Những bài thuốc đánh tan nhiệt miệng

Những bài thuốc đánh tan nhiệt miệng
Nhiệt miệng là bệnh thường gặp khi cơ thể thiếu vitamin, nhiễm khuẩn…  Bệnh nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt là khi ăn uống, giao tiếp…
Để chữa nhiệt miệng, chúng ta thường sử dụng những bài thuốc trong dân gian (từ các loại rau, củ quả) trong thiên nhiên vừa an toàn, lại hiệu quả trong điều trị…
Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những bài thuốc “đặc biệt” để điều trị nhiệt miệng.
Nhiệt miệng gây đau đớn cho người bệnh

1. Triệu chứng nhiệt miệng

  • Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm.
  • Đốm trắng to dần (hơi mọng nước), và đồng loạt vỡ sau vài ngày tạo thành vết loét (vết loét to có khi tới 10 mm).
  • Các đốm trắng thường xuất hiện ở mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi…
  • Sốt cao, đau đớn, nổi hạch ở góc hàm (khi bị cấp tính) …

2. Nguyên nhân

  • Do vi khuẩn, virus.
  • Nhiễm khuẩn ở răng miệng.
  • Chấn thương niêm mạc miệng.
  • Răng sâu.
  • Viêm quanh răng, chóp răng.
  • Viêm tủy răng.
  • Thiếu vitamin.
  • Chế độ ăn uống.
  • Uống nhiều kháng sinh.
  • Stress…

3. Nhiệt miệng cần kiêng cữ điều gì

Nhiệt miệng nên kiêng các đồ ăn cay nóng
  • Không ăn các loại gia vị cay nóng như: ớt, tỏi, gừng, tiêu, các loại nước mắm.
  • Không uống nước đá lạnh.
  • Ăn nhạt hơn bình thường.
  • Không uống rượu, hút thuốc lá.
  • Hạn chế ăn thịt chó.
Đặc biệt lưu ý:
  • Khi ăn xong cần súc miệng, ngậm nước muối ấm pha loãng.
  • Tùy từng trường hợp uống thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng tránh bội nhiễm hoặc tái phát.

4. Phương pháp ngăn ngừa nhiệt miệng

Mục đích:
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng: vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, sắt… nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc.
  • Làm nhanh lành vết thương trong miệng khi có vết loét.
Bổ sung dinh dưỡng
  • Các loại thịt: thịt vịt, ngan…
  • Các loại cá nước ngọt như: cá chép, rô phi, cá trắm…
  • Ăn nhiều rau xanh như: cải bắp, cải xanh, mùng tơi…
Tăng cường các loại hoa quả
Bổ sung hoa quả để tăng cường vitamin
  • Cam, táo, dưa hấu.
  • Bưởi, bơ, chuối, thanh long…
Bổ sung đồ uống nhiều chất khoáng, vitamin
  • Nước bưởi, nước cam, chanh…
  • Nước trà xanh tự nhiên (trong trà xanh có hoạt chất kháng oxy hóa dùng để phòng ngừa nhiệt miệng).
  • Uống bột sắn dây (ngày 2 lần) có tác dụng làm mát cơ thể và giảm đau rát.
  • Uống nước mè đen (sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày) rất công hiệu đối với người thuộc thể âm hư hỏa vượng, thận âm hư…
  • Uống nước rau má, rau ngô thay cho nước lọc.
  • Uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2,5 lít/ngày/người.

5. Một số bài thuốc đánh tan nhiệt miệng

Nước cốt dừa
Nguyên liệu: cùi dừa
Phương pháp thực hiện:
  • Nghiền nát cùi dừa.
  • Ép cùi dừa lấy nước.
  • Dùng nước cùi dừa để súc miệng trong 3 ngày (mỗi ngày từ 3 đến 4 lần).
Hạt rau mùi
Nguyên liệu: Hạt rau mùi
Phương pháp thực hiện:
  • Cho 1 thìa hạt rau mùi vào nồi rồi đổ vào một cốc nước.
  • Đun sôi hạt mùi (5 phút).
  • Dùng nước hạt mùi đã đun để súc miệng từ 1 đến 3 ngày  (3 đến 4 lần/ngày).
Lá húng chó
Nguyên liệu: một nắm lá húng chó.
Phương pháp thực hiện:
  • Rửa sạch lá húng chó.
  • Nhai lá húng chó đã rửa sạch rồi nhấp vài ngụm nước lạnh.
  • Mỗi ngày ăn 3 đến 5 lần.
Cà chua sống
Nguyên liệu: cà chua sống.
Phương pháp thực hiện:
  • Rửa sạch cà chua.
  • Nhai trực tiếp cà chua sống (hoặc ép lấy nước).
  • Nhai 2 đến 3 lần/ngày (từ 1 đến 3 ngày).
Uống nước khế chua
Nguyên liệu: khế chua 2 đến 3 quả.
Uống nước khế chua để hạn chế nhiệt miệng
Phương pháp thực hiện:
  • Khế tươi sau khi rửa sạch giã nát.
  • Đổ ngập nước sôi vào khế (đã giã nát) đun sôi khoảng 5 phút.
  • Dùng nước khế (đã nguội) để ngậm và nuốt dần.
  • Ngậm tối thiểu 3 ngày (mỗi ngày từ 2 đến 3 lần).
Lá rau ngót
Nguyên liệu: một nắm lá rau ngót.
Phương pháp thực hiện:
  • Rửa sạch lá rau ngót rồi giã nát.
  • Ép lá rau ngót lấy nước cốt, hòa với một chút mật ong.
  • Dùng bông thấm nước rau ngót hòa mật ong bôi vào chỗ sưng đau, lở loét ngày 2 – 3 lần.
Củ cải
Nguyên liệu: củ cải 300g.
Phương pháp thực hiện:
  • Rửa sạch củ cải.
  • Giã củ cải rồi vắt lấy nước sau đó hòa thêm một ít nước lọc.
  • Dùng nước củ cải để súc miệng ngày 3 lần (dùng từ 2 đến 3 ngày).

Lời kết

Thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nguyên nhân gây nhiệt miệng do vi khuẩn, virus, chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn răng miệng, stress…
Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khi ăn uống, giao tiếp, vệ sinh răng miệng..
Vì vậy, để ngăn ngừa nhiệt miệng, cần bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể…
Khi bị nhiệt miệng, người bệnh nên áp dụng những bài thuốc dân gian từ: rau ngót, cà chua, củ cải, nước cốt dừa, nước khế…để chữa bênh, vừa đạt hiệu quả lại không gây tốn kém. Đặc biệt, đối với những người bị tái phát nhiệt miệng nhiều lần, cần đi khám để phát hiện và điều trị triệt để các bệnh liên quan đến răng miệng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *