Hướng Dẫn Cách Nuôi Ép Đẻ Chim Sâu !

Hướng Dẫn Cách Nuôi Ép Đẻ Chim Sâu !

Xin chào toàn thể member yêu chim sâu của forum ! Hôm nay Wind xin đc mạn phép chia sẽ cho anh em 1 số kinh nghiệm về cách nuôi ép đẻ chim sâu xanh và sâu đỏ , là 2 loại sâu đc khá đông anh em yêu thích , vì thế mình chỉ nghiên cứu chuyên sâu về 2 dòng này thôi , còn những loại khác thì mình bó tay . Vì thế hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho anh em nào có cùng sở thích với mình và chúng ta cùng nhau thảo luận về cách nuôi đẻ 2 loại chim sâu này nhé !

1_ Lồng dùng cho chim đẻ :
Chim sâu là loại chim nhỏ nên loại lồng dùng nuôi đẻ cũng ko cần phải dùng lồng lớn , vì thế ta chỉ cần sử dụng loại lồng kích cỡ tầm : ngang 40cm , cao 40cm , dài 60cm là đc . Chim nuôi đẻ khác với chim đấu cội nên chúng rất nhạy cảm với nguy hiểm xung quanh , nên bạn cần che kín 4 mặt lồng , vị trí che gồm : Đáy lồng ( sử dụng mâm hứng phân là che đc rồi , vừa che vừa hứng phân chim luôn ) . 2 mặt hông của lồng , che luôn mặt lưng của lồng . Chừa lại mặt trước ( mặt cửa ) Nóc lồng bạn che 50% phía nào đặt tổ chim , bên còn lại chừa lại cho chim thoáng và tắm nắng .

2_ Vị trí đặt lồng :
Như Wind có nói phần trên , chim nuôi đẻ khác với chim đấu cội nên chúng rất nhạy cảm với nguy hiểm xung quanh. vì thế vị trí đặt lồng chim rất quan trọng , nó quyết định tỉ lệ thành công và thất bại của bạn nếu bạn đặt lồng ko đúng cách . Nên lựa nơi nào yên tĩnh, ít người qua lại dòm ngó , và đặt biệt tối kỵ là ko đc để động vật nguy hiểm như mèo, chuột , kiến , chó ……….v………..vv… Ghé thăm . Nếu bọn này ghé thăm thì chim sẽ hoảng, và chim sẽ ko sinh sản vì chúng cảm nhận đc nơi chúng ở ko an toàn cho chính nó và con cái nó về sau nên chúng sẽ ko sinh sản . Nên đặt lồng nơi thoáng mát, sáng sủa và có ánh nắng chiếu trực tiếp vào lồng phía để trống 50% trên nóc lồng giúp chim tắm nắng .

3_ Phụ kiện đặt trong lồng chim :
Vẫn là 1 cóng bột , 1 máng sâu đặt ở dưới đáy lồng , 1 máng nước sạch để chim có thể vừa uống và tắm bất cứ lúc nào nó thích . Tổ chim , ta nên mua 1 cái giỏ câu , loại đựng lúa cho cu gáy ăn. nên sử dụng loại giỏ bằng mây hoặc tre để làm tổ , đừng sử dụng cóng nhựa hoặc máng nhựa thay thế nhé . Bạn nên treo tổ trên nóc lồng, nơi góc tiếp giáp 3 mặt lưng , nóc và hông. Nhớ là treo ở phần nóc có che mái nhé , và khi treo nên treo cửa tổ hơi nghiêng lên trên 1 tí , tránh việc treo gục cửa lồng xuống vì nêu treo như thế rất dễ làm rơi trứng ra ngoài khi chim bố hoặc mẹ vô tình lúc ở trong tổ . Nếu có điều kiện bạn nên đặt thêm vào lồng 1 chậu bonsai nho nhỏ để tạo thêm ko gian xanh cho lồng chim , điều này sẽ giúp cho chim có thêm sự thoải mái và cảm giác an toàn , rất tốt cho quá trình nuôi SS của chim sâu .

4_ Chọn chim làm chim giống .
Có 3 cách chọn chim giống cho bạn , 1 là sử dụng chim đã thuần , 2 là chọn chim rừng về tự ghép cặp , 3 là bắt 1 cặp Zin ngoài rửng bỏ vào . 
Bây giờ Wind sẽ trình bày từng cách 1 để các bạn có nhiều sự lựa chọn mà làm nhé :
_Sử dụng chim đã thuần : Chim chuẩn nhất để nuôi đẻ là chim tầm 1 tuổi lồng , loại này có ưu điểm là đã thuần người , nên chúng sẽ dễ chấp nhận môi trường mới . 
_Chọn chim rừng về tự ghép cặp : Nên lựa chọn cặp chim khỏe, lông lá mượt , nhanh nhẹn , mắt , mỏ , móng khỏe khoắn . Ưu điểm là chúng ta có thể tự ghép cặp theo sở thích cũng giống như loại 1 mùa nói trên . Khuyết điểm là chim bổi nên chúng khá nhát và khá hoảng trong thời gian đầu mới đưa vào vì thế chúng ta sẽ mất khá nhiều thời gian để chúng có thể quen với môi trường và ghép cặp để sinh sản .
_Bắt cặp Zin có sẳn : Loại này là sướng nhất , dễ sinh sản nhất vì chúng ta chỉ mất 1 khoảng thời gian nhỏ để chúng quen môi trường mới thôi, ko mất thời gian dể chúng ghép cặp , vì 2 đứa bọn nó vốn là … Vợ / Chồng hợp pháp ;) Ưu điểm là đỡ mất thời gian ghép cặp, dễ sinh sản thành công . Khuyết điểm là … Bạn ko thể tự lựa chim trống hoặc mái , cặp này bắt về thế nào thì thả vào thế ấy, ko thể thay thế nếu chim trống hoặc mái bị tật lỗi !

5_ Cách ghép cặp cho từng loại :
Ghép cặp chim 1 mùa : Bạn tự lựa chọn chim trống mái theo sở thích .Nên lựa chim gốc chim non nuôi lên , đây là loại nhanh thành công nhất , sau đó là chim gốc chuyền nuôi lên , nếu ko có chim non. Đầu tiên là bạn phải xã cho chim trống tụt lửa ko còn sung nữa , sau đó bỏ chim trống vào chuồng trước cho chim quen với lồng mới trong 3 ngày , sau đó lấy lồng chim mái treo kè cố định vào sát vách chuồng đang có chim trống cho chúng làm quen với nhau trong 1 tuần lễ hoặc 10 ngày sau đó mới kéo cửa thả chim mái vào chung , nếu ko làm vậy cho chúng quen và tự bắt cặp với nhau mà thả vào thì chim trống sẽ dí cắn chim mái te tua, và bạn đã thất bại phải chọn chim mái khác !
Ghép cặp chim bổi : Bạn lựa chim trống/mái theo sở thích của bạn, sau đó bỏ trực tiếp cả 2 con vào cùng 1 lúc luôn , cho chúng tự làm quen với nhau và cũng là để chúng tự làm quen với môi trường nuôi nhốt . vì là chim bổi nên bạn ko cần phải làm gì với chim trống cả , giai đoạn này chúng cũng ko có lửa để cắn nhau đâu , chúng chỉ tìm đc thoát thân thôi , vì thế bạn cứ thả 2 con vào nuôi và ngồi chờ thành quả thôi !
Ghép cặp với cặp Zin bắt sẵn ngoài rừng : ko cần làm gì hết, cũng giống như chim bổi thôi vì cặp Zin này cũng chỉ là cặp chim bổi mà thôi ! Chỉ hơn 1 cái là chúng vốn là vợ /chồng sẵn rồi nên việc Giao Cấu à ko .. Giao Phối để sinh sản:p là việc sớm hay muộn mà thôi ! :D:D

_Thức ăn và chế độ chăm sóc chim sinh sản :
Ở đây mình chia ra 2 phần , phần 1 là trong giai đoạn chim từ lúc bắt đầu thả vào đến lúc bắt cặp , và phần sau là từ lúc đã bắt cặp đến lúc chim đã đẻ trứng .:)
Phần 1 : Nhiều bạn nghĩ là chim nuôi sinh sản tại lồng thì ko cần phải tập cho chim ăn bột, chỉ cần nuôi với bằng mồi tươi như khẩu phần ăn giống với lúc chim sống ngoài rừng là đủ, điều đó là sai . chim sống ngoài rừng ăn rất nhiều loại thức ăn nên đc bổ sung khá nhiều loại vitamin , protein , và khá nhiều loại khoáng chất mà chúng ta ko biết đc , nên cơ thể của chúng gần như là đầy đủ chất dinh dưỡng , đến khi sinh sản vẫn đủ chất dinh dưỡng cho quá trình cấu tạo trứng và các chất trong trứng chim. Cũng vì thế nên ta cần phải cho chim ăn bột để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho chim .
Phần 2 : Thức ăn chính của chim sinh sản vẫn là bột và mồi tươi , chỉ có khác là loại bột dùng cho chim SS khác 100% thành phần so với chim đấu cội . Nếu chim sâu đấu cội cần 1 loại bột nóng để kích lửa thì chim SS lại cần 1 loại bột mát và bổ sung các chất cần thiết như .. Khoáng và vitamin là chính. Cũng vì điểm này mà khi làm bột cho chim SS bạn cần phải cho thật nhiều các chất có vitamin và khoáng cho chim. Bột cho chim SS nên làm từ nhiều loại ngũ cốc hỗn hợp , có vậy mới có đủ vitamin .
Chim nuôi SS tại lồng điều tối kỵ là ko đc làm chúng hoảng , ko đc treo những lồng chim đấu cội cùng loại với chim SS gần chuồng chim SS. ko đc lấy chim SS ra làm chim dợt lửa thường xuyên với chim đấu cội . Lâu lâu nên lấy 1 bé chim mái lạ treo gần lồng chim SS cho đấu với chim mái nuôi SS trong chuồng để thử mức độ bảo vệ cội và tổ của cặp chim SS . khi bạn treo lồng chim mái lạ gần sát với chuồng chim SS cách tầm 1 gang tay cho chúng đấu với nhau . Nếu bạn thấy cặp chim SS cả trống và mái cùng dí đá với con mái lạ điều đó có nghĩa là chúng đã quyết định chọn nơi chúng đang sống là cội riêng hoặc ngôi nhà của chúng , và sẽ ko cho bất cứ 1 tên lang thang vào đi vào khu vực tổ của chúng . Điều đó cho thấy là bạn sắp nhận đc thành quả rồi đó .

_Chim đẻ và quá trình ấp nở của chim non :
Sau khi chim SS thành công , phần lớn mỗi cặp chim chỉ đẻ tầm 3 đến 5 trứng , tùy vào sức khỏe , độ tuổi , và thể trạng của chim cha mẹ mà số lượng trứng của mỗi lần SS là ít hay nhiều . Sau khi đẻ xong , trứng sẽ đc ấp trong 3 tuần bởi sự luân phiên thay thế của chim cha và mẹ, ở trong điều kiện tự nhiên thì trứng chim có thể nở trong vòng 21 đến 23 ngày do chim cha mẹ còn phải lo kiếm ăn và nhiệt độ thời tiết thay đổi. còn trong môi trường nuôi nhốt ss tại chuồng thì thức ăn và nhiệt độ gần như ổn định nên quá trình ấp trứng sẽ đc tốt và nhanh hơn , chỉ tầm 20 đến 21 ngày là nở .

_Chăm sóc chim cha mẹ và chim non trong giai đoạn có chim non :
Trong lúc này chim cha mẹ gần như đã mất sức sau khi chăm sóc chim non vì thế việc bổ sung dinh dưỡng cho chim cha mẹ trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết , bạn nên bổ thêm gấp đôi lượng vitamin và khoáng trong cám và mồi tươi nên bổ sung liên tục ( Wind sử dụng trứng kiến là chính , vì trứng kiến giúp hồi phục sức khỏe cho chim rất tốt ). Khi chim non đc hơn 2 tuần tuổi lúc này lông lá cũng đã gần như đầy đủ , bạn nên bắt ra nuôi riêng , để chim cha mẹ sớm hồi phục đc sức khỏe và tiếp tục SS lứa tiếp theo. Còn chim non thì bạn nuôi tay ! Nếu bạn để chim cha mẹ chăm chim non đến lúc trưởng thành thì bạn sẽ khỏe hơn , nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ thu nhập ít hơn :) Này nhé : 1 mùa SS 1 cặp chim vừa ss vừa chăm sóc chim non đến lúc trưởng thành thì trong 1 mùa 1 cặp chỉm có thể sinh đc 3 lứa . Nhưng nếu có sự cạn thiệp của bạn thì chim cha mẹ sẽ nhanh SS hơn và bạn có thể thu hoạch đc đến 5 lứa chim non nếu bạn có 1 cặp chim cha mẹ tốt và + thêm 1 ít may mắn . Làm 1 bài toán chơi nhé :p tính trung bình mỗi lứa chim cha mẹ sinh đc 3 con non thì nếu nó tự lo tất tần tật nó sẽ chỉ có thể đưa ra đời 9 thằng ku và con bé :D Nhưng nếu bạn nuôi con nó giúp nó 1 tay nó sẽ tặng thêm cho bạn 6 thằng ku hoặc con bé nữa :p TC = bạn có 15 nhóc tì :p:D ok !

Đoạn Kết ;)
Trên đây là kinh nghiệm mà Wind đúc kết đc sau gần 15 năm nuôi chơi và nghiên cứu về chim sâu . Hôm nay chia sẽ ra đây để anh em mình cùng nhau thảo luận , Nếu anh em có ý kiến nào hay thì Wind mong nhận đc sự góp ý thêm từ A/E để bài viết thêm hoàn hảo . Rất cảm ơn A/E ! Thân ..!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *