Nguyên nhân gây nhiệt miệng lưỡi ở trẻ và cách chữa trị nhanh kịp thời

Nguyên nhân gây nhiệt miệng lưỡi ở trẻ và cách chữa trị nhanh kịp thời
Khi thời tiết nắng nóng hay nhiệt độ trong cơ thể của trẻ nóng lên thì rất dễ bị lở miệng. Trẻ bị lở miệng lưỡi nếu không chữa trị kịp thời có thể rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vậy cần phải xử lý như thế nào khi trẻ bị nhiệt miệng lưỡi? Blog Trẻ Thơ xin giới thiệu với các bạn những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng bệnh để chăm sóc con một cách tốt nhất khi nhiệt miệng và có thể phòng ngừa hiệu quả cho con nhé.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Tìm hiểu về bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:
  • Bé bị bệnh, mệt mỏi hoặc bị căng thẳng.
  • Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ em.
  • Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.
  • Bệnh tay chân miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét, thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như:
  • Sốt đột ngột.
  • Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng.
  • Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi.
  • Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu.
  • Đau trong miệng.
  • Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn.

Cách chữa trị cho trẻ kịp thời

Tìm hiểu về bệnh nhiệt miệng
Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp con dễ chịu hơn.
  • Một số loại thuốc trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.
  • Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
  • Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.
  • Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:
  • Giảm cân nhanh chóng
  • Đau ở vùng bụng
  • Sốt cao bất thường
  • Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
  • Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.
Theo mecuteo.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *