Y học hiện đại ví căn bệnh này là “kẻ giết người thầm lặng” bởi những biểu hiện của nó thường không rõ ràng. Thế nhưng, khi được phát hiện thì bệnh thường đã biến chứng ở mức độ nghiêm trọng.
Quả cau tươi – thành phần không thể thiếu trong bài thuốc khắc chế tiểu đườnBài thuốc rẻ tiền, dễ kiếm "đánh bay" tiểu đường trong ít ngàyg. Ảnh TG
Trước nguy cơ đó, cả Đông và Tây y đã có nhiều nỗ lực trong việc tiêu trừ, đẩy lùi căn bệnh này. Tại TP. HCM, một vị lương y đã nghiên cứu và tìm ra bài thuốc khắc chế bệnh tiểu đường với những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Đó là dùng quả cau cảnh và trái cóc dại sắc thành nước, dùng chữa cho bệnh nhân tiểu đường khá hiệu quả.
Nhân duyên thừa hưởng bài thuốc lạ
Người chúng tôi đang nói đến là lương y Hứa Hiền Quang, thầy thuốc Đông y xuất thân trong một gia đình Hoa kiều có truyền thống lâu đời làm thuốc. Đã nhiều năm nay, phòng khám Đông y của lương y Quang (ngay dưới chân cầu Ông Lãnh, Q.1, TP. HCM) là địa chỉ tin cậy của không ít bệnh nhân từ khắp nơi tìm về. Khi chúng tôi đến, dù đã chiều muộn nhưng bệnh nhân vẫn còn rất đông. Dáng vẻ tất bật, thi thoảng ông lại quay qua chỗ chúng tôi ngồi nhắc khéo, xin thông cảm vì phải đợi lâu. Qua chia sẻ, chúng tôi được biết, Lương y Quang sinh ra tại Sài Gòn. Cha ông là một thầy thuốc nổi tiếng. Ngay từ nhỏ, ông đã được cha truyền lại cho những bài thuốc Nam quý giá. Vì lẽ đó, ông sớm thông thạo về tác dụng của các loại thảo dược tự nhiên. Khi lớn lên, ông quyết theo nghề thuốc của gia đình và trở thành niềm tự hào của dòng họ. Lương y Quang cho biết: “Những phương thuốc hiện nay tôi đang dùng phần lớn được kế nghiệp từ cha. Ông cũng chính là người chỉ dạy cho tôi cái tâm của một thầy thuốc phải hết lòng với bệnh nhân. Không những thế, tôi còn học được ở ông tính độc lập, ham học hỏi trong công việc”.
Quả cau tươi – thành phần không thể thiếu trong bài thuốc khắc chế tiểu đường. Ảnh TG
Ngoài ra, vị lương y này còn có sở thích sưu tầm các bài thuốc Nam từ trong dân gian và các loại sách Đông y cổ. Lương y Quang lấy từ trong ngăn tủ ra một cuốn sách y học cổ bằng chữ Hán. Ông biết khá rành rọt về loại cổ tự này nên không khó khăn để tìm hiểu những phương thuốc của người Trung Hoa và sau đó kết hợp với cách điều trị của người Việt. Điều đặc biệt, những bài thuốc ông sử dụng cho bệnh nhân không chỉ đạt hiệu quả cao mà giá thành cũng rất thấp. “Nhờ cuốn sách y học cổ này mà tôi tìm ra được bài thuốc chữa trị căn bệnh “khó nói” cho chị em phụ nữ. Đó là căn bệnh huyết trắng, một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung sau này”, lương y Quang cho biết.
Đối với chứng bệnh “khó nói” của phụ nữ, ông cho biết, các thành phần của phương thuốc gồm: Đẳng sâm, phục linh, bạch truật và cam thảo kết hợp với vỏ quýt. Phương thức sử dụng thuốc khá đơn giản, chỉ cần đem sắc lấy nước uống theo công thức: Sắc ba chén nước lấy một chén, lần sắc tiếp theo chỉ đổ vào hai chén cạn còn 8 phần. Tác dụng sẽ giúp bổ khí kiện tỳ, tức phục hồi khí từ bên trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh kiên trì uống thuốc thì bệnh sẽ thuyên giảm và dứt hẳn tùy vào cơ địa của từng người và tình trạng của bệnh.
Tuy nhiên, lương y Hứa Hiền Quang được nhiều người biết đến với biệt tài chữa bệnh tiểu đường, căn bệnh được xem là nỗi nhức nhối thời đại. Điều ngạc nhiên, căn bệnh phức tạp này có thể được khắc chế bằng bài thuốc cực kì đơn giản. Nguyên liệu là hai loại trái dân dã của người Việt mà nơi nào cũng có, đó là cau cảnh và trái cóc. Đối với ông, sở hữu được bài thuốc này cũng là một cái duyên, không phải ai làm thuốc cũng có may mắn như vậy. Lương y Quang kể, cách đây đúng ba năm, trong một lần đi chợ ở gần nhà, ông vô tình gặp lại một người phụ nữ đã từng quen trên chùa trước đó. Sau khi trò chuyện, cảm động trước tấm lòng hành thiện của lương y Quang, người phụ nữ đã chia sẻ bài thuốc quý. Ông Quang nói: “Chỉ gặp tôi vỏn vẹn 2 lần nhưng không hiểu sao, bà ấy lại “chỉ điểm” rồi mách nước cho bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng hai loại trái cau cảnh và cóc. Ban đầu, tôi cũng bán tính bán nghi nhưng đến khi trực tiếp sử dụng, nhận thấy sự chuyển biến tích cực của người bệnh, tôi mới dám tin”.
Bài thuốc đơn giản
Giấy chứng nhận chẩn đoán bệnh theo Y học cổ truyển trao cho lương y Hứa Hiền Quang. Ảnh TG
Theo như lời của lương y Quang, bài thuốc chữa căn bệnh “thời đại” được người phụ nữ kia truyền dạy có nói tường tận: Sắc thuốc cho người bệnh uống phải theo nguyên tắc “nam thất nữ cửu”, tức mỗi thứ 7 trái cho nam và 9 trái cho nữ (theo quan niệm nam 7 vía, nữ 9 vía). Uống ngày 3 lần hoặc uống thay nước hàng ngày như trà. “Ban đầu, tôi chưa tin nhưng khi áp dụng cho bệnh nhân đã từng chữa trị ở nhiều nơi không khỏi thì chỉ sau một thời gian ngắn, bệnh tình đã tiến triển rất khả quan. Đồng thời, tôi hướng dẫn người bệnh không nên ăn những thức ăn có nhiều chất đạm, đường. Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên để tiết mồ hôi giúp điều hòa cơ thể. Cứ mỗi đợt uống 20 ngày, sau đó đi xét nghiệm và chỉ sau hơn một tháng, căn bệnh đái tháo đường đã thuyên giảm hẳn. Tôi cũng áp dụng cho bệnh nhân uống thêm trái dừa cạn sau khi đã ổn định để đảm bảo chắc chắn rằng, các chất độc được thải hết ra ngoài”, lương y Quang cho biết.
Hơn 40 năm hành nghề thuốc, lương y Hứa Hiền Quang quan niệm, nếu người thầy thuốc sở hữu được bài thuốc quý mà không chia sẻ cho mọi người, chỉ muốn giữ khư khư làm của riêng thì không đúng với cái tâm của nghề. Bởi vậy, không chỉ riêng đối với bài thuốc chữa đái tháo đường mà tất cả các phương thuốc hiệu quả, ông đều sẵn lòng chia sẻ cho những ai tìm đến phòng khám Tân Tế Dân. “Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường tôi may mắn được người ta truyền lại thì nay tôi cũng chia sẻ cho những ai có nhu cầu. Các dược liệu cũng dễ tìm và ít tốn kém… Bởi vậy, tôi hy vọng nhiều người biết đến phương thuốc dân gian nhưng vô cùng quý báu này”, lương y Quang tâm sự.
Lương y Quang nói thêm, nếu như sau 20 ngày uống liên tục nước từ trái cóc và trái cau cảnh thì bệnh nhân nên đi xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đường máu đã trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh cần có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bị bệnh đái tháo đường.
Phòng khám Tân Tế Dân ngày càng được nhiều người biết đến nhưng ngày ngày, lương y Quang vẫn không ngừng học hỏi, tìm tòi những bài thuốc mới trong dân gian. Tính đến nay, ông không thể nhớ rõ mình đã chữa khỏi bệnh đái tháo đường từ trái cau cảnh và trái cóc cho biết bao nhiêu người bệnh. Với tấm lòng của một lương y, lại được sinh ra trong đói khổ, ông hiểu hơn ai hết cảnh mắc bệnh nhưng không có điều kiện chữa trị. Bởi vậy, bệnh nhân tìm đến ông nếu có hoàn cảnh khó khăn, éo le (người già neo đơn), ông đều chữa hoàn toàn miễn phí mà không hề đòi hỏi một chút tư lợi nào cho bản thân. Với đóng góp vì sức khỏe cộng đồng, mới đây nhất, lương y Hứa Hiền Quang đã được Hội Đông y Việt Nam trao tặng tấm bằng khen kỷ niệm chương vì sự nghiệp đông y. “Theo cha đi khám bệnh từ nhỏ, tôi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, giàu nghèo đều có cả. Chính cái tâm, cái tài của cha là kim chỉ nam cho tôi đi đúng con đường người lương y như hôm nay”, lương y Hứa Hiền Quang nói.
Qua nghiên cứu, lương y Đinh Công Bảy – nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM nhận thấy trong trái cau có nhiều thành phần chất như: alcahoit, tanin, arecolin có tính hạ khí, hành thủy thông đại tiểu trường. Dùng loại quả này có thể chữa được các chứng như: Trương tích, chướng khí, sát trùng, tạ hạ. Hạt cau có vị đắng chát, có tác dụng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tả lỵ, sốt rét, phù thũng. Vỏ cau trị thủy thũng, lợi tiểu. Trái cóc lại là một loại quả có vị chua và ngọt rất dễ ăn. Trong loại trái này chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu đối với người mắc chứng tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 (bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất). Hơn nữa, đây còn là loại quả có giá trị nhiều về mặt dinh dưỡng, phần thịt của quả cóc gồm các chất: lipid, acid, tro, glucid, protein, cellulose.
theo Gia đình và xã hội
Quả cau tươi – thành phần không thể thiếu trong bài thuốc khắc chế tiểu đườnBài thuốc rẻ tiền, dễ kiếm "đánh bay" tiểu đường trong ít ngàyg. Ảnh TG
Trước nguy cơ đó, cả Đông và Tây y đã có nhiều nỗ lực trong việc tiêu trừ, đẩy lùi căn bệnh này. Tại TP. HCM, một vị lương y đã nghiên cứu và tìm ra bài thuốc khắc chế bệnh tiểu đường với những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Đó là dùng quả cau cảnh và trái cóc dại sắc thành nước, dùng chữa cho bệnh nhân tiểu đường khá hiệu quả.
Nhân duyên thừa hưởng bài thuốc lạ
Người chúng tôi đang nói đến là lương y Hứa Hiền Quang, thầy thuốc Đông y xuất thân trong một gia đình Hoa kiều có truyền thống lâu đời làm thuốc. Đã nhiều năm nay, phòng khám Đông y của lương y Quang (ngay dưới chân cầu Ông Lãnh, Q.1, TP. HCM) là địa chỉ tin cậy của không ít bệnh nhân từ khắp nơi tìm về. Khi chúng tôi đến, dù đã chiều muộn nhưng bệnh nhân vẫn còn rất đông. Dáng vẻ tất bật, thi thoảng ông lại quay qua chỗ chúng tôi ngồi nhắc khéo, xin thông cảm vì phải đợi lâu. Qua chia sẻ, chúng tôi được biết, Lương y Quang sinh ra tại Sài Gòn. Cha ông là một thầy thuốc nổi tiếng. Ngay từ nhỏ, ông đã được cha truyền lại cho những bài thuốc Nam quý giá. Vì lẽ đó, ông sớm thông thạo về tác dụng của các loại thảo dược tự nhiên. Khi lớn lên, ông quyết theo nghề thuốc của gia đình và trở thành niềm tự hào của dòng họ. Lương y Quang cho biết: “Những phương thuốc hiện nay tôi đang dùng phần lớn được kế nghiệp từ cha. Ông cũng chính là người chỉ dạy cho tôi cái tâm của một thầy thuốc phải hết lòng với bệnh nhân. Không những thế, tôi còn học được ở ông tính độc lập, ham học hỏi trong công việc”.
Quả cau tươi – thành phần không thể thiếu trong bài thuốc khắc chế tiểu đường. Ảnh TG
Ngoài ra, vị lương y này còn có sở thích sưu tầm các bài thuốc Nam từ trong dân gian và các loại sách Đông y cổ. Lương y Quang lấy từ trong ngăn tủ ra một cuốn sách y học cổ bằng chữ Hán. Ông biết khá rành rọt về loại cổ tự này nên không khó khăn để tìm hiểu những phương thuốc của người Trung Hoa và sau đó kết hợp với cách điều trị của người Việt. Điều đặc biệt, những bài thuốc ông sử dụng cho bệnh nhân không chỉ đạt hiệu quả cao mà giá thành cũng rất thấp. “Nhờ cuốn sách y học cổ này mà tôi tìm ra được bài thuốc chữa trị căn bệnh “khó nói” cho chị em phụ nữ. Đó là căn bệnh huyết trắng, một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung sau này”, lương y Quang cho biết.
Đối với chứng bệnh “khó nói” của phụ nữ, ông cho biết, các thành phần của phương thuốc gồm: Đẳng sâm, phục linh, bạch truật và cam thảo kết hợp với vỏ quýt. Phương thức sử dụng thuốc khá đơn giản, chỉ cần đem sắc lấy nước uống theo công thức: Sắc ba chén nước lấy một chén, lần sắc tiếp theo chỉ đổ vào hai chén cạn còn 8 phần. Tác dụng sẽ giúp bổ khí kiện tỳ, tức phục hồi khí từ bên trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh kiên trì uống thuốc thì bệnh sẽ thuyên giảm và dứt hẳn tùy vào cơ địa của từng người và tình trạng của bệnh.
Tuy nhiên, lương y Hứa Hiền Quang được nhiều người biết đến với biệt tài chữa bệnh tiểu đường, căn bệnh được xem là nỗi nhức nhối thời đại. Điều ngạc nhiên, căn bệnh phức tạp này có thể được khắc chế bằng bài thuốc cực kì đơn giản. Nguyên liệu là hai loại trái dân dã của người Việt mà nơi nào cũng có, đó là cau cảnh và trái cóc. Đối với ông, sở hữu được bài thuốc này cũng là một cái duyên, không phải ai làm thuốc cũng có may mắn như vậy. Lương y Quang kể, cách đây đúng ba năm, trong một lần đi chợ ở gần nhà, ông vô tình gặp lại một người phụ nữ đã từng quen trên chùa trước đó. Sau khi trò chuyện, cảm động trước tấm lòng hành thiện của lương y Quang, người phụ nữ đã chia sẻ bài thuốc quý. Ông Quang nói: “Chỉ gặp tôi vỏn vẹn 2 lần nhưng không hiểu sao, bà ấy lại “chỉ điểm” rồi mách nước cho bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng hai loại trái cau cảnh và cóc. Ban đầu, tôi cũng bán tính bán nghi nhưng đến khi trực tiếp sử dụng, nhận thấy sự chuyển biến tích cực của người bệnh, tôi mới dám tin”.
Bài thuốc đơn giản
Giấy chứng nhận chẩn đoán bệnh theo Y học cổ truyển trao cho lương y Hứa Hiền Quang. Ảnh TG
Theo như lời của lương y Quang, bài thuốc chữa căn bệnh “thời đại” được người phụ nữ kia truyền dạy có nói tường tận: Sắc thuốc cho người bệnh uống phải theo nguyên tắc “nam thất nữ cửu”, tức mỗi thứ 7 trái cho nam và 9 trái cho nữ (theo quan niệm nam 7 vía, nữ 9 vía). Uống ngày 3 lần hoặc uống thay nước hàng ngày như trà. “Ban đầu, tôi chưa tin nhưng khi áp dụng cho bệnh nhân đã từng chữa trị ở nhiều nơi không khỏi thì chỉ sau một thời gian ngắn, bệnh tình đã tiến triển rất khả quan. Đồng thời, tôi hướng dẫn người bệnh không nên ăn những thức ăn có nhiều chất đạm, đường. Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên để tiết mồ hôi giúp điều hòa cơ thể. Cứ mỗi đợt uống 20 ngày, sau đó đi xét nghiệm và chỉ sau hơn một tháng, căn bệnh đái tháo đường đã thuyên giảm hẳn. Tôi cũng áp dụng cho bệnh nhân uống thêm trái dừa cạn sau khi đã ổn định để đảm bảo chắc chắn rằng, các chất độc được thải hết ra ngoài”, lương y Quang cho biết.
Hơn 40 năm hành nghề thuốc, lương y Hứa Hiền Quang quan niệm, nếu người thầy thuốc sở hữu được bài thuốc quý mà không chia sẻ cho mọi người, chỉ muốn giữ khư khư làm của riêng thì không đúng với cái tâm của nghề. Bởi vậy, không chỉ riêng đối với bài thuốc chữa đái tháo đường mà tất cả các phương thuốc hiệu quả, ông đều sẵn lòng chia sẻ cho những ai tìm đến phòng khám Tân Tế Dân. “Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường tôi may mắn được người ta truyền lại thì nay tôi cũng chia sẻ cho những ai có nhu cầu. Các dược liệu cũng dễ tìm và ít tốn kém… Bởi vậy, tôi hy vọng nhiều người biết đến phương thuốc dân gian nhưng vô cùng quý báu này”, lương y Quang tâm sự.
Lương y Quang nói thêm, nếu như sau 20 ngày uống liên tục nước từ trái cóc và trái cau cảnh thì bệnh nhân nên đi xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đường máu đã trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh cần có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bị bệnh đái tháo đường.
Phòng khám Tân Tế Dân ngày càng được nhiều người biết đến nhưng ngày ngày, lương y Quang vẫn không ngừng học hỏi, tìm tòi những bài thuốc mới trong dân gian. Tính đến nay, ông không thể nhớ rõ mình đã chữa khỏi bệnh đái tháo đường từ trái cau cảnh và trái cóc cho biết bao nhiêu người bệnh. Với tấm lòng của một lương y, lại được sinh ra trong đói khổ, ông hiểu hơn ai hết cảnh mắc bệnh nhưng không có điều kiện chữa trị. Bởi vậy, bệnh nhân tìm đến ông nếu có hoàn cảnh khó khăn, éo le (người già neo đơn), ông đều chữa hoàn toàn miễn phí mà không hề đòi hỏi một chút tư lợi nào cho bản thân. Với đóng góp vì sức khỏe cộng đồng, mới đây nhất, lương y Hứa Hiền Quang đã được Hội Đông y Việt Nam trao tặng tấm bằng khen kỷ niệm chương vì sự nghiệp đông y. “Theo cha đi khám bệnh từ nhỏ, tôi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, giàu nghèo đều có cả. Chính cái tâm, cái tài của cha là kim chỉ nam cho tôi đi đúng con đường người lương y như hôm nay”, lương y Hứa Hiền Quang nói.
Qua nghiên cứu, lương y Đinh Công Bảy – nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM nhận thấy trong trái cau có nhiều thành phần chất như: alcahoit, tanin, arecolin có tính hạ khí, hành thủy thông đại tiểu trường. Dùng loại quả này có thể chữa được các chứng như: Trương tích, chướng khí, sát trùng, tạ hạ. Hạt cau có vị đắng chát, có tác dụng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tả lỵ, sốt rét, phù thũng. Vỏ cau trị thủy thũng, lợi tiểu. Trái cóc lại là một loại quả có vị chua và ngọt rất dễ ăn. Trong loại trái này chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu đối với người mắc chứng tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 (bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất). Hơn nữa, đây còn là loại quả có giá trị nhiều về mặt dinh dưỡng, phần thịt của quả cóc gồm các chất: lipid, acid, tro, glucid, protein, cellulose.
theo Gia đình và xã hội