị tụt lửa thì lâu lấy lại đc phong độ đỉnh cao.

13khoinhan.jpg


14. Hoàng kim nhãn> Cặp mắt có ánh vàng, ánh đồng kim khí một mầu từ con ngươi đến đồng tử và cũng gần giống mắt chim khiếu mái, thể lực sức bền và độ lì khá tốt tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào mái thúc nên hay bỏ trận mà k có nguyên do.

14hoangkimnhan.jpg


15. Đại thanh nhãn> Cặp mắt xanh nhạt mầu da trời đồng thời mầu lam mắt cũng nhạt và gần như trùng mầu với nhau.

15daithanhnhan.jpg



b-) Lạm bàn về mầu mắt là vậy tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần trong tổng thể những tiểu tiết quan trọng của chim HM mà thôi, bên cạnh đó cần một chế độ ăn uống tích cực, cách chăm sóc và nước nuôi của người chơi cộng với thời điểm con chim có căng hay không nữa, dù sao cũng phải thừa nhận rằng mầu mắt và hình thái của HM quả thật là quan trọng bậc nhất và là đầu tiên trong cách chọn lựa cũng như đánh giá ưu nhược điểm của một chú chim hay.
Tuy nhiên khi đưa bảng mắt cho các bác bẫy họa mi chuyên nghiệp tham khảo cũng có thêm rằng thỉnh thoảng các bác vẫn bẫy đc những con có cặp mắt đỏ đậm như mắt khiếu và những con này bất biết là to nhỏ dài ngắn thế nào cũng giữ lại nuôi vì sau này nó thường rất hung dữ, tính khí hơi điên điên (quái dị), hay mổ phá lồng bẫy nhưng lại hót khá nhiều giọng, lúc to nhỏ mượt mà lúc hằn học độc ác rất hợp cho những bác chơi mi sống cô đơn hay ở thung lũng đồi nương xa dân cư ở vì trong giọng hót của nó có nhiều sắc thái cuộc đời nếu tinh tai mới cảm nhận đc. Các bác ấy còn đế thêm vào: Hót thế mới có chất hoang dại và bão tố của rừng xanh đại ngàn chứ. Viết đến đoạn này tôi chợt nhớ tới con mi mắt đỏ của 1 bác dân tộc Thái ở Mai Châu HB nuôi nó 3 năm đi làm chim mồi rất xuân, vì túng tiền làm nhà nên bán nó cho 1 người chơi mi chọi ở Tân Lạc HB người chủ mới mang về đánh thắng liên tiếp 13 trận thu hời kha khá, sau đó nửa năm ô chủ cũ kiếm đc tiền xuống chuộc lại kèm xách theo 1 con mi mộc hay thì nó đã lưu lạc k rõ nơi nào mất rồi...

<:p Ngoài ra theo các bác ấy thì qua ảnh chụp không phản ánh đc tổng thể bản chất tốt của con mi vì có con căng lửa có con thì không, hơn nữa nó còn phải kèm với thái độ của con chim thì mới kiểm chứng đc loài "hùng điểu" này đang ở thời điểm phong độ nào cũng như giai đoạn nào trong cuộc đời của nó.

Nhưng dù vậy đây cũng là tư liệu quí có ích cho các bác bỡ ngỡ mới biết chơi HM, chứ các cụ lão làng chỉ cần nhìn thoáng qua, kể cả lúc nó rớt phong độ cũng chọn đc con mi đỉnh theo tiêu chí trên đây và riêng theo ý thích và nước nuôi của các cụ roàiiiiiiiiiii hì

PS: Tư liệu tham khảo cho bài viết này: Bác Binhls...?
CT hoàn thiện bài này trong tình trạng đau đầu do trời nắng và đi st tư liệu nên không quán xuyến hết đc nội dung nếu sơ xuất được cáo lỗi và xin được các bác góp ý để điều chỉnh kịp thời.



Chiến binh già của đại ngàn hót

[YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=1OLphHjZ0SI[/YOUTB][/IMG]
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

Bài viết rất bổ ích. Cám ơn bác
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

hix xem thì xem thế thôi chứ bây h đi lựa chim ở các tiệm chim hay các tay lái buôn toàn chim có cùng 1 màu giống nhau chẵn có con nào gọi là Kim sa nhãn hay Hoàng Kim Nhãn j cả. buồn quá, chỉ biết lựa con nào mỏ mỏng mau mỏ dáng đẹp là dớt ze. hix chán thế
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

hix bác nuôi mi chung sao mà nó k bị đè vậy bác? em nuôi 5 con mi mà k dám để gần cũng k cho thấy mặt nhau sợ bị bể chim. xin bác chút kinh nghiệm nuôi kiểu bầy đàn như thế thấy thoải mái, vui nhộn hơn mà chim k bị đè :D
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

bài viết thật bổ ích, bác thật là mất nhiều công sức và nhiệt huyết a e trong diễn đàn có thêm nhiều kinh nghiệm nữa rùi.thanks bác cái nữa
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

Cảm ơn bác vì bài viết rất bổ ích. Em mới chơi chim nên hay đi xem. Nói thật là cứ đến gần con mộc hay mộc dở nào để xem thì nó nhảy. Chả biết mắt nó màu gì nữa, cứ thấy nó hót móng vuốt đầy đủ to to chim 1 tý giá giẻ là sút. :-@ còn chim thuộc thì kinh tế có hạn kg chơi được.
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

Nếu muốn chơi tốt các bác phải lên tận bản bắt chim của thợ bẫy.Chim mộc đẹp giá cũng cao nhưng chơi thì bền và hay.Mua ở tiệm thì tỉ lệ chắc là 0,01% là chim tốt.Bác Cóc tía viết bài hay quá.Mắt chim mộc e chọn màu Hoàng Kim Sa là ok nhất.Nhưng chim hay thì tùy con:-bd
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

ủa Anh Cóc Tía cho em hỏi thêm là màu mắt nào phổ biếng ở VN mình vậy.
Em có nghe 1 số người nói màu mắt màu đỏ chim đá hay bỏ đòn lắm kg biết thưc hư thế nào.
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

Cảm ơn bác vì bài viết rất bổ ích. Em mới chơi chim nên hay đi xem. Nói thật là cứ đến gần con mộc hay mộc dở nào để xem thì nó nhảy. Chả biết mắt nó màu gì nữa, cứ thấy nó hót móng vuốt đầy đủ to to chim 1 tý giá giẻ là sút. :-@ còn chim thuộc thì kinh tế có hạn kg chơi được.

**==:)\m/
Bạn muốn chọn mộc dở hay mộc tinh đi nữa cũng k khó đâu, bạn sẽ săm soi nó rất kỹ từ móng vuốt, mỏ, lông, mắt mũi từng chi tiết...mà k hề làm ả/hưởng đến nó, lần sau đi mua mi mộc bạn mang theo cái đèn pin và mang vào buồng tối khẽ khàng thì ngắm nhìn vô tư thoái mái nhé. Xem ban đêm thì càng tốt, (nhớ 1 lần có 1 bạn ở dđ than thở mua 1con mi bị sâu hết ngón chân vì mua lúc chiều khi nó đang nhảy huỳnh huỵch vì cả tin và ngại xem kỹ nên bị lừa, mà đó cũng k phải con mộc đâu).
Bạn chọn mộc để chơi vậy cũng tốt vì hợp với kinh tế, lại hiểu đc nết của con chim khi chất+lửa rừng vẫn còn, lại k bị mua hớ, nhầm phải con vỡ, con thải loại.
Tôi cũng khoái chọn mộc để luyện chơi lắm đó vì ở đó đòi hỏi ng chơi phải suy đoán diễn giải bản chất thái độ, sức khỏe, qua chân cẳng mắt mỏ và giọng hót...vv của nó khi còn ở rừng về rất là thú vị....và định hình tương lai huấn luyện như thế nào cho thích hợp.
Ví dụ thế này nhé: Bạn ngắm con mộc rồi nghe giọng hót thì ưng lắm rồi nhưng khốn nỗi nó lại bị rụng hêt lông đuôi...vậy khi đó bạn sẽ suy luận thế nào với biết bao câu hỏi cho cái đuôi phù hợp sau này của nó nhỉ?
Ở trên thảo nguyên Mông Cổ những kỵ mã siêu đẳng là những người đc xếp hạng bởi đếm số đầu ngựa hoang bị người ấy thu phục đó bạn, thế nên chơi được mi mộc là bạn đang sở hữu chữ nhẫn và chữ tâm rất quý đấy...!!!
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

Anh có lập topic làm sao xác định độ tuổi của mi đi anh. Mà nhà anh ở đâu vậy.
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

Bác CT làm thêm vài topic về chân, mỏ, đầu nữa đi bác
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

Bác CT làm thêm vài topic về chân, mỏ, đầu nữa đi bác

:)):))>:):)):))
Hì hì tớ chỉ khoái cổ cánh lòng mề tiết canh để nhắm rượu hơn là món đầu mỏ, chân cứng quèo khó nhá lắm>già nên răng lung lay hết cả roàiiiiiiiii.........hix
Đùa vui đấy để cho tớ rảnh rỗi sẽ làm thêm, vì trình độ gõ chữ lại kém lắm chậm như rùa bò, bây giờ nắng nôi ôm quả máy tính hàng tiếng đồng hồ mới xong 1 đoạn nó tỏa nhiệt khiếp quá nóng hết cả các loại máy móc....chạy chậm rì rì...hì
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

Thank bác coc tia rất nhiều. 1 kinh nghiệm rất hay cho những ai kinh tế hạn hẹp và yêu thích thuần hóa mộc. Mà bác cho hỏi luôn nick bác có ý nghĩa là gì thế. Có phải là coc có mầu tía à.
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

ủa Anh Cóc Tía cho em hỏi thêm là màu mắt nào phổ biếng ở VN mình vậy.
Em có nghe 1 số người nói màu mắt màu đỏ chim đá hay bỏ đòn lắm kg biết thưc hư thế nào.

:D:)>-;)1.
Tớ có đk nên hay được đi thực tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc lắm và đến đâu cũng ngó nghiêng chim HM của các bác chơi chim và bẫy chim, duy nhất tớ chưa nhìn thấy mi từ Nghệ An trở vào, theo như đã gặp thì mắt HM ở VN rất phong phú k thiếu 1 mầu gì cả, tuy nhiên phổ biến nhất có lẽ là mầu xanh lục đậu và vàng lục, mầu Thiên Lam Thanh tớ cũng nghe kể thôi chứ cũng chưa thấy mà các bác dân tộc thì cũng k có máy ảnh để chụp lại nên cũng chịu, các cụ ấy bảo hay đánh đc ở Pà Cò và Cao nguyên Mộc Châu quanh năm mây bao phủ mát mẻ nên tớ cũng suy đoán là do khí hậu ôn đới nên hay có màu mắt ấy...?
2. Bỏ đòn thì nhiều con cũng bỏ chứ cứ gì con mắt đỏ, tuy nhiên nó ít và hiếm nên hay bị săm xoi ngoài ra vì nó độc đáo thế nên hay bị gièm pha trên sới chọi, nếu chủ chim tức khí hoặc tâm lý mất tự tin cũng làm thần khí con mi khi chọi kém đi khá nhiều...Và biết đâu đây cũng là 1 kế "giấu trời qua biển" để chủ chim chán hoặc dao động mà thanh lý??? Chứ với tớ gặp con mắt đỏ ngầu như thế mà mộc là mua ngay...
Lưu ý với Bri là mắt đỏ lừ như mắt khiếu nhé chứ không lờ lờ hanh đỏ + ánh vàng đâu>có thể con như này mới hay bỏ đòn. Chứ tớ gặp con mắt đỏ lừ rồi thái độ khi gặp đối thủ như trâu điên ý.
Tuy vậy con mắt như thế nào đi nữa mà bước vào sới chọi mãi rồi cuối cùng tàn cuộc cũng chiến bại hết và đều bỏ đòn như nhau cả thôi mà...!
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

hix sao bác k tl em nhỉ ???? bác có thể chia sẻ kinh nghiệm làm sao nuôi mi theo kiểu bầy đàn mà k bị đè như trong clip k vậy bác ?
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

:)):))>:):)):))
Hì hì tớ chỉ khoái cổ cánh lòng mề tiết canh để nhắm rượu hơn là món đầu mỏ, chân cứng quèo khó nhá lắm>già nên răng lung lay hết cả roàiiiiiiiii.........hix
Đùa vui đấy để cho tớ rảnh rỗi sẽ làm thêm, vì trình độ gõ chữ lại kém lắm chậm như rùa bò, bây giờ nắng nôi ôm quả máy tính hàng tiếng đồng hồ mới xong 1 đoạn nó tỏa nhiệt khiếp quá nóng hết cả các loại máy móc....chạy chậm rì rì...hì

Vâng em sẽ hóng chờ các bài viết tiếp theo của bác. Bác giữ sức khỏe để viết tiếp nhé, đặt máy tính lên đùi là không tốt tý nào đâu hỏng hết chym cò đấy bác ạ b-(.
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

hix bác nuôi mi chung sao mà nó k bị đè vậy bác? em nuôi 5 con mi mà k dám để gần cũng k cho thấy mặt nhau sợ bị bể chim. xin bác chút kinh nghiệm nuôi kiểu bầy đàn như thế thấy thoải mái, vui nhộn hơn mà chim k bị đè :D

hix sao bác k tl em nhỉ ???? bác có thể chia sẻ kinh nghiệm làm sao nuôi mi theo kiểu bầy đàn mà k bị đè như trong clip k vậy bác ?

:-"b-:)o):-"
Thì cũng phải thông cảm cho tớ chứ câu hỏi thì ngắn và lại nhiều cả ý, đôi khi là ngẫu hứng gõ tý là xong còn trả lời thì dài cái khoản gõ chữ của tớ là hơi kém mà sk thì bây giờ xuống lắm "có tuổi" roài mà hì....
***Nuôi mi mà k bị đè thì cũng đơn giản thôi nhưng hơi mất thời gian 1 tý, đầu tiên mi mộc mới mang về nên để cách ly k thấy mặt nhau chỉ cho nghe hót vẳng thôi làm vậy 1,2 tháng trở lên, mỗi khi cho tắm táp thì cho con cũ tắm trước con mới tắm sau và đừng đổ nước cũ đi chỉ thêm vào cho đầy thôi, cũng có con yếu vía tịt hót mất 1 thời gian nhưng bạn cứ yên tâm nó sẽ hót lại thôi ngoài ra có thêm e mái kêu loạn lên thế là ổn. K nên dí dấm nhìn thấy nhau chán chẳng làm gì đc thì chúng cũng quen và sau đó chỉ tập chung vào chuyên môn là hót mà thôi.
Chủ yếu bạn tập cho chúng tính thích nghi thôi mà đến như sư tử ở cùng với cừu chó, ngựa dê mà vẫn sống hòa thuận và cùng diễn xiếc với nhau đó bạn.
Trên tớ các bác cán bộ hoặc hưu trí nuôi kiểu này nhiều lắm vì sân vườn rộng mênh mông về cơ bản chẳng có bí kíp gì cả.
Lưu ý là nuôi hót thì ok còn nếu mang chọi thì lại phải tách ra hồ lại vì để bầy đàn vậy thì nó hót suốt ngày và luôn căng nên sẽ rạc chim nên chớ mang chọi đỉnh cao mà k bền hơi đâu nhé, nhưng đc cái dí con lạ vào là chúng gào ầm lên như muốn xé xác ăn sống nuốt tươi ấy> bầy đàn mà! hì
Thân chào!
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

hihi cảm ơn bác. để em thử vs mấy em ở nhà, nuôi 5 em mà lúc nào cũng sợ bị đè nhau cứ để xa xa k cho thấy mặt nhau, h đang thay lông hết 3 em để gần mà cũng hót ào lên :(
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

Lưu ý với Bri là mắt đỏ lừ như mắt khiếu nhé chứ không lờ lờ hanh đỏ + ánh vàng đâu
Theo em màu mắt đỏ hẳn thì còn dữ chứ màu mắt như bác nói là màu nước mắm thì có khi còn khó chơi. Màu mắt được đánh giá cao có lẽ là màu mắt số 2. Em mới nhìn và gặp một vài màu mắt. Nhwung vn hàu như là màu mắt số 1.
 
Ðề: Bàn về Mắt Họ@ Mi

Tks chủ top đã chia sẻ cùng ae mọi miền !
 
Bên trên