Nếu muốn con mình trở thành đứa trẻ biết điều, ngoan ngoãn và tự tin, bạn hãy nói những câu “thần chú” này với con hàng ngày!
1. Ba/mẹ yêu con!
Đây là câu nói con bạn muốn nghe hơn bất cứ điều gì, nếu kèm theo một cái ôm-hôn thì càng ý nghĩa. Đừng tiết kiệm lời yêu thương với con cái, vì chúng cần và xứng đáng được nghe mỗi ngày. Hơn nữa, trẻ sẽ học việc bày tỏ yêu thương này từ chính bạn. Sẽ thật tuyệt vời nếu mỗi ngày bạn cũng nhận được những lời “tỏ tình” từ bé: Con yêu ba/mẹ lắm!
Hãy thể hiện tình yêu thương với con trẻ bằng cả lời nói và cử chỉ
2. Nếu con không muốn ăn thì thôi nhé!
Tôi có một người bạn có con biếng ăn, hôm nào hai mẹ con cũng đánh vật với nhau cả tiếng để hoàn thành bữa ăn của bé. Một lần, nghe lời khuyên từ bạn bè, khi bé không hợp tác trong bữa ăn nữa, cô bạn tôi nhẹ nhàng nói:“Nếu con không muốn ăn thì thôi nhé!”. Như một câu thần chú, cả ngày hôm đó cả hai mẹ con đều vui vẻ, thoải mái mặc dù con bé không ăn được thêm miếng nào. Nhưng bữa ăn tiếp theo, bé đã bớt vùng vằng và mẹ bé cũng đỡ áp lực.
3. Con thử làm lại xem!
Trẻ rất dễ nản lòng nếu làm việc gì đó không thành, ví dụ, bé loay hoay mãi mà không ráp được bộ lego ưa thích. Thay vì mặc kệ hay mắng con "dở ẹc không biết làm gì cả", bạn hãy ngồi xuống bên con và khuyến khích: con thử làm lại xem, con thử lắp miếng này vào nhé… Bé sẽ lấy lại phong độ nhanh chóng và hào hứng với công việc dang dở.
4. Con có mệt nhiều không?
Mỗi khi con than mệt sau mỗi lần chơi đùa, tôi thường mắng: “Ai kêu con giỡn nhiều/ Cho con chừa tật mê chơi”. Một lần, khi tôi cũng kiệt sức sau một ngày làm việc căng thẳng, cậu con trai 4 tuổi của tôi đến ngồi cạnh, đắp chăn, xoa trán và vuốt tóc tôi hỏi khẽ: “Mẹ mệt hả? Mẹ uống nước đi cho đỡ mệt”. Còn hơn cả liều thuốc bổ, hành động của bé khiến mọi mệt mỏi trong tôi như tan biến. Con cái chúng ta cũng cảm thấy điều này khi cha mẹ chăm sóc thay vì trách móc mỗi khi bé thấy mệt.
Dạy trẻ biết lắng nghe và quan tâm đến người khác
5. Hôm nay con đi học có vui không?
Mặc dù bạn thường xuyên không nhận được câu trả lời thỏa đáng của những cô bé, cậu bé ở độ tuổi mẫu giáo, nhưng đây là câu hỏi con bạn rất muốn nghe cho đến khi chúng lớn. Đó cũng là cách bạn đồng hành cùng con và trở thành người bạn thân của con mình ngay cả khi chúng bước vào tuổi ẩm ương.
6. Con nói đi, ba/mẹ nghe đây!
Bận rộn quá khiến cha mẹ không còn thời gian lắng nghe con, mặc cho bé “độc thoại”. Hãy tôn trọng con bằng cách dừng lại và lắng nghe con khi con bạn có vấn đề cần giải quyết. Bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẽ nuôi dưỡng sự tự tin.
Hãy dành thời gian trò chuyện với con hàng ngày
7. Con đang cảm thấy buồn?
Một điều cha mẹ ít quan tâm, đó là tập “dán nhãn cảm xúc” cho trẻ. Trẻ chưa điều khiển cảm xúc của mình là một lẽ, nhưng các bậc phụ huynh cũng chưa thật sự quan tâm đến việc xác định giúp cho trẻ trạng thái mà con bạn đang gặp phải. Khi con đang buồn, đang giận, đang bực mình… bạn hãy hỏi bé cảm thấy thế nào, vì sao lại thế và nếu bạn cùng bé giải tỏa tâm trạng ấy thì càng tốt.
8. Ba/mẹ cám ơn/xin lỗi con!
Cha mẹ là tấm gương để trẻ học hỏi, nên nếu muốn con mình lễ phép thì chính cha mẹ phải là người có phép tắc trước đã. Hãy cám ơn khi bé giúp bạn, đừng quên xin lỗi con khi bạn sai.
1. Ba/mẹ yêu con!
Đây là câu nói con bạn muốn nghe hơn bất cứ điều gì, nếu kèm theo một cái ôm-hôn thì càng ý nghĩa. Đừng tiết kiệm lời yêu thương với con cái, vì chúng cần và xứng đáng được nghe mỗi ngày. Hơn nữa, trẻ sẽ học việc bày tỏ yêu thương này từ chính bạn. Sẽ thật tuyệt vời nếu mỗi ngày bạn cũng nhận được những lời “tỏ tình” từ bé: Con yêu ba/mẹ lắm!
Hãy thể hiện tình yêu thương với con trẻ bằng cả lời nói và cử chỉ
2. Nếu con không muốn ăn thì thôi nhé!
Tôi có một người bạn có con biếng ăn, hôm nào hai mẹ con cũng đánh vật với nhau cả tiếng để hoàn thành bữa ăn của bé. Một lần, nghe lời khuyên từ bạn bè, khi bé không hợp tác trong bữa ăn nữa, cô bạn tôi nhẹ nhàng nói:“Nếu con không muốn ăn thì thôi nhé!”. Như một câu thần chú, cả ngày hôm đó cả hai mẹ con đều vui vẻ, thoải mái mặc dù con bé không ăn được thêm miếng nào. Nhưng bữa ăn tiếp theo, bé đã bớt vùng vằng và mẹ bé cũng đỡ áp lực.
3. Con thử làm lại xem!
Trẻ rất dễ nản lòng nếu làm việc gì đó không thành, ví dụ, bé loay hoay mãi mà không ráp được bộ lego ưa thích. Thay vì mặc kệ hay mắng con "dở ẹc không biết làm gì cả", bạn hãy ngồi xuống bên con và khuyến khích: con thử làm lại xem, con thử lắp miếng này vào nhé… Bé sẽ lấy lại phong độ nhanh chóng và hào hứng với công việc dang dở.
4. Con có mệt nhiều không?
Mỗi khi con than mệt sau mỗi lần chơi đùa, tôi thường mắng: “Ai kêu con giỡn nhiều/ Cho con chừa tật mê chơi”. Một lần, khi tôi cũng kiệt sức sau một ngày làm việc căng thẳng, cậu con trai 4 tuổi của tôi đến ngồi cạnh, đắp chăn, xoa trán và vuốt tóc tôi hỏi khẽ: “Mẹ mệt hả? Mẹ uống nước đi cho đỡ mệt”. Còn hơn cả liều thuốc bổ, hành động của bé khiến mọi mệt mỏi trong tôi như tan biến. Con cái chúng ta cũng cảm thấy điều này khi cha mẹ chăm sóc thay vì trách móc mỗi khi bé thấy mệt.
Dạy trẻ biết lắng nghe và quan tâm đến người khác
5. Hôm nay con đi học có vui không?
Mặc dù bạn thường xuyên không nhận được câu trả lời thỏa đáng của những cô bé, cậu bé ở độ tuổi mẫu giáo, nhưng đây là câu hỏi con bạn rất muốn nghe cho đến khi chúng lớn. Đó cũng là cách bạn đồng hành cùng con và trở thành người bạn thân của con mình ngay cả khi chúng bước vào tuổi ẩm ương.
6. Con nói đi, ba/mẹ nghe đây!
Bận rộn quá khiến cha mẹ không còn thời gian lắng nghe con, mặc cho bé “độc thoại”. Hãy tôn trọng con bằng cách dừng lại và lắng nghe con khi con bạn có vấn đề cần giải quyết. Bé sẽ cảm thấy được tôn trọng và sẽ nuôi dưỡng sự tự tin.
Hãy dành thời gian trò chuyện với con hàng ngày
7. Con đang cảm thấy buồn?
Một điều cha mẹ ít quan tâm, đó là tập “dán nhãn cảm xúc” cho trẻ. Trẻ chưa điều khiển cảm xúc của mình là một lẽ, nhưng các bậc phụ huynh cũng chưa thật sự quan tâm đến việc xác định giúp cho trẻ trạng thái mà con bạn đang gặp phải. Khi con đang buồn, đang giận, đang bực mình… bạn hãy hỏi bé cảm thấy thế nào, vì sao lại thế và nếu bạn cùng bé giải tỏa tâm trạng ấy thì càng tốt.
8. Ba/mẹ cám ơn/xin lỗi con!
Cha mẹ là tấm gương để trẻ học hỏi, nên nếu muốn con mình lễ phép thì chính cha mẹ phải là người có phép tắc trước đã. Hãy cám ơn khi bé giúp bạn, đừng quên xin lỗi con khi bạn sai.