[h=2](TNO) Chỉ ít ngày nữa, sáu chú chó Phú Quốc sẽ theo tàu hải quân để có mặt ở đảo Trường Sa Đông và Sơn Ca thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên loài chó được xem như ‘quốc khuyển’ của Việt Nam có mặt ở quần đảo này.
[/h]
'Bộ lục quốc khuyển' Phèn, Mực, Vằn, Lửa, Mun, Xoài ra đảo xa
Sáu chú chó ra Trường Sa được đặt tên theo màu lông đặc trưng của giống chó Phú Quốc, lần lượt là Phèn, Mực, Vằn, Lửa, Mun, Xoài. Mỗi đảo sẽ có hai con cái và một con đực.
Anh Tưởng Văn Quý, chủ cơ sở nuôi chó Hoàng Hà ở quận 12 (TP.HCM), nơi tặng chó cho Trường Sa, cho biết hầu như các nước có phong trào nuôi chó mạnh đều có “quốc khuyển”. Điển hình như Mỹ có thương hiệu Bichon, Đức có Becgie, Trung Quốc có Ngao Tây Tạng, Mexico có Chihuahua (chó Phốc)...
Gần đây, Việt Nam đã nộp hồ sơ lên Hiệp hội Chó giống quốc tế (FIC) đề nghị công nhận chó Phú Quốc thành một “thương hiệu” của Việt Nam. Nếu được công nhận, trong thời gian không xa, chó Phú Quốc sẽ được coi là “quốc khuyển”.
“Tương lai không xa thế giới sẽ công nhận chó Phú Quốc là thương hiệu của Việt Nam. Đó là lý do tôi muốn đưa chó Phú Quốc ra Trường Sa để chứng minh quần đảo này có sự hiện diện của con người và động vật. Đưa chó ra Trường Sa Đông và Sơn Ca là bởi các anh bộ đội báo về hai đảo này còn mới, chưa có nhiều chó. Nếu thử nghiệm thành công sẽ nhân rộng ra nhiều đảo”, anh Quý lý giải.
Một lý do để đưa chó Phú Quốc ra Trường Sa, theo anh Quý, là loài chó này rất tinh khôn, phù hợp với các bài tập săn bắt, vồ mồi, leo rào, đào hầm, rất giỏi tấn công và chiến đấu, đặc biệt là rất trung thành với con người.
Sáu con đều có những đặc trưng nhất của chó Phú Quốc. Đó là đều có đốm đen ở lưỡi, có đủ ba màu vàng - đen - vện và mỗi con đều mang trên mình xoáy hình kiếm hoặc bản đao.
Do trong quá trình nuôi thử nghiệm nên sáu con chó đưa ra đảo ở các lứa tuổi khác nhau. Có con đã đẻ một lứa, có con sắp phối giống, có con đang trưởng thành.
“Nổi bật nhất vẫn là con Mực vì nó sinh ở Phú Quốc rồi mới đưa vào đất liền. Đầu năm này con Mực đẻ một lứa năm con. Ngày sinh nó biến mất, tự đào cát làm hang đẻ con. Đến khi tôi tìm ra thì nó đã sinh xong mà không cần hỗ trợ gì”, anh Quý nói.
Sức sống dẻo dai
Anh Quý cho biết so với các giống chó khác, chó Phú Quốc có sức sống cao nhất. Loài chó này dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết mưa nắng gió. Khi gặp mưa nước ngập, chó có thể tự bơi; khi trời nắng nóng biết đào hang để trốn nóng; biết leo cây, leo rào cao 2 - 3 m...
Đặc biệt loài chó này rất dễ ăn uống, lại thích ăn cá phù hợp với các đảo ở Trường Sa. Đặc biệt chúng có thể tự săn bắt cá chứ không chờ phải cho ăn như một số loài chó khác.
“Hiện khi nuôi chó Phú Quốc, tôi chỉ cần cơm chan chút nước mắm chúng cũng ăn ào ào. Điều đặc biệt của chó Phú Quốc là dù vẫn giữ một số bản năng hoang sơ để tồn tại nhưng chúng rất dễ thuần hóa. Chỉ cần cho ăn 2 - 3 ngày là quen với người cho nó ăn”, anh Quý nói.
Mặc dù tự tin với khả năng sinh tồn dẻo dai, nhưng với kinh nghiệm của mình, anh Quý cũng có đôi chút lo lắng khi loài “quốc khuyển” sắp tới phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt ở Trường Sa. Chưa kể sáu chú chó sẽ có hành trình hơn 10 ngày lênh đênh trên biển trước khi cập đảo.
Do đó, ngoài việc tăng cường tẩm bổ, cho chó nghỉ ngơi, anh Quý đã chuẩn bị một số thuốc như men tiêu hóa để chó thích nghi với thức ăn mới, thuốc trị cảm cúm, thuốc trị viêm phổi nếu những ngày đầu chó gặp gió lạnh, gió độc ở Trường Sa.
Ở đất liền, sáu chú chó cũng đã được tiêm vắc xin để phòng những bệnh mà chó hay mắc và khó chữa như xuất huyết, đường ruột, ho, hô hấp, cúm chó…
Theo anh Quý, sẽ có hai cuốn sổ theo sáu chú chó ra Trường Sa. Một cuốn sổ ghi các loại thuốc, vắc xin đã tiêm, thông tin nhà giống, phối giống tránh trùng huyết… để người nuôi nắm được tiểu sử, lai lịch từng chú chó.
Cuốn còn lại hướng dẫn cách nuôi loài “quốc khuyển”. Như nên hạn chế cho chó ăn mặn để tránh rụng lông; tránh ăn ớt, hành, tỏi, tiêu; tránh cho ăn thực phẩm, giải khát có cồn hay trà, cà phê, sô cô la, kẹo cao su…
“Có nhiều người thấy chó quý nên hay cho ăn linh tinh mà không biết thức ăn đó có hại với chó. Thời gian đầu nên cho ăn ít, ăn nhiều lần để chó dễ thích nghi”, anh Quý khuyến cáo.
Theo anh Quý, chỉ cần theo dõi bảy ngày ở Trường Sa là biết chó Phú Quốc có thích nghi được với môi trường ở đây hay không. Nếu thích nghi, sau 2 - 3 tháng, chó Phú Quốc sẽ sinh sản. Trung bình mỗi lần chó mẹ sẽ sinh 5 - 7 con, nhiều thì sinh 10 - 12 con.
“Sau khi sinh, chó mẹ sẽ tự tìm chỗ, tự lo cho con mà không cần tới con người hỗ trợ”, anh Quý nói.
Anh Quý tự tin khẳng định nếu chó thường có thể thích nghi được với môi trường ở Trường Sa thì chắc chắn chó Phú Quốc cũng sẽ thích nghi được.
[/h]
Chỉ vài ngày nữa chú chó Mực này sẽ có mặt ở Trường Sa |
Sáu chú chó ra Trường Sa được đặt tên theo màu lông đặc trưng của giống chó Phú Quốc, lần lượt là Phèn, Mực, Vằn, Lửa, Mun, Xoài. Mỗi đảo sẽ có hai con cái và một con đực.
Anh Tưởng Văn Quý, chủ cơ sở nuôi chó Hoàng Hà ở quận 12 (TP.HCM), nơi tặng chó cho Trường Sa, cho biết hầu như các nước có phong trào nuôi chó mạnh đều có “quốc khuyển”. Điển hình như Mỹ có thương hiệu Bichon, Đức có Becgie, Trung Quốc có Ngao Tây Tạng, Mexico có Chihuahua (chó Phốc)...
Chó Phú Quốc là một trong những loài chó thông minh tinh khôn nhất |
“Tương lai không xa thế giới sẽ công nhận chó Phú Quốc là thương hiệu của Việt Nam. Đó là lý do tôi muốn đưa chó Phú Quốc ra Trường Sa để chứng minh quần đảo này có sự hiện diện của con người và động vật. Đưa chó ra Trường Sa Đông và Sơn Ca là bởi các anh bộ đội báo về hai đảo này còn mới, chưa có nhiều chó. Nếu thử nghiệm thành công sẽ nhân rộng ra nhiều đảo”, anh Quý lý giải.
Chó Phú Quốc từ nhỏ đã sớm tự lập và rất dễ thích nghi |
Sáu con đều có những đặc trưng nhất của chó Phú Quốc. Đó là đều có đốm đen ở lưỡi, có đủ ba màu vàng - đen - vện và mỗi con đều mang trên mình xoáy hình kiếm hoặc bản đao.
Do trong quá trình nuôi thử nghiệm nên sáu con chó đưa ra đảo ở các lứa tuổi khác nhau. Có con đã đẻ một lứa, có con sắp phối giống, có con đang trưởng thành.
“Nổi bật nhất vẫn là con Mực vì nó sinh ở Phú Quốc rồi mới đưa vào đất liền. Đầu năm này con Mực đẻ một lứa năm con. Ngày sinh nó biến mất, tự đào cát làm hang đẻ con. Đến khi tôi tìm ra thì nó đã sinh xong mà không cần hỗ trợ gì”, anh Quý nói.
Sức sống dẻo dai
Anh Quý cho biết so với các giống chó khác, chó Phú Quốc có sức sống cao nhất. Loài chó này dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết mưa nắng gió. Khi gặp mưa nước ngập, chó có thể tự bơi; khi trời nắng nóng biết đào hang để trốn nóng; biết leo cây, leo rào cao 2 - 3 m...
Đặc biệt loài chó này rất dễ ăn uống, lại thích ăn cá phù hợp với các đảo ở Trường Sa. Đặc biệt chúng có thể tự săn bắt cá chứ không chờ phải cho ăn như một số loài chó khác.
Sáu chú chó sẽ ra Trường Sa trong đợt đầu tiên |
Mặc dù tự tin với khả năng sinh tồn dẻo dai, nhưng với kinh nghiệm của mình, anh Quý cũng có đôi chút lo lắng khi loài “quốc khuyển” sắp tới phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt ở Trường Sa. Chưa kể sáu chú chó sẽ có hành trình hơn 10 ngày lênh đênh trên biển trước khi cập đảo.
Do đó, ngoài việc tăng cường tẩm bổ, cho chó nghỉ ngơi, anh Quý đã chuẩn bị một số thuốc như men tiêu hóa để chó thích nghi với thức ăn mới, thuốc trị cảm cúm, thuốc trị viêm phổi nếu những ngày đầu chó gặp gió lạnh, gió độc ở Trường Sa.
Ở đất liền, sáu chú chó cũng đã được tiêm vắc xin để phòng những bệnh mà chó hay mắc và khó chữa như xuất huyết, đường ruột, ho, hô hấp, cúm chó…
'Sổ khám bệnh' và thuốc cho chó Phú Quốc khi ra đảo |
Cuốn còn lại hướng dẫn cách nuôi loài “quốc khuyển”. Như nên hạn chế cho chó ăn mặn để tránh rụng lông; tránh ăn ớt, hành, tỏi, tiêu; tránh cho ăn thực phẩm, giải khát có cồn hay trà, cà phê, sô cô la, kẹo cao su…
“Có nhiều người thấy chó quý nên hay cho ăn linh tinh mà không biết thức ăn đó có hại với chó. Thời gian đầu nên cho ăn ít, ăn nhiều lần để chó dễ thích nghi”, anh Quý khuyến cáo.
Theo anh Quý, chỉ cần theo dõi bảy ngày ở Trường Sa là biết chó Phú Quốc có thích nghi được với môi trường ở đây hay không. Nếu thích nghi, sau 2 - 3 tháng, chó Phú Quốc sẽ sinh sản. Trung bình mỗi lần chó mẹ sẽ sinh 5 - 7 con, nhiều thì sinh 10 - 12 con.
“Sau khi sinh, chó mẹ sẽ tự tìm chỗ, tự lo cho con mà không cần tới con người hỗ trợ”, anh Quý nói.
Anh Quý tự tin khẳng định nếu chó thường có thể thích nghi được với môi trường ở Trường Sa thì chắc chắn chó Phú Quốc cũng sẽ thích nghi được.
Có biệt tài săn bắt cá Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. Nó có đặc điểm phân biệt với những loại chó khác là các xoáy lông ở trên sống lưng. Chó Phú Quốc là một trong ba dòng chó có xoáy lông lưng trên thế giới. Đây là giống chó săn rất giỏi, một khi đã truy tìm thì chúng tra đến cùng dấu vết con mồi, rất ít khi bỏ cuộc. Chó Phú Quốc rất trung thành và thông minh, tuân thủ mệnh lệnh một cách chính xác mà không tốn nhiều công huấn luyện. Chó Phú Quốc trưởng thành nặng khoảng 20 - 25 kg với một cái đầu nhỏ, cổ dài, mỏm dài, tai dài, mỏng và có những chấm trên lưỡi. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và có biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt và bộ lông mượt sát. |
Bài, ảnh: Trung Hiếu
Relate Threads
Latest Threads