Kỹ thuật chọn và chăm sóc chim nhồng (yểng)

Kỹ thuật chọn và chăm sóc chim nhồng (yểng)
Chim Nhồng là một trong những loại chim nói tiếng người giỏi nhất, bên cạnh đó còn có cưởng, sáo, vẹt…

Không những ở thôn quê, ở vùng ven rừng, mà ngày cả ở thành thị người ta cũng thích nuôi chim yểng . Nhồng nếu nuôi dạy tốt có thể nói được nhiều cầu tiếng người hay như cát tường như ý, chào khách, mã đáo thành công…
Trong việc thuần hóa chim rừng nói chung, và nuôi các giống chim biết nói, cũng như chim thả trong nhà, trong vườn, ông bà ta có kinh nghiệm là nên nuôi từ chim non (nhồng con), bắt về từ trong tổ.
Yểng thích sống ở vùng cao nguyên, nơi có rừng, có suối, nó thích lân la đến các rãy để phá hoại vườn ớt của con người.
Ở nước ta thì Nhồng sống ở Bình Phước, và Tây Nguyên là nhiều.
A . Hình Dáng : Chim yểng có thân mình to như con chim Cu Ngói, toàn thân lông màu đen ánh , cổ có một khoang da màu vàng rực kéo lên gần tới ót. Mỏ chim yểng đỏ như trái ớt chín , chân màu vàng . Bề dài thân minh khoảng 18 đến 20 phân.

B . Thức ăn : Chim yểng thích ăn chuối, cơm trộn ớt .Mỗi bữa , người ta trộn nữa chén cơm với ớt đâm nhỏ càng nhiều càng tốt cho chim yểng ăn .Ớt càng cay , nó ăn càng thích khẩu.Trong những mùa không có ớt tươi thì người ta trộn cơm với ớt khô cho chim nhồng ăn tạm . Thỉnh thoảng ta cho nó ăn thêm chuối.
C . Chuồng : Nuôi chim yểng phải dùng chuồng lớn , bề cạnh khoảng 60 đến 80 phân . Chuồng nên đặt chổ cao ráo hoặc treo cao khỏi mặt đất và tránh nơi có gió lùa. Chim yểng rất sợ gió, nó dể chết vì trúng gió                                                                                D. Dạy nói:


Chim Nhồng muốn nói giỏi phải nuôi từ chim con, chim con bắt từ tổ về, chúng còn non ngày tuổi, chưa tự biết ăn mồi mà sống, và nhất là chưa hề biết sợ người, vì vậy thuần hóa chúng rất dễ. Khi chim đã lớn khôn, chúng tỏ ra thân thiện ngay với chủ nuôi và mọi người chung quanh. Nếu sự tiếp xúc giữa người và chim càng ngày càng gắn bó thì mối quan hệ càng khắng khít, nhờ đó mà chim dạn dĩ và phát triển tài năng của nó (hót hay nói) được dễ dàng và sớm hơn. Nói riêng về con Nhồng cũng vậy, ta nên nuôi từ Nhồng con, dưới một tháng tuổi mới tốt.  Trong mùa sinh sản của chim, ở các chợ chim đều có chim con bày bán: vài tuần tuổi có, mà một hai tháng tuổi cũng có. Chim càng non ngày tuổi thì khờ dại, tuy nuôi nấng có phần nào vất vả, khó khăn, nhưng lớn lên chim mau “khôn”, dạn dĩ với người nên dễ lập luyện về sau này. Với những chim lớn tháng tuổi, đừng nói chi chim bổi mà ngay chim chuyền cũng đã khó thuần hóa, vì chúng đã quen sống với đời sống tự do trong rừng sâu núi thẳm, nên không dễ gì quen được với môi trường sống quá chật hẹp trong chiếc lồng tre hay mây chật chội! Nhốt vào lồng, chim hễ thấy người đến gần là sợ. Chim con tất nhiên giá đắt hơn chim bổi,  nhưng với chim biết “nói” như Nhồng thì chỉ nuôi từ chim con mới có lợi mà thôi. Nói rõ ra, Nhồng chỉ biết tập “nói” từ tháng tuổi thứ năm, thứ sáu mà thôi. 

Nếu để qua cái tuổi này mới bắt về nuôi thì ta không cách nào tập chúng “nói” được cả. Ngay những người nuôi Nhồng từ chim con lên, mà khi chim ở vào tuổi học nói mà mình không quan lâm chú ý đến việc luyện tập thì con Nhồng đó cũng “hư” luôn, sau này dù chuyên cần và khéo léo đến đâu trong việc tập luyện ta cũng không tài nào giúp cho chim đó… mở miệng “nói”  được! Ngược lại, nếu ta biết cách tạo cho chim vào nề nếp sớm, rồi dạy cho chim “nói” đúng vào tuổi của nó thì nó có thể tiếp thu được bài học đến ba bốn năm sau, và học được rất nhiều câu. Do nước ta có Nhồng sinh sống nên vào mùa sinh sản của chúng, người nuôi chỉ việc đến các khu chợ chim hay các gian hàng bán chim kiểng tha hồ chọn lựa Nhồng con về nuôi. 

Cách lột lưỡi
Lột lưỡi là dùng móng tay dài khểu tróc lớp da dày đóng ở chót lưỡi ra .Nên khều từ phía dưới lưỡi.Khi lớp da như miếng vảy đó tróc ra thì lưỡi chim có thể bị đau, có thẻ chảy máu làm chim bỏ ăn vài ngày, nhưng điều đó không hề gì , các bạn đừng lo, chim không chết đâu mà ngại.

Nhờ lột lưỡi nên lưỡi mềm, giọng chim thanh ra , rỏ tiếng hơn. Nếu không lột lưỡi , chim yểng cũng nói được , nhưng giọng “đớ đớ” ra , nghe không rõ tiếng .
Khi chim yểng bít nói, biết bắt chước tiếng người thì ta dạy cho nó nói những câu lễ phép để nghe vui tai . Nhưng , điều đó ai cũng muốn mà không sao thực hiện được . vì là, khi nhà có chim yểng biết nói thì trẻ con lối xóm, hay bạn bè tụ tạp lai chung quanh lồng…rôi dạy cho nó những câu tầm bậy, chữi thể , nói tục
– . Chúng ta nên tách riêng từng chú ra, như vậy thuận tiện cho việc dạy nói và chúng không học tạp âm của nhau
–  Tuyệt đối không được dạy chúng huýt sáo vì sau này chúng rất thích huýt sáo và không chuyên tâm vào việc học nói
–  Nuôi nhồng nói thì nên nuôi từ nhỏ hoặc khoảng 3-4 tháng đổ lại vì như vậy nhồng mới dễ thuần và khôn hơn. Nhồng bắt đầu nói vào khoảng tháng thứ sáu vì vậy mình phải làm cho chúng dạn với mình trước thì tới đó công việc sẽ thuận lợi hơn.
– Khoảng thời gian từ tháng thứ sáu trở đi thì nhồng có khả năng nghe-nhớ-nói và khả năng này phát triển tiếp trở về sau này. Cho nên trong khoảng thời gian tháng thứ 6 tới tháng 10 mà chúng ta không tập luyện cho chúng nói thì quá khoảng thời gian này nhồng khó có khả năng nói, hoặc nói rất ít
– Trong khoảng thời gian đó cần phải cách ly nó khỏi thế giới bên ngoài, vì nó dễ học những cái tầm bậy, như : la hét, nói tầm bậy…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *