SƠ LƯỢC VỀ CHIM SÂU ĐẦU ĐỎ

SƠ LƯỢC VỀ CHIM SÂU ĐẦU ĐỎ

Chim sâu đầu đỏ (danh pháp hai phần: Dicaeum trochileum) là một loài chim lá thuộc chi Dicaeumtrong họ Chim sâu[2]. Nó là loài đặc hữu của Indonesia. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới rừng ngập mặn cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới.

1/ Chăm sóc và thuần dưỡng chim :

– Sâu đầu đỏ là loài chim sống theo cặp và có tính chiến đấu cao để bảo vệ lãnh thổ và tranh giành con mái.

Nên anh em phải xác định đc :

+ Chỗ treo chim của mình

Điều này rất quan trọng nếu anh em nào nuôi nhiều. Vì treo gần nhau quá, 1 đám thì sẽ lên dc 1 hoặc 2 con là hay. Còn những con còn lại sẽ im lìm và sau này bị cái tỳ sẽ khó mà ngốc đầu lên.

– Nên chọn những con chim thân hình cân đối, đừng nên chơi những con mà đầu bự mình nhỏ hoặc ngược lại.

Dàn khóa phải cho chắc chắn nếu chơi đá.

Mặt phải sát thủ, quan trọng nhất là nết của nó, nếu ae nào k có điều kiện biết đc nết con chim đó thì mua hên xui.

Sdd phải dữ thì chơi mới ngon.

+ Lồng

Khi anh em đã chọn được 1 con chim ưng ý điều đầu tiên là phải sắm 1 cái lồng nan khít để chim khỏi chọt ra.

Lồng cho 1 cóng nước vs1 cóng sâu( nên đặt cóng thấp hơn cầu đậu) con nào k biết ăn thì mình thả sâu xuống bố cho nó ăn.

– Nếu qua đc ngày hôm sau thì các bạn vẫn cho ăn sâu, cào cào vs uống nước, phơi nắng cho chim khỏe lại, rồi tiếp theo sẽ vào cám.

– Mình rút ra đc 1 điều là thế này, có con ăn cám lẹ có con phải chiến đấu sinh tử vs nó mới chịu ăn cám, mà cám nào thơm ngon thì nó sẽ ăn mau hơn, có nhiều người hỏi mình ăn cám nào chim hay, mình xin trả lời là con chim hay do bản chất của nó, cám chỉ giúp nó mau có lửa vs bền lửa thôi Vào cám thì các bạn có thể trộn cám vs sâu, trứng kiến. Từ từ chim sẽ ăn thôi.

– Sau đó mình phải chọn cho nó 1 chỗ nuôi yên tĩnh k thấy mặt chim khác, tránh nghe đc tiếng chim nào quá gắt. Khi yên tĩnh nó sẽ hót thôi, sdd rất mau hót. Còn đấu thì có con lẹ đấu con chậm( chậm đấu k có nghĩa là chim dở nhé).

– Khi mà chim đã ăn cám cứng rồi thì các bạn đưa em nó vô chế độ dợt ở cội trong thành phố. cho mau dạn và quen xe cộ.

+ Chế độ nuôi:

– Cám, sâu mỗi ngày. Cóng nước, rất nhiều người chủ quan về việc thay nước, nó sẽ làm cho chim mình mắc bệnh, tất nhiên là k chết liền khi nào nó lên mồi mới chết :))

Mình thì 1 ngày thay rửa cóng nước 1 lần.

– Bố lồng nên thay mỗi tuần và rửa cầu nếu dơ.

– Sáng ra thì phơi nắng tới khi há miệng thì treo vô chỗ mát, sâu đỏ mà k có nắng là nó xuống liền nha anh em.

– Tắm nước thì 1 tuần 2 lần, ae nào k rảnh thì 1 tuần 1 lần.

– Cào Cào nếu có thì tốt k thì thôi cũng k sao. Cho vài con cào cào thôi đừng cho nhìu quá nó ăn k hết vs lại ăn cao cao mà k ăn cám ăn sâu thì cũng mệt.

Các bạn cứ nuôi như thế thì càng ngày con chim sẽ cang tiến bộ. 

+ Chế độ dợt

( đây là dợt cội cafe nhé, mình sẽ làm 1 bài riêng về dợt rừng):

Khi chim bạn đã hót ở nhà, dạn dạn 1 xíu, và ăn bột cứng thì bạn có thể đem đi tụ điểm dợt đc rồi.

– Khi chim bạn mới ra cội lần đầu thì nên bung hết áo ra treo lên cao và xa mấy con chim khác ra. Ngày qua ngày chim bạn sẽ hót.

* Các bạn đừng vội mà kè. cứ tiến gần những con chim khác tới lúc con chim của bạn căng lửa là nó sẽ tự động dí những con khác. Lúc này các bạn tìm những con tơ mà hiền hiền xin người ta cho áp sát. theo dõi chim mình có chạy k. Nếu chạy thì rút ra liền và cho ra xa. cứ như vậy từ từ chim mình sẽ chơi cội.

* Các bạn phải quan sát chim liên tục k cho người ta kè chim dữ, nếu lỡ bị kè mà chim mình chạy thì rút ra liền.

Sdd chạy là bình thường nên ae về nhà nuôi lại là nó chơi tiếp thôi.

– Nếu là chim bổi thì kiếm mái nào ro mượn kè, còn chim chuyền thì dừng kè mái. chim mái dữ nó dí đá chuyền sẽ làm con chuyền hoảng.

Cứ như vậy mà làm tới nó sẽ chơi thôi.

2/ Chọn chim 

– Tiêu chí về hình dáng :

+ Đầu: bự, đừng có tròn, mặt mài sát thủ, mép sâu, mắt nên hơi méo.

+ Thân: có ngực và vai, thân phải cân đối vs đầu . Mỏng lông

+ Đuôi: có người thích cụt có người thích dài, nên chọn bản duôi bự.

+ Cán: theo kinh nghiệm của riêng mình thì mình thấy chuyền chân màu trắng sẽ hay hơn chân đen, mà đa số là chân đen nhiều. Cán bự nhìn chắc chắn. Bắt chim ra cho nó bấu vào tay mình để thử khóa. Nếu mình kéo tay ra mà no còn bóp ghị mành thì ngon, còn những con đơ đơ thì k nên chọn. Chọnkhóa là để nuôi đá còn làm mồi và hót thì khỏi.

– Tiêu chí về nết:

+ Bạn nào mua ở tiệm thì k thể biết nết của nó nhưng hên xui vẫn là số 1. Tại những người đi đánh chim k thể tuyển chính xác 100% đc và k thể giữ 100% chim hay để nuôi. Nên ở tiệm chim có thừa những con chim hay nhé, quan trọng là có duyên bắt đc thôi.

+ Còn về cách chọn mà thấy đc nó đấu thì theo mình là như thế này: Khi chim về đấu vs mồi, phải có khí thế tỏ ra rất mạnh mẽ, đấu mạnh, rồi mới nhảy lụp.

K nên chọn những con mà từ ở đâu mà đá liền( vì những con nào căng lửa, chứ chua chắc gì nó hay, mình gặp nhìu trường hợp vậy rồi).

Ko chọn những con chim trận, những con đợi chim mái ra mới đấu. những con bị bắt mái rồi mới đá.

3/ Giới tính chim 

– Chim bổi:

Thường đc chọn để nuôi đá vì nó có kinh nghiệm chiến đấu ngoài rừng.

Nhược điểm là khó thuần và lâu chơi.

* Chim trống đuôi dài, to con, lông sậm đặc

– Chim mái: rất quan trọng để anh em mún con chim của mình mau lên nhé, nếu bạn nuôi 1 con trống thì nó cũng lên, nhưng có con mái vào bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Cũng như con người thôi. cả đám đàn ông ko có đàn bà thì sao :)).

Chim mái nên lựa chim siêng miệng, có giọng ro thanh, trong và dài.

* Chim mái đầu nhỏ, mỏ ngắn, ức trắng như chim chuyền, đuôi bằng ngắn

– Chim chuyền:

+ Chuyền con: là chim con mới tập hót còn mép vàng và đi theo cha mẹ kiếm ăn. loại này chưa biết đấu đá nên hơi khó bắt nên giá nó hơi cao xíu.

Chuyền con thì sẽ mau dạn và mau hót. Nhưng phải cho nó đi dợt để nó học cách đấu và hót.

Nó cũng như đứa trẻ, nếu bạn ko cho nó đến trường thì sẽ ko biết chữ.

+ Chuyền lỡ: là chim vừa rụng mép vàng cho đến khi thành bổi. Loại này thì biết đấu đá rồi.

Còn đá rất hỗn nữa vì ngựa non háu đá mà,giá thì cao hơn con bổi xíu. mau hót mau đấu hơn bổi và là sự lựa chọn của nhiều người để lên mồi.

4/ Luyện chim sát thủ đi mồi

– Khi chim của bạn đã căng lửa ở nhà rồi và hoàn thiện bộ lông thì các bạn có thể cho những chiến binh của mình ra rừng chơi được rồi.

Nhưng việc nó có hót ở rừng không thì k phải chuyện một sớm 1 chiều.

Cũng tùy con thôi có con chơi lẹ có con k chơi.

Có những trường hợp chim k đấu ở cội chim mà ra rừng thì chơi xả láng và có những trường hợp ra cội là cọp ra rừng thì thua.

– Bước đầu thì cho nó sống trong lụp cho quen,sang qua sang lại cho chim quen. khi trong lụp mà nó sung như trong lồng là ok rồi đó.

– Tốt nhất các bạn nên làm quen những người đi đánh chim và đi theo họ để cho đỡ buồn, vì bạn cầm 1 con chim ra rừng mà nó k kêu thì hơi bị nản nên đi theo người ta vừa học hỏi vừa tiện cho mình.

– Trước ngày ra rừng thì k cho chim tắm và ăn trứng kiến, vì nó sẽ làm chim tuột lửa, chỉ phơi nắng thôi.

Ngày đi đánh thì các nên trùm kỹ chim vì lần đaàu đi có thể k quen gió.

– Khi đến nơi đánh, lựa chỗ nào k có chim, lấy chim mình cho phơi nắng và làm quen phong cảnh, khi chim đủ nắng rồi thì cho vô mát nghỉ 1 chút rồi trùm chim lại treo lên xe, các bạn để ý xem chim mình có kêu k, nếu nó k keu thi thôi, còn nếu mà kêu nhiều thì các bạn nhờ người ta bắt dùm con trống bổi, chừa lại con mái mồi và con mái bổi.

khi đó bạn treo chim mình cạnh con mái mồi, mái mồi và mái bổi đấu vs nhau sẽ có hiệu ứng đến con chim của bạn nếu lẹ thì nó sẽ chơi còn k thì lại trùm tiếp.

– Cứ như thế thì từ từ ngày này qua tháng nọ chim các bạn sẽ trả lời vs chim bổi, và rồi nó sẽ đấu vs bổi.

– Khi các bạn thấy chim mình căng ở rừng và chịu đấu mạnh vs bổi rồi thì sẽ tập cho nó bắt con đầu tiên( nếu kỹ chim thì đánh keo cho quen rồi đánh lụp, cái này tùy người).

Nên lựa những con bổi yếu yếu cho nó đánh.

Lúc bổi về đấu thì các bạn đuổi bổi đi liên tục, cho đến khi con chimcủa các bạn điên lên như là mún ăn thịt con bổi thì các bạn để nó nhảy lụp.

** Đây!!!

Cái này quan trọng lắm nè, và là cái tật rất nhiều người bị.

– Khi con bổi dính lụp, các bạn phải ngồi im k đc chạy đến chụp bổi, con mồi có sao thì kể nó. Cứ để cho bổi dãy, coi chim mình có phản ứng thế nào.

+ chim chạy: mình từ từ lại đè con bổi xuống và gỡ ra, tuyệt đối k nên nhá bổi vô mồi, vì nó đang hoảng, làm vài pha là đi lun con mồi.

+ Chim k chạy: các bạn cứ để yên quan sát con chim mình có cắn bổi k.

Nếu cắn thì để cho nó cắn mê luôn rồi lại gỡ, Nếu 1hồi mà k thấy cắn thì lại gỡ chim.

. Phương pháp gỡ chim thì các bạn đè con bổi xuống rồi gỡ. K nên dí bổi cho nó cắn nhé như vậy nó sẽ quen là có chủ cầm chim mới cắn còn k cầm k cắn. rất nhìu con mồi bị tình trạng này.

=> Cứ áp dụng như vậy thì sau 1 thời gian các bạn sẽ có 1 con chim mồi cho mình luyện lên.

Chúc các bạn thành công !

Nếu có sai sót, xin ae góp ý bổ sung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *