Cơ thể học và sinh lý chim

Cơ thể học và sinh lý chim

Hệ tiêu hóa
Vì chim không có răng nên hệ tiêu hóa phải đảm nhiệm nghiền nát toàn bộ thức ăn. Ở loài chim ăn thực vật, diều làm nhiệm vụ nghiền thức ăn thành bột nhão.

[​IMG]

Mề:
Cái túi bằng cơ này nghiền nhỏ thức ăn, thường phải nhờ thêm một ít sạn sỏi được chim nuốt vào.

[​IMG]

Hệ hô hấp
Khoảng một phần năm thể tích thân chim chứa những túi khí được nối với phổi, thậm chí còn ăn thông với xương cánh.

[​IMG]

Bộ xương
So với nhiều động vật khác, chim thuộc loại thân hình gọn gàng. Toàn bộ cấu trúc, chân, cổ, cánh chim rất nhẹ. Những bộ phận nặng, nhất là các cơ cánh và cơ chân, đều được bó gọn xung quanh lồng ngực và xương sống, giúp cho chim giữ thăng bằng cả trong lúc bay lẫn khi đứng trên mặt đất.

[​IMG]

Khung xương trước

[​IMG]

Khung xương sau

[​IMG]

Việc bay lượn mất nhiều sức khiến cho bộ xương chim tiến hóa khác hẳn với những động vật khác. Đặc điểm nổi bật nhất ở loài chim bay, ví dụ như quạ, là xương lưỡi hái lớn nhô ra từ lồng ngực làm chỗ bám cho cơ cánh. Chim không có răng, cũng không có đuôi thật sự, lông đuôi cắm vào một gốc xương gọi là xương lưỡi cày. Chi trước hoàn toàn thích nghi với việc bay, còn đôi hàm tiến hóa thành cái mỏ không răng nhưng rất khỏe để có thể vừa rỉa lông vừa kiếm ăn.
Một trong những chỗ mà chim có nhiều xương hơn hầu hết động vật có xương sống khác là cái cổ. Một con chim như Diệc, cần có cái cổ thật mềm dẻo để có thể mò thức ăn đồng thời vươn tới tất cả các bộ phận thân thể để rỉa lông. Cổ Diệc có tới 16 – 17 đốt sống, còn cổ thiên nga tới 25 đốt. Mọi động vật có vú, thậm chí hươu cao cổ, cũng chỉ có 7 đốt sống.

[​IMG]

Xương là loại vật liệu rất nặng. Đối với động vật sống trên mặt đất, trọng lượng bộ xương không thành vấn đề lắm, vì xét về mặt nào đó nhiều bắp thịt hơn sẽ chạy nhanh hơn. Chim thì khác, để bay được chúng bị bó buộc trong giới hạn trọng lượng ngặt nghèo, vì thế chúng phải có bộ xương thật nhẹ. Xương của động vật sống trên mặt đất có kết cấu dạng tổ ong. Xương dài của chim bay thì rỗng và được tăng cứng bằng gân rất nhẹ bên trong, giúp giảm được trọng lượng. Như xương chim bồ nông chẳng hạn, chỉ bằng 1/20 trọng lượng toàn bộ cơ thể. Nhiều giống chim không biết bay hay chim lội nước có xương ống đặc.

[​IMG]
Mỏ chim

Vì chi trước của chim hoàn toàn thích nghi với việc bay, cho nên hầu hết các giống chim, chỉ trừ vẹt và các loài chim săn mồi, đều dùng mỏ để lấy và giữ thức ăn. Mỏ chim phát triển đủ mọi hình dạng khác nhau cho phép chúng ăn những loại thức ăn khác nhau. 

Cái kẹp hạt
Mỏ chim sản ra lực lớn nhất ở vị trí gần gốc mỏ. Những loài chim như Mai hoa chuyên ăn các loại hạt cứng, có cái mỏ ngắn hình chóp để có thể kẹp vỡ hạt. Chim sẽ dùng mỏ khéo léo tách bỏ lớp vỏ cứng trước khi nuốt hạt.

[​IMG]

Mỏ chim ăn thịt
Chim cắt lưng hung có cái mỏ móc câu điển hình cho chim săn mồi như ưng, cắt, diều hâu. Cái mỏ cho phép chim ăn thịt xé con mồi thành từng mảnh vừa vặn để nuốt.

[​IMG]

Mỏ dùng để vớt
Nhiều loại vịt kiếm ăn bằng cách “mò vớt”, nghĩa là mấp máy mỏ liên tục khi hớt trên mặt nước. Nước đi vào hai nửa bẹt của mỏ, tất cả thức ăn chứa trong nước đều được giữ lại và nuốt. Động tác mò vớt của vịt có phần giống động tác lọc nước của chim hồng hạc, nhưng mỏ vịt kém chuyên môn hóa hơn nhiều và có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nữa.

Cái mỏ đa năng
Mỏ chim mòng biển dài và quắp lai như móc câu ở đầu, tuy nhỏ hơn nhưng trông rất giống mỏ chim ăn thịt. Dạng mỏ này không chỉ cho phép mòng biển bắt và ngậm con mồi, mà còn rỉa con mồi thành từng miếng để ăn.

[​IMG]

Chim lội nước sống trên cạn
Cái mỏ đặc biệt dài của chim Rẽ gà là điển hình cho nhóm chim lội nước, trong đó có cả choi choi và choắt. Nhưng thay vì dùng mỏ tìm bắt những động vật gần bờ nước, Rẽ gà sử dụng mỏ trên đất “khô” cũng lợi hại chẳng kém. Thức ăn chủ yếu của chim là giun đất và ấu trùng sâu bọ, cái mỏ dài thuôn nhọn cho phép rẽ gà moi chúng từ dưới đất ẩm.

[​IMG]

Mỏ của chim choắt mỏ cong
Chim choắt mỏ cong thọc cái mỏ dài xuống bùn nhão để lôi giun và ốc sên lên. Trong khi những chim khác không làm được.

[​IMG]

”Sàng lọc nước”
Chim Hồng hạc có cái mỏ đặc biệt chẳng giống chim nào. Với cái đầu mỏ quặp xuống, Hồng hạc kiếm ăn bằng cách vục mỏ xuống nước và lọc lấy các thức ăn động, thực vật. Mỏ dưới chuyển động lên xuống bơm nước về phía chóp mỏ, nơi có một hàng khe hở nhỏ giữ thức ăn lại.

[​IMG]

Mỏ như cái nhíp
Chim Hét châu Âu có dáng mỏ giống với hàng ngàn loài chim cỡ trung bình. Mỏ vừa nhọn sắc cho phép chim nhặt nhạnh những vật nhỏ như hạt cây, lại vừa dài để chim vơ lấy những thức ăn lớn hơn như giun đất.

[​IMG]

Mỏ chim ăn trái cây
Loài vẹt rừng sống bằng hạt và trái cây, có cái mỏ “tổng hợp” cho phép chúng kiếm được hầu hết các loại thức ăn. Vẹt dùng móc câu trên chóp mỏ moi phần nạc cũa quả cây, dùng hàm gần gốc mỏ kẹp vỡ hạt để ăn phần nhân bên trong. Vẹt khác các loài chim khác ở chỗ chúng còn dùng chân để giữ và xoay thức ăn khi bóc vỏ.

[​IMG]

Vịt có răng
Khác với động vật có vú và bò sát, chim không có răng thật được cấu tạo từ xương. Tuy nhiên một số chim có cấu trúc phát triển rất giống với răng. Vịt mỏ nhọn chẳng hạn, có hàng khía rất giống răng ở hai bên rìa mỏ. Chúng dùng những “răng” trong mỏ này để bắt cá cả ở vùng nước ngọt lẫn ngoài biển khơi.

[​IMG]
Đuôi chim
Trải qua quá trình tiến hóa, chim mất dần một phần xương sống mà ở những động vật khác là cái đuôi dài, thay vào đó là những lông vũ. Kích thước lông đuôi của các loài chim hết sức khác nhau. Một số chim như cốc biển và vẹt biển khó lắm mới nhận ra đuôi của chúng. Trong khi công và chim thiên đường trống lại có đuôi dài lê thê khiến chúng bay rất khó khăn.

[​IMG]

Hình dáng đuôi
Việc bay đặt ra rất nhiều đòi hỏi ngặt nghèo đối với hình dáng thân chim. Do đó những loài chim suốt đời bay bổng luôn có cái đuôi nhẹ, thuôn dài. Còn những loài chim sống trên mặt đất hoặc trong rừng lại tiến hóa cho cái đuôi có hình dạng dùng vào việc khác ngoài chuyện bay. Một số dùng để giữ thăng bằng, một số để đậu bám, còn số khác dùng để quyến rũ chim mái.

Đuôi chẻ đôi
Ở một số loài chim, lông giữa đuôi dài nhất. Một số giống chim khác, đặc biệt là chim sẻ, thì trái lại, đuôi chẻ đôi. Dáng đuôi này có lẽ tạo cho chim sẻ nhiều khả năng vận động hơn.

[​IMG]

Đuôi khoe mẽ
Ở gà gô đen, đuôi con trống có hình lưỡi liềm, còn đuôi con mái lại thẳng. Sự khác nhau này là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hình dáng đuôi phát triển như vậy để khoe mẽ hơn là để bay.

[​IMG]

Đuôi để giữ thăng bằng
Những chiếc lông ở giữa đuôi chim khách dài gần 25cm. thông thường đuôi dài thường được dùng để khoe mẽ, nhưng vì cả chim khách trống và mái đều có nên rất có thể đuôi này dùng để giữ thăng bằng khi ở trên mặt đất hay khi đậu trên cây.

[​IMG]

Đuôi làm điểm tựa
Chim gõ kiến dùng đuôi để tỳ khi trèo lên thân cây. Đuôi chim gõ kiến cứng đến mức có thể đỡ được một phần lớn trọng lượng của chim. Vì phải gánh vác công việc nặng nhọc như vậy nên các đầu lông đuôi rất mau mòn.

[​IMG]

Phanh (thắng) không khí
Khi đáp xuống đất, chim cụp đuôi xuống và xòe rộng lông đuôi ra. Lông đuôi có tác dụng như cái phanh (thắng) giúp chim tiếp đất nhẹ nhàng.

[​IMG]

(Viết bởi Golden Canary)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *