29 bài thuốc dân gian trị ho có đờm hiệu quả cho trẻ 1 – 3 tuổi

ngoctuan

Đại Bàng Bố
Nhân viên
Tham gia
11 Tháng chín 2010
Bài viết
9,238
Điểm tương tác
1,818
Điểm
65
Tuổi
43
Địa chỉ
Ho Chi Minh
Tuy nhiên, để việc chữa ho bằng thảo dược đạt được hiệu quả cao nhất, khi thấy con chớm ho các mẹ nên áp dụng ngay 1 trong 29 các bài thuốc trị ho dưới đây.Một số lưu ý nhỏ:- Với những bài thuốc có sử dụng mật ong, cam thảo không dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.- Để việc điều trị đạt hiệu quả, ngoài việc áp dụng 1 trong 29 bài thuốc dân gian các mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ, giữ ấm cho trẻ, nhắc trẻ xúc miệng bằng nước muối thường xuyên…


1. Rau diếp cá + nước vo gạo

tri-ho-2-jpg.3880

Rau diếp cá. Ảnh minh họa từ Internet
Nguyên liệu: 5 – 10 lá diếp cá; 1 bát nước vo gạo.


Cách thực hiện: Rửa sạch, giã nhuyễn từ 5 – 10 lá diếp cá. Sau đó, trộn đều 1 bát nước vo gạo + lá diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi và để lửa riu riu chừng 20 phút. Nhắc xuống bếp, lọc lấy nước để nguội cho bé uống.

Lưu ý: Để phát huy tác dụng, mẹ nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ. Ngày uống 3 lần. Ngoài ra, khi trị ho cho bé bằng hỗn hợp trên, mẹ nên kiêng cho bé ăn đồ tanh như thịt gà, cua, tôm…

2. Hỗn hợp đường nâu + tỏi + gừng

Nguyên liệu: 1 miếng đường nâu; 2 – 3 tép tỏi, vài lát gừng, một chút xíu nước lọc


Cách thực hiện: Đun sôi hỗn hợp đường nâu, vài lát gừng, 2 hoặc 3 tép tỏi, nước lọc sau đó để lửa liu riu chừng 10 phút, để nguội rồi cho trẻ uống.

3. Lá húng chanh (tần dày lá) lợi phế, thông cổ

tri-ho-3-jpg.3881

Lá húng chanh (tần dày lá). Ảnh minh họa từ internet
Nguyên liệu: 1 nắm lá húng chanh; 1 ít đường phèn hoặc mật ong

Cách thực hiện: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ trộn chung với đường phèn hoặc mật ong sau đó mang đi hấp cách thủy. Cho trẻ uống 2 lần/ ngày. Lá húng chanh có tác dụng thông cổ, lợi phế, trị đờm hiệu quả.

4. Quất xanh chưng mật ong/ đường phèn

Nguyên liệu: 2 – 3 quả quất xanh, mật ong hoặc đường phèn

Cách thực hiện: Quất xanh rửa sạch, cắt ngang để nguyên hạt (vì có tác dụng làm tiêu đờm, ấm thanh quản trẻ) và vỏ trộn chung với mật ong hoặc đường phèn sau đó mang đi hấp cách thủy chừng 30 phút là có thể dùng được. Cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

5. Cây xương sông + lá hẹ

Nguyên liệu: 1 nắm lá xương sông; 1 nắm lá hẹ, 1 ít đường

Cách thực hiện: Lá xương sông, lá hẹ thái nhỏ trộn chung với 1 ít đường mang hấp cách thủy và cho bé uống nhiều lần trong ngày. Lá xương sông có công dụng trị tiêu đờm, viêm thanh quản, trị cảm sốt hiệu quả.

6. Cam thảo

Nguyên liệu: vài lát cam thảo, nước sôi

Cam thảo có vị ngọt, vừa chứa thành phần kháng khuẩn vừa giúp làm dịu cổ họng nên mẹ có thể cho trẻ uống mỗi khi trẻ lên cơn ho. Lưu ý: không sử dụng cam thảo trị ho cho trẻ sơ sinh.

7. Hoa hồng trắng

tri-ho-1-jpg.3879

Hoa hồng trắng. Ảnh minh họa từ Internet
Nguyên liệu: 5 – 10 cánh hoa hồng trắng; một ít đường phèn, 1 ít nước lọc.

Cách thực hiện: Cánh hoa hồng bạch rửa sạch, trộn chung với nước lọc và đường phèn. Mang hấp cách thủy. Cho bé uống 1 thìa/ lần; 3 – 4 lần/ ngày.

8. Đường phèn + lá hẹ

Nguyên liệu: 1 ít đường phèn, 1 nắm lá hẹ.

Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cắt nhuyễn; đường phèn giã nhỏ trộn chung với nhau, mang hấp cách thủy. Sau đó lọc lấy nước cho bé uống. Liều lượng uống 2 -3 thìa/ lần. Ngày uống 2 lần.


9. Hỗn hợp thủy lê, đường phèn, xuyên bối chưng cách thủy Nguyên liệu: 1 trái lê to; đường phèn giã nhỏ; 5 hoặc 6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y).Cách làm: Lê rửa sạch, gọt vỏ, khoét bỏ lõi. Cho đường phèn và hạt xuyên bối vào bên trong quả lê rồi mang hấp cách thủy chừng 30 phút. Hỗn hợp này có tác dụng trị viêm phổi, tiêu đờm, ho hiệu quả. Cho bé ăn ngày 2 lần.10. Nước củ cải trắng luộc


1-cu-cai-1392799502181-jpg.3887

Củ cải trắng. Ảnh minh họa từ Internet
Nguyên liệu: 1 củ cải trắng, 1 ít nước lọc

Cách thực hiện: Củ cải trắng rửa sạch, cắt lát cho vào một nồi nhỏ, thêm vào 1 bát nước lọc, đun sôi sau đó để lửa liu riu chừng 10 phút. Nước củ cải luộc trị ho khan, ho có đờm. Lưu ý, uống nước củ cải khi còn ấm nóng mới phát huy được tác dụng.

11. Nước tỏi hấp

Nguyên liệu: 2 -3 tép tỏi, 1 viên đường phèn, 1 chén nước lọc

Cách thực hiện: Tỏi đập giập, cho vào bát cùng với đường phèn + nước lọc hấp cách thủy 15 phút. Chỉ cần cho bé uống nước không cần ăn cái, ngày uống 2 – 3 lần. Nên uống nước khi còn ấm, tác dụng trị ho, cảm lạnh, tốt cho dạ dày, phổi.

12. Hỗn hợp hành tây, hành tím, tỏi, gừng và đường

Nguyên liệu: hành tây, hành tím, tỏi, gừng và đường

Cách thực hiện: Hành tây, hành tím, tỏi, gừng thái lát, cắt nhỏ + đường cho vào 1 lọ thủy tinh nhỏ, sạch sẽ. Sau đó đóng nắp chặt lại và xóc nhẹ cho các hỗn hợp gia vị trộn đều vào nhau. Sau 4 tiếng đồng hồ là có thể sử dụng được.

Lưu ý: hỗn hợp trên có thể dùng được trong vòng 1 năm.

13. Cải cúc

rau-cai-cuc-jpg.3889

Cải cúc. Ảnh minh họa từ Internet
Nguyên liệu: 1 nắm lá cải cúc; một ít mật ong.

Cách thực hiện: Lá cải cúc rửa sạch, để ráo nước, xắt nhuyễn. Sau đó cho thêm vào 1 ít mật ong mang hấp cách thủy. Sau 20 phút hấp cách thủy, để nguội cho bé uống. Để phát huy hiệu quả, nên cho bé uống từ 3 – 5 ngày. Theo Đông y, cải cúc lành tính, có tác dụng trị ho rất hiệu quả.

14. Hạt chanh

Nguyên liệu: 1 thìa cà phê đường phèn, 6 hạt chanh, 1 ít nước lọc.

Cách thực hiện: Cho hạt chanh, đường phèn vào một cối sạch giã nhuyễn. Sau đó hòa vào hỗn hợp trên 1 ít nước lọc rồi mang hấp cách thủy, hoặc có thể canh nồi cơm vừa cạn cho vào hấp đến khi cơm chín là dùng được. Trước khi cho bé uống gạn sạch bã. Liều uống 1 -2 thìa/ lần, 1 ngày uống 4 – 6 lần. Công dụng trị ho, tiêu đờm.

15. Quả kha tử:

Nguyên liệu: một ít muối, nước sôi, quả kha tử (có bán tại các hiệu thuốc Đông y, nhớ hỏi kỹ cách sử dụng trước khi dùng).

Cách thực hiện: quả kha tử nướng lên, sau đó cho vào cốc nước sôi đã pha một ít muối cho bé ngậm. Quả kha tử được dùng trong điều trị ho có đờm.

16. Tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế

Nguyên liệu: lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực

Cách thực hiện: tất cả các loại hoa, lá trên rửa sạch rồi cho vào một chén sứ + 1 ít nước hấp cách thủy bằng lửa than. Sau khi đun sôi, để lửa riu riu càng lâu càng tốt. Để nguội và cho vào chai thủy tinh (không dùng chai nhựa, không bảo quản trong tủ lạnh). Khi bé ho, mỗi ngày cho bé uống khoảng nửa muỗng cà phê, trước tiên nên cho bé uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi từ ít đến nhiều.

17. Quả đu đủ:

Nguyên liệu: 1 quả đu đủ chín cây, một ít mật ong

Cách thực hiện: Đu đủ gọt vỏ, nấu chung với mật ong để ăn. Tác dụng: chữa ho không có đờm ở trẻ.

18. Củ nghệ tươi

20141010090024-cu-ngeh-tuoi-jpg.3888

Củ nghệ tươi. Ảnh minh họa từ Internet

Nguyên liệu: 1 củ nghệ tươi, 1 ít mật ong

Cách làm: Nghệ tươi gọt vỏ, rửa sạch giã nhuyễn trộn với mật ong. Vắt lấy nước, cho bé uống 3 thìa cà phê mỗi ngày, ngày 3 lần sáng – trưa – tối.
19. Bột nghệ:

mat-na-chua-tan-nhang-tu-bot-nghe-vang1-jpg.3891

Bột nghệ. Ảnh minh họa từ Internet
Nguyên liệu: 1 ít muối, 1 nhúm bột nghệ khô, nước nóng.

Cách làm: Cho bột nghệ + 1 ít muối và ly nước nóng khuấy đều, hỗn hợp trên uống hết trong vòng 1 ngày. Uống liên tục trong vòng 3 ngày. Không chỉ trị dứt ho hiệu quả, tinh chất kháng khuẩn có trong bột nghệ còn giúp ngăn ngừa cuống họng bị nhiễm khuẩn.

20. Quả phật thủ

Nguyên liệu: 1 quả phật thủ, mạch nha.

Cách thực hiện: Rửa sạch quả phật thủ với nước muối, sau đó dùng dao gọt từng miếng thật mỏng từ vỏ vào đến ruột. Cho tất cả vào 1 bát lớn sau đó cho mạch nha vào hấp cách thủy 45 phút. Để nguội, cho vào tủ lạnh dùng dần dần. Mỗi lần uống lấy 10ml, làm nóng, cho bé uống trước khi đi ngủ. Có thể pha thêm nước lọc cho bé dễ uống.

21. Rễ chanh, quất

Nguyên liệu: rễ chanh, quất, mật ong.

Cách thực hiện: Rễ chanh, quất rửa sạch, xắt nhỏ hấp cách thủy cùng mật ong. Uống sáng và tối, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê.

22. Gừng tươi

gung-vang-jpg.3890

Củ gừng tươi. Ảnh minh họa từ Internet
Nguyên liệu: 1 củ gừng, mật ong.

Cách thực hiện: Củ gừng rửa sạch, nướng trên bếp ga hoặc than đến khi cháy xém. Để gừng nguội, lột vỏ, cắt nhỏ, giã nhuyễn sau đó cho 6 muỗng cà phê nhỏ nước sôi vào để gừng ra hết nước. Lọc bỏ bã gừng, hòa thêm 1 ít mật ong cho bé uống. Uống 2 lần vào ban ngày.

23. Si rô chanh đào

Nguyên liệu: Chanh đào, mật ong, đường phèn.

Cách thực hiện: Cho hỗn hợp chanh đào, mật ong, đường phèn vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ bã cho bé uống ngày 3 lần. Nếu trẻ thấy khó uống, có thể pha thêm chút nước ấm.

24. Chanh đào chưng đường phèn/ mật ong

Nguyên liệu: Chanh đào (lựa quả tươi, mỏng vỏ, chín vàng), đường phèn, mật ong.

Cách thực hiện: Chanh đào rửa sạch, để ráo nước, cắt lát mỏng bỏ hạt trộn với đường phèn hoặc mật ong sau đó chưng cách thủy. Cho trẻ uống hỗn hợp trên trong ngày, khi còn ấm. Liều dùng 2 – 3 lần/ ngày.

25. Chanh đào ngâm

mg_7369-jpg.3892

Chanh đào. Ảnh minh họa từ Internet
Nguyên liệu: 1 kg chanh đào (chọn quả tươi, chín, mỏng vỏ); 1 lít mật ong, 0,5kg đường phèn (/1 kg muối); 1 bình thủy tinh có nắp, vĩ nén bằng nan tre

Cách làm: Chanh đào rửa sạch, sau đó ngâm trong nước sôi để nguội + ít muối trong 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Cắt chanh thành những lát nhỏ, lưu ý không bỏ hạt.

Đường phèn giã nhuyễn, cho tuần tự 1 lớp đường phèn, 1 lớp chanh đến khi hết. Cho mật ong vào sau cùng. Dùng vĩ nén chanh xuống, sau 3 tháng có thể dùng được.

Có thể thay đường phèn bằng muối. Cách làm như trên.

26. Húng chanh chưng quất xanh

Nguyên liệu: 5 quả quất xanh; 15 lá húng chanh, đường phèn

Cách thực hiện: Húng chanh, quất rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó đổ ra chén + lượng đường phèn vừa phải cho vào nồi hấp cách thủy trong 20 phút. Liều uống: ngày uống 1 – 2 lần, uống liên tục cho đến khi hết ho.

27. Tỏi hấp mật ong

vi_sao_toi_giup_giam_can-jpg.3893

Củ tỏi. Ảnh minh họa từ Internet
Nguyên liệu: 2 muỗng cà phê mật ong, 2 tép tỏi lớn

Cách thực hiện: Tỏi lột bỏ vỏ, giã nhuyễn và trộn chung với mật ong xong mang hấp cách thủy. Lưu ý, quá trình hấp nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được, không cần hấp chín tỏi. Liều lượng uống: 1 ngày uống từ 1 – 2 lần, 1 lần ½ muỗng cà phê.

28. Củ nén (củ ném, hành tăm) chưng đường phèn

Nguyên liệu: 10 – 15 củ nén, 1 ít đường phèn.

Cách thực hiện: Củ nén lột bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch, cho vào chén sứ giã nhuyễn. Sau đó trộn chung với đường phèn cũng đã được giã nhuyễn cho vào nồi hấp cách thủy đến khi đường phèn tan ra hết là dùng được. Cho bé uống ngày 3 lần; 1 – 2 thìa/ lần. Lưu ý hỗn hợp củ nén + đường phèn hơi khó uống nên mẹ có thể cho trẻ uống trước khi ăn 15 phút.

29. Củ nén + mật ong

Nguyên liệu: 10 – 15 củ nén, 1 thìa mật ong.

Cách thực hiện: Củ nén lột bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, rửa sạch, giã nhuyễn. Vắt lấy nước cốt hòa với mật ong sau đó cho trẻ uống. Cho bé uống 2 lần ngày. Uống liên tục 3 ngày, công dụng trị ho rất hiệu quả.
 
Bên trên