Âm-dương và giáo dục trẻ nhỏ

Âm-dương và giáo dục trẻ nhỏ

Chắc hẳn mọi người đều đã nghe tới âm-dương hoặc có nghe tới đạo Lão/Lão Tử.

Âm-dương là đạo của vạn vật, là đạo của tự nhiên, là đạo của vũ trụ chi phối tất cả, trong đó có con người. Giáo dục không phải là ngoại lệ.

Trong cuộc sống, nếu không có khổ đau ta không biết hạnh phúc, không có vất vả thì ta không biết đến thành công, những thứ gì chóng đến thì chóng đi, những thứ gì bền vững cần thời gian vun đắp. không có ngày thì không có đêm, không có cao thì không có thấp. có sinh thì có diệt. có ác thì mới có thiện. có nhỏ bé, thì mới có cơ hội để to lớn. có co thì có giãn nở.

Nếu chỉ chúi đầu vào làm thì không biết vui (nên mới sinh ra những thú giải trí không lành mạnh), nếu chỉ chúi đầu vào học mà không biết chơi thì giảm mức độ hiệu quả của việc học (và sinh ra các kiểu chơi phá phách).

Trong giáo dục trẻ nhỏ, cha mẹ và người dạy nói chung mà không hiểu triết lý này thì chỉ có kỳ vọng trẻ học thật nhiều theo cách truyền thống, mà không hiểu được tầm quan trọng của vui chơi. Khi nào trẻ em được vui chơi đúng nghĩa, thì chúng sẽ biết học đúng nghĩa. khi nào trẻ em được mắc lỗi trong chừng mực an toàn, chúng sẽ trưởng thành rất nhanh.

Kỷ luật xuất phát từ hỗn độn, trẻ được hỗn độn theo cách tự nhiên để dần tiến tới kỷ luật. Sự dựa dẫm và sợ sệt thế giới bên ngoài là bình thường, trải qua quá trình dần dần mới dẫn tới sự tự tin và tự lập. Tất cả các cảm xúc đều qua, có buồn thì mới có vui, nếu không thì không có gì cả. Buồn đến rồi buồn đi, giận đến rồi giận đi. Nếu ta không hiểu thì ta sẽ phản ứng mạnh với sự giận dữ và buồn bực của trẻ, để rồi lẽ ra cảm xúc tiêu cực đi nhanh hơn thì ta lại vô tình trầm trọng hoá nó.

Chìa khoá của giáo dục là học cách thảnh thơi và an nhiên, để đến khi khó khăn tới thì ta sẵn sàng đối mặt và hiểu khó khăn khắc sẽ qua, sau cơn mưa trời luôn sáng.

Hiểu đạo thì ta khắc sống được, khắc giáo dục được con.

Khoa học phương Tây và các nghiên cứu luôn đi sau đạo. Ta đọc để tham khảo cũng tốt thôi. Song nếu ta hiểu đạo thì ta biết cái gì đúng và cái gì không đúng, phân biệt dễ như trở bàn tay. Nếu không thì ta dễ loạn, dễ nghiện ngập kiến thức, dễ bị lệ thuộc để rồi chẳng biết mình đang tìm gì hay đi đâu.

Học đạo trước nhé các cha mẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *