CHIM CHÓP ĐEN ( Lophospingus Pusillus )

CHIM CHÓP ĐEN ( Lophospingus Pusillus )

Xuất xứ : Phân bố nhiều ở Bolivia, Paraguay và Achentina.

Hình dáng : Kích thước 12,5 cm. Trên đầu có 1 cái mào sặc sở vừa to cao vừa đẹp. Người ta phân biệt giới tính dựa vào màu sắc của cái mào này. Chim mái có chóp lông màu xám hồng, trong khi chim trống màu hồng ở chóp tươi hơn. Lông cổ chim mái cũng mờ nhạt hơn chim trống, bộ lông chim trống cũng tươi tắn hơn chim mái.

Tập tính : Vào mùa sinh sản con trống tỏ ra hung hăng khác thường, hay gây sự với con khác để chiếm hữu chim mái, ngay cả chim con trong tổ nếu đến tuổi ra ràng mà chưa ra khỏi tổ chim trống cũng không tha, vì cả trống mái đều cần tổ đó để đẻ tiếp lứa sau.
Nuôi nhốt trong lồng, chúng tỏ ra thích nghi với môi trường chật hẹp, có điều chúng không quen mưa, bão, rét mướt. Trong hoang dã chim con do ra ràng quá sớm nên bị hao hụt khá nhiều do thời tiết bên ngoài.

Sinh sản : Nuôi trong lồng ta dùng tổ đẻ kiểu lồng chảo của yến hót hay kiểu hộp gỗ của yến phụng dùng cho chóp đen đều được cả. Mỗi lứa chim cho ra 2 -> 3 trứng, thời gian ấp là 12 ngày. Chim con lớn nhanh khoảng 2 tuần tuổi thì ra ràng, mặc dù chưa đủ khôn ngoan để tự kiếm ăn. Vì đúng thời điểm chim con ra ràng là mẹ chúng sửa soạn đẻ lứa sau, nên chim trống không chịu mớm mồi cho con nữa mà còn hung bạo đánh đuổi chúng để dành tổ cho mái đẻ. Trong trường hợp này chủ nuôi phải bắt chim con ra nhốt riêng và tiếp tục mớm mồi cho đến khi chúng tự ăn được

Thức ăn : Kê, rau, bánh mì trộn sữa.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *