Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản đang phát triển rất mạnh mẽ và được nhân rộng trên cả nước, mang lại cuộc sống khấm khá cho nhiều cho nhiều gia đình. Tuy nhiên muốn nuôi theo mô hình và phát triển kinh tế cần phải có kỹ thuật. Và đây chính là yếu tố quyết định đến năng suất đàn chim và khả năng mở rộng quy mô trang trại.
Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản

Bồ câu Pháp khác với bồ câu ta ở chỗ kích thước lớn hơn và có dáng đi vểnh đuôi. Đầu tiên muốn nuôi bồ câu Pháp bạn cần lựa chọn giống nuôi.

ky-thuat-nuoi-bo-cau-phap-sinh-san
Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản

1. Chuồng nuôi bồ câu Pháp

Chuồng nuôi bồ câu Pháp sinh sản thường được làm thừ khung thép hoặc gỗ, tre và bao lại bằng lưới thép. Kích thước mỗi ô chuồng cho 1 cặp chim sinh sản khoảng 50x50x50cm. Các ô chuồng có thể được ghép lại thành từng dãy và có thể xếp thành nhiều tầng để tiết kiệm diện tích.
Bồ câu là loại có tập tính đặc biệt đó là vừa nuôi con vừa đẻ trứng. Do đó, mỗi chuồng chim sinh sản cần đặt 2 ổ đẻ có đường kính 20-25cm và cao 8cm. Các ổ đẻ nên làm bằng rơm khô và luôn giữ sạch
ky-thuat-nuoi-bo-cau-phap-sinh-san
Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản
Máng thức ăn cho chim bồ câu sinh sản gồm có 2 phần, có thể được làm riêng hoặc tách đôi một máng lớn. Máng thức ăn nên làm bằng nhựa dẻo hoặc vật liệu mềm để tránh gây tổn thương cho chim.
Máng nước được đặt bên cạnh máng thức ăn vì chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn. Kích thước máng có thể bằng hoặc nhỏ hơn máng thức ăn. Tuy nhiên vẫn phải làm bằng vật liệu dẻo, mềm.

2.  Cách chọn giống chim bồ câu Pháp

Nên chọn những cặp bồ câu Pháp đã được ghép đôi và có độ tuổi khoảng 3 tháng. Chim bồ câu Pháp giống sinh sản tốt kết hợp với kỳ thuật chăm sóc bài bản thì mỗi năm có thể đẻ từ 8-12 lứa và mỗi lứa 2 trứng.
  • Chọn chim mái: Lông bụng dày và mượt, đầu nhỏ, xương chậu rộng
  • Chọn chim trống: Đầu to, mình cân đối, mỏ xẻ, ngắn, vòng cườm cổ phình to và biết gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Những vấn đề về dị tật hay chim ủ rũ không lanh lợi thì là điều đương nhiên nên trong bài sẽ không đề cập nhiều.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bồ câu Pháp sinh sản

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản cần chuẩn bị những loại thức ăn chính gồm các loại ngũ cốc như thóc, ngô, các loại đậu, cao lương… và cám viên. Thức ăn được trộn theo nhiều tỉ lệ khác nhau, điều nay có thể do người nuôi tự quyết định. Ngoài ra cần bổ sung khoáng Premix – Muối ăn – Sạn sỏi nhỏ, vitamin, khoáng chất theo tỉ lệ khuyến cáo.
4. Chăm sóc bồ câu Pháp trong quá trình sinh sản
Ở vài lứa đầu, trứng có thể bị vỡ do rơm bị rời nên các bác cần dùng một vòng rơm hoặc vải mềm bện lại lót vừa khít vào đường kính ổ. Khi chim ấp trứng thì tránh làm ồn và nên giảm bớt ánh sáng.
ky-thuat-nuoi-bo-cau-phap-sinh-san
Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sính sản
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho chim trong thì kỳ sinh sản. Bởi giai đoạn này chim mất rất nhiều sức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *