TIẾP XÚC VỚI VẸT

TIẾP XÚC VỚI VẸT

LÀM QUEN VỚI VẸT

Ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa bạn và chú vẹt. Các kỷ niệm tồi tệ có thể được sửa chữa, tuy nhiên, làm đúng mọi thứ ngay từ đầu thì thường khó khăn hơn.

Thông thường có rất nhiều sự phấn khích khi một con vật cưng mới đến, nhưng bạn cần kiểm soát việc này và đừng để nó trở nên quá sức chịu đựng của chú vẹt. Bạn cần biết rằng những chú vẹt ở cửa hàng có lẽ chưa từng ở trong một ngôi nhà bao giờ. Những chú vẹt mua từ những người gây giống có thể quen với một ngôi nhà nhưng chúng chưa từng đến một ngôi nhà khác. Vẹt được nhận từ những người chủ khác hoặc từ trạm cứu hộ có thể có một quá khứ rất tồi tệ nhưng cũng có thể rất tốt, nhưng cuộc sống của nó bây giờ bị xáo trộn hoàn toàn. Bởi vậy không nên cho rằng con vẹt đã sẵn sàng. Ngược lại, bạn hãy cứ cho rằng nó đang sợ hãi và cần có sự tin tưởng.

Bạn hãy nhận ra rằng trong một vài giờ, ngày và tuần đầu tiên, chú vẹt chỉ tiếp xúc với bạn trong một khoảng thời gian ngắn. Vì thế, những trải nghiệm trong thời gian này chiếm một phần lớn trong các tương tác của nó trong môi trường mới. Vì thế, tránh các trải nghiệm xấu phải là một ưu tiên hàng đầu. Nói một cách đơn giản, bạn hãy cố gắng hết sức để tránh làm nó sợ và bảo đảm mọi người khác cũng vậy. Thà quá cẩn thận còn hơn là tạo nên một ấn tượng xấu mà sẽ rất khó sửa chữa về sau.

Bởi chú vẹt vẫn đang tìm hiểu về bạn, và về con người nói chung nếu đó là một chú vẹt con, bạn cần rất cởi mở về ý định của mình. Mặc dù con vẹt không hiểu những điều bạn nói, nó vẫn sẽ cảm thấy yên tâm từ âm thanh giọng nói của bạn. Nói chuyện với chú vẹt về những điều bạn định làm cũng không hại gì. Hãy làm các hoạt động chậm chạp, dễ đoán. Luôn luôn bắt đầu tiếp cận vẹt từ càng xa càng tốt và ở một tốc độ chậm chạp. Trong những ngày đầu tiên, bất cứ khi nào bạn hoặc ai đó trong nhà cần đi qua lồng của chú vẹt, hãy cố gắng đi chậm thôi. Hãy cố gắng tránh xa chú vẹt. Tránh nhìn vào nó dù có thể rất muốn. Vẹt có thể nhận ra các loài ăn thịt bằng cách nhìn vào mắt. Các loài ăn thịt thường có 2 mắt nhìn thẳng về phía trước và mắt người cũng được cấu tạo như vậy. Vì thế, cho đến khi vẹt đã quen với người, cái nhìn của người sẽ khiến vẹt cảm thấy không an toàn, điều này đi ngược lại với sự yên tâm mà chúng ta đang cố tạo ra cho nó. Cách tốt nhất là chúng ta vờ như con vẹt không tồn tại khi bạn đi ngang qua lồng và việc này sẽ khiến nó có cảm giác nó đang được ẩn giấu trong khu rừng chính là cái lồng của nó.

tiep xuc voi vet

Khi bạn đến gần lồng vẹt với ý định nhìn, tiếp xúc, thay thức ăn/nước uống cho vẹt, hoặc cầm nắm nó, bạn hãy đi các bước chậm chạp từ càng xa càng tốt. Bạn không nên nhìn thẳng vào mắt nó khi đến gần, mà hãy cố gắng nhìn ra chỗ khác và thỉnh thoảng mới nhìn về hướng của nó. Nếu chú vẹt có vẻ sợ hãi, bạn hãy dừng lại trước khi tiến lại gần hơn. Các dấu hiệu cho thấy vẹt đang sợ hãi gồm có run rẩy, co rúm lại một góc, chuyển động điên loạn, và tồi tệ nhất là cố gắng bay trong lồng và đâm vào các thanh chắn. Nó có thể hơi run rẩy, hoặc thu mình, nhưng bạn đừng nên đột ngột đến quá gần để chú vẹt đâm vào xung quanh lồng. Nếu các dấu hiệu sợ hãi này tiếp tục gia tăng khi bạn đến gần, bạn hãy đứng lại một lúc và chờ cho chú chim bình tĩnh lại một chút. Sau đó bạn hãy từ từ nhẹ nhàng tiến lại gần.

Có một cách tiếp cận khác rất tốt đó là ngồi vào một cái ghế nhìn ra phía con vẹt và đọc một quyển sách. Một cái ghế xoay là thích hợp nhất, nhưng nếu không có thì bạn có thể dùng ghế nào cũng được. Bạn hãy bắt đầu bằng việc đặt ghế ở xa, không để ý đến chú vẹt và làm việc của bạn. Cứ vài phút bạn hãy đẩy ghế đến gần chú vẹt hơn một chút và quay trở lại với việc bạn đang làm. Vào lúc này, bạn chỉ đang đến gần nó hơn và không thể hiện ý định làm gì nó cả, vì vậy sự tin tưởng sẽ gia tăng. Có thể bạn sẽ phải lặp lại quá trình này trong một vài ngày cho đến khi bạn có thể ngồi ngay cạnh lồng của con vẹt và nó cảm thấy thoái mái với sự có mặt của bạn.

Một khi bạn có thể ngồi hoặc đứng cạnh lồng của chú vẹt mà nó không có dấu hiệu sợ hãi, bạn có thể bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với nó. Bạn có thể nói chuyện với chú vẹt, ngắm nó, và cho nó xem các đồ chơi/vật thể. Một cách dễ dàng để làm điều này là bạn hãy lấy một vài vật dụng trong gia đình và nói cho chú chim của bạn biết nó là những đồ gì, chúng được dùng để làm gì v.v. Việc này sẽ cho bạn một vài chủ đề để nói chuyện và sẽ rất đáng yêu nếu chú vẹt tình cờ học nói những cụm từ này. Ví dụ, “Này Vẹt, nhìn này. Đây là một quyển sách. Tao có một quyển sách. Sách làm bằng giấy và chúng có chữ viết bên trên. Mày có thấy quyển sách của tao không? Sách của tao màu xanh”. Bằng cách này con vẹt sẽ học giọng nói của bạn, trở nên quen thuộc với sự có mặt của bạn, biết rằng bạn vô hại, và có thể học nói từ “quyển sách”. Vì vẹt thích bắt chước các âm thanh xung quanh nó, chúng cũng đồng thời rất biết lắng nghe. Bằng việc cho chú vẹt của bạn cái gì đó để lắng nghe, miễn là không phải là âm thanh gì đó đáng sợ, có thể nó sẽ quên mất sự hiện diện của bạn trong khi đang mải lắng nghe. Dần dần, bạn có thể nắm tay bên ngoài lồng vẹt và thậm chí đặt tay lên lồng khi nói chuyện với nó. Hãy để chú chim quen với sự có mặt của bàn tay của bạn để bảo đảm sự thành công của các bước về sau khi chú vẹt sẽ được tiếp xúc với chúng.

Có thể sẽ mất vài giờ hoặc vài tuần cho đến khi bạn có thể đặt tay lên lồng của chú vẹt mà không khiến nó sợ hãi. Dĩ nhiên, việc này được thực hiện càng sớm càng tốt, bởi vì rõ ràng bạn sẽ cần phải chạm vào cái lồng mỗi ngày để thay thức ăn và nước uống. Khi bạn đến để thay thức ăn, nước uống, bạn hãy sử dụng các biện pháp tương tự như trên để làm việc bạn cần làm trong khi không để ý đến chú vẹt. Thật không may có thể bạn sẽ phải vượt quá các giới hạn an toàn của chú vẹt khi bạn thực hiện các nhiệm vụ này hơn là khi bạn tiến hành các buổi giảm độ nhạy cảm. 2 bước tiến một bước lùi. Bạn sẽ phải làm như vậy cho đến khi bạn hoàn toàn lấy được mức tin cậy cơ bản nhất của nó.

Bây giờ nếu bạn đang có một chú chim đã thuần chủng hoặc một chú chim non, bạn sẽ có thể thực hiện các bước giảm độ nhạy cảm trong vòng vài phút hoặc vài giờ và đưa chú vẹt ra ngoài ngay từ ngày đầu tiên. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần đảm bảo không làm việc gì đáng sợ quá nhanh chóng. Tôi khuyên bạn không nên cho rằng chú vẹt đã được thuần chủng và bỏ qua bất cứ điều gì. Thà cẩn thận quá mức và không bắt nó làm quá sức còn hơn làm nó sợ hãi bằng việc bắt nó làm quá giới hạn.

Bài Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *