VÀI CHIA SẼ [ Phải làm gì nếu ban ngày con bạn chỉ ngủ tối đa 45 phút một giấc ? ]

VÀI CHIA SẼ [ Phải làm gì nếu ban ngày con bạn chỉ ngủ tối đa 45 phút một giấc ? ]

Phải làm gì nếu ban ngày con bạn chỉ ngủ tối đa 45 phút một giấc ?


Catnap là vấn đề đau đầu của cực kỳ nhiều mẹ, nên mình mạn phép lập post này dành riêng cho các vấn đề liên quan đến giấc ngủ ngày. 


—-

Trước tiên về vụ catnap thì đầu tiên việc bạn cần làm luôn và ngay là : 

1. Cho con ăn no. 
2. Thiết lập 1 nếp sinh hoạt cố định phù hợp với đúng độ tuổi của con (ví dụ 2 tháng EASY 3 – 4 thangs EASY 4 – 6 tháng EASY 2-3-3.5 hoặc 2-3-4. Bạn nào chưa biết về EASY thì mời lội các post trong group, hoặc nhanh hơn đọc Nuôi con không phải là cuộc chiến, pr tí đừng la ó nhá hihi) 

Sau đó, song song với việc thiết lập nếp sinh hoạt đấy là kéo dài giấc ngủ, có 4 cách sau: 

1. Wake to sleep: đánh thức để ngủ, tí đọc ở dưới. 

2. CIO – cry it out: để con khóc, áp dụng với những bạn bố mẹ luyện ngủ bằng CIO và thành công hoặc con đã tự ngủ đc nhưng chỉ bị cat nap thôi. Bạn nào chưa biết về CIO mời google cách làm. và thực hiện đúng hướng dẫn. Từ khóa “CIO” – “Cry it out” – “Controlled cry” 

3. Bế lên đặt xuống – Pick up put down. cái này đọc ở dưới ,nhưng cách làm chính xác mời google có hẳn 1 trang của bà Tracy về vụ này . bạn nào không rõ thì 1 là mua sách The baby whisperer solves all your problem bản Anh trên kindle hoặc chờ đến tháng 6 ra sách bản Việt. 

4. Chịu, có một số bạn cat nap bẩm sinh, tức là dù làm đủ mọi cách vẫn chỉ ngủ có 45 phút. Nếu con cat nap nhưng dậy vẫn vui vẻ, k có dấu hiệu thèm ngủ, đêm ngủ ngoan thì ok cứ để cat nap. Khắc phuc jbằng cách để con ngủ đêm thật tốt, thật nhiều, thật thẳng giấc. 

Lưu ý: 

1. Không cần ngủ ngày nhiều, vì ngủ nhiều thì có thể ảnh hưởng giấc đêm và cũng chả có hỗ trợ cho sự phát triển gì cả. 

2. Nhưng cần ngủ đủ, để con không bị mệt quá hoặc phấn khích quá sau các hoạt động vui chơi giải trí học hành và để giấc đêm không bị ảnh hưởng bởi vì Ngủ đủ thì đêm mới ngủ sâu được. 

—————————————

Bản dịch dưới tây được trích đăng từ bản thảo dịch thuật cuốn sách của cô Tracy Hogg -” The baby whisperer solves all your problem” – Tên tiếng Việt ” Đọc vị mọi vấn đề của trẻ” , dự kiến phát hành 6/2015. (bà này ghét CIO nên k đề cập đến CIO nhé) 

Dịch và sửa bản thảo : Hachun Lyonnet, Hương Đỗ aka mẹ Ong Bông 

Bài dưới đây dành cho nhưngx bạn đang đau đầu vì con bị catnap. 

sách bản Việt bìa y hệt bản gốc nhé 


…………………..

” Lời phàn nàn tôi thường được nghe nhiều nhất từ các phụ huynh có con gặp khó khăn với giấc ngủ ngày là: “Con tôi không ngủ được quá 45 phút”. Thực sự không có gì bí ẩn ở đây cả. Chu kỳ  ngủ của con người là khoảng 45 phút. Một số trẻ chỉ trải qua một chu kỳ ngủ, và thay vì chuyển giấc và ngủ tiếp, con lại thức dậy. (Điều này đôi khi cũng xảy ra cả vào ban đêm.) Con có thể ọ ẹ một chút hoặc cất tiếng khóc tự trấn an (Khóc Niệm Chú) (xem ô trang 235, trong sách). Nếu cha mẹ vội vàng chạy vào với trẻ , trẻ sẽ càng quen ngủ những giấc ngắn hơn.



Ngủ ngày qúa ít , hoặc không ngủ chút nào, cũng có thể xảy ra khi trẻ đã quá mệt rồi mới bắt đầu được đặt xuống giường(trong trường hợp này, trẻ thậm chí còn không thể ngủ được 45 phút). Đôi khi giấc ngày của trẻ bị ảnh hưởng vì cha mẹ chờ quá lâu mới chịu cho con đi ngủ. Khi con ngáp, dụi mắt, giật tai hoặc thậm chí cào mặt, thì đó là lúc con chuẩn bị tới ngưỡng gắt ngủ rồi. Đặc biệt là với trẻ 4 tháng tuổi hoặc lớn hơn, bạn cần phải hành động ngay lập tức. Khi cha mẹ không đọc được các tín hiệu của con và đẩy trẻ vào tình trạng quá mệt mới cho đi ngủ, thì hậu quả chính là con sẽ ngủ rất ngắn.
Phấn khích thái quá cũng là 1 nguyên nhân phổ biến của vấn đề rối loạn ngủ ngày, vì thế, việc giúp con sẵn sàng đi ngủ cũng rất quan trọng. Bạn không thể thả con lên giường mà không cho con thời gian ổn định. Tôi nhận thấy là trong khi hầu hết cha mẹ đều ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của trình tự ngủ đêm – tắm, hát ru nhẹ nhàng , ôm ấp – nhưng họ lại thường quên thực hiện các bước tương tự khi cho trẻ ngủ ngày.

Ngủ ngày không nên quá ngắn hoặc quá dài; cả hai đều có thể làm hỏng nếp sinh hoạt của trẻ . Thói quen ngủ ngày không tốt  ở tầm tuổi này vừa có thể phá vỡ nếp sinh hoạt, vừa có thể gây ra sự phản  kháng đối với các trình tự sinh hoạt trong ngày , vì trẻ thường xuyên mệt mỏi thái quá nên không thể tuân thủ theo đúng nếp được. Dưới đây là một ví dụ điển hình từ Georgina, một bà mẹ đến từ Tennessee:

Em đã đọc sách của chị, và tin rằng nếp sinh hoạt E.A.S.Y sẽ có tác dụng đối với con gái Dana của em. Thật không may, còn 1 tuần nữa là Dana được 4 tháng nhưng cháu chưa từng tuân thủ theo bất cứ nếp sinh hoạt nào. Em chỉ cần trấn an một chút thôi là con có thể vào giấc ngày ngay được, nhưng dù môi trường ở phòng con thoải mái như thế nào, con cũng không ngủ được quá 30 phút, và vẫn còn buồn ngủ khi thức giấc. Điều này khiến em khó có thể theo được nếp sinh hoạt E.A.S.Y vì em không thể cho con bú khi con thức giấc bởi cữ sữa trước chỉ vừa mới được 2 tiếng . Em thực sự  mong nhận được lời khuyên từ chị.


Dana cần có thêm 1 hoặc vài cữ sữa   nữa – đó là sai lầm thường thấy mà cha mẹ hay mắc phải. Cô bé chỉ cần ngủ thêm vào ban ngày để E.A.S.Y phát huy tác dụng thôi. Georgina cần phải dành ra vài ngày để kéo dài giấc ngày của con bằng cách thực hiện BL/ ĐX. Ở tuổi này, Dana đáng ra phải ngủ được ít nhất một tiếng rưỡi/lần, 2 lần mỗi ngày. Nếu con chỉ ngủ được nửa tiếng, thì sau đó, Georgina cần phải thực hiện BL/ ĐX. Tiếp theo , hãy đánh thức Dana dậy. Bữa ăn của con có thể muộn hơn vào ngày đầu tiên –  chắc chắn con sẽ mệt – nhưng cuối cùng thói quen ngủ quá ngắn sẽ bị phá vỡ, và Dana sẽ vào nếp. (Georgina cũng cần phải cho Dana thực hiện theo nếp sinh hoạt 4 tiếng vào thời điểm này, xem trang 39 – 46.)

Các thói quen ngủ ngày tệ hại thường là một phần trong toàn bộ  rắc rối ngủ của trẻ , nhưng hầu như chúng ta luôn xử lý vấn đề ngủ ngày trước tiên, vì ngủ ngoan vào ban ngày thường giúp trẻ ngủ tốt vào ban đêm. Để kéo dài giấc ngày, hãy ghi lại lịch sinh hoạt của  con bạn trong ba ngày. Giả sử chúng ta đang phải đối phó với một em bé trong độ tuổi từ 4 đến 6 tháng. Bé thức dậy vào lúc 7 giờ, và thời gian vào giường buổi sáng của bé là khoảng 9 giờ. Gỉa sử mất 20 phút để con đi vào giấc ngủ  (trang 186) và con thường tỉnh giấc khi ngủ được khoảng 40 phút (tức là vào khoảng 10 giờ), thì bạn cần phải cho con ngủ tiếp. (Trẻ 6 đến 8 tháng cũng thường ngủ một giấc ngủ ngày vào lúc 9 giờ. Trong khoảng từ 9 tháng đến 1 tuổi, giấc ngủ ngày có thể muộn hơn, vào lúc 9:30. Tuy nhiên, dù ở tuổi nào thì các nguyên tắc áp dụng cho việc kéo dài giấc ngày đều như nhau.)


Dưới đây là 2 cách bạn có thể áp dụng:


  1. Đánh thức-để-ngủ. Thay vì chờ con tỉnh giấc, hãy vào phòng con sau khi con ngủ được  30 phút, vì đó là thời điểm con bắt đầu rời khỏi qúa trình ngủ sâu. (hãy nhớ chu kỳngủ thường chỉ là 40 phút.) Trước khi con hoàn toàn tỉnh táo, vỗ con nhẹ nhàng  cho tới khi bạn thấy cơ thể con thả lỏng. Có thể phải mất 15 hoặc 20 phút để vỗ con như vậy. Tuy nhiên, nếu con bắt đầu khóc, thì bạn cần phải cho con ngủ lại bằng cách BL/ ĐX (xem trang 191 – 192).

  1. BL/ ĐX ak BẾ LÊN/ĐẶT XUỐNG aka PICK UP/PUT DOWN – PU/PD. Nếu con bạn không chịu ngủ ngày một chút nào thì  bạn có thể sử dụng phương pháp BL/ ĐX để hỗ trợ con ngủ. Hoặc nếu 40 phút sau khi bạn đặt con nằm xuống, con tỉnh giấc thì  bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để con ngủ lại. Phải công nhận rằng lần đầu tiên bạn thử dùng cách này để xử lý một trong hai tình huống trên, bạn có thể sẽ mất toàn bộ thời gian của giấc đó để thực hiện BL/ ĐX,rồi lại  đến giờ ăn bữa tiếp theo. Giờ cả hai mẹ con  đều thấm mệt! Vì duy trì nếp sinh hoạt cũng quan trọng như kéo dài giấc ngủ ngày, bạn cần phải cho con ăn, sau đó cố gắng giữ cho con thức ít nhất nửa tiếng trước khi đặt con xuống cho con ngủ giấc ngày tiếp theo – khi đó, bạn có thể sẽ lại phải thực hiện BL/ ĐX vì con đã mệt quá rồi.
Những cha mẹ đã quen nương theo con hơn là thiết lập một nếp sinh hoạt cố định thường cảm thấy bối rối khi tôi hướng dẫn họ về cách cải thiện các giấc ngủ ngày . Họ muốn kéo dài thời gian ngủ ngày của con, nhưng lại thường quên mất là vẫn phải duy trì nếp sinh hoạt cố định cho con.Có mẹ sẽ hỏi rằng: “Con thức dậy vào lúc 7 giờ, nhưng đôi khi đến tận 8 giờ con mới chịu ăn. Sau đó, em có nên cho con đi ngủ muộn hơn không ?” Trước tiên, em nên cho con bú vào lúc 7:15 hoặc muộn nhất là 7:30 – phải nhớ là chúng ta đang thực hiện theo 1 nếp sinh hoạt cố định. Tuy nhiên, dù con có ăn hay không, em cũng nên cho con vào giường lúc 9 giờ, hoặc muộn nhất là 9:15, vì khi đó con đã mệt rồi. Sau đó cô ấy lại hỏi: “Nếu trước con chưa ăn thì   Em sẽ không được cho con ăn trước khi con đi ngủ hả chị?”. Bạn có thể cho con ăn trước khi ngủ vì  sau 4 tháng tuổi, các bữa ăn của trẻ không còn mất 45 phút nữa. Trên thực tế, một số trẻ có thể bú hết cả bình sữa, hoặc ti hết một bên ti mẹ chỉ trong vòng 15 phút. Vì vậy, con vẫn có một ít thời gian chơi sau khi ăn xong.
Thành thật mà nói, điều chỉnh giấc ngủ ngày có thể là việc cực kỳ khó khăn. Trên thực tế, thời gian để thiết lập một lịch ngủ ngày hợp lý còn lâu hơn so với thời gian giải quyết vấn đề ngủ ban đêm – thông thường là một hoặc hai tuần so với một vài ngày. Vào ban ngày, bạn chỉ có một khoảng thời gian nhất định từ khi giấc ngủ bắt đầu đến bữa ăn tiếp theo – thường là khoảng 90 phút. Nhưng tôi đảm bảo rằng,  trong những ngày tiếp theo, càng ngày bạn càng mất ít thời gian hơn cho  BL/ ĐX , và sau mỗi lần con bạn sẽ lại ngủ lâu hơn một chút  với điều kiện  bạn không bỏ cuộc quá sớm, hoặc rơi vào bất cứ cạm bẫy nào khác, điều mà tôi sẽ thảo luận trong phần tiếp theo.




Trong khi chờ cuốn sách ra mắt, bạn có thể tham khảo các vấn đề liên quan đến ngủ khi đọc cuốn Nuôi con không phải là cuộc chiến (dựa trên kinh nghiệm các tác  giả đã áp dụng một phần lý thuyets của Tracy Hogg và điều chỉnh phù hợp với trẻ việt, có case study thực tế) 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *