Chim Quành Quạch

Chim Quành Quạch

Quành Quạch
Ngoài những con se sẻ, manh manh hay những con chim gi của tuổi thơ, ở vườn quê chúng ta hẳn còn biết đến những con quành quạch. Đây là những loài chim thuộc Họ Chào Mào.
Quành quạch là tiếng gọi nom na của dân Nam bộ, còn trong sách của Việt Chương tôi thấy tác giả gọi là ” hoành hoạch “. Tôi vẫn còn nhớ những câu thơ trong truyện Tấm Cám mà ông bác ngày xưa hay ngâm nga cho con cháu nghe, đại loại: ( Tấm chết oan, hoá thân thành chim )
“Quạch, Quạch, Giặt áo chồng tao. Có giặt thì giặt cho sạch! Có phơi thì phơi bằng sào! Không phơi hàng rào, rách áo chồng tao! Quạch, Quạch”
Quê hương Hóc Môn – Bà Điểm, mười tám thôn vườn trầu, ngày xưa có có các loại: quành quạch mòng ( tức chào mào), quành quạch ta (còn gọi là quành quạch vàng) và quành quạch móc. Khỏi ruộng vườn, lên rừng xa hơn thì có quành quạch líu ( bông lau ), quành quạch thơm. Hôm nay có dịp ghé nhà “Sáu Nghinh”, người thợ rừng đam mê bẫy và nuôi vô số loại chim ngày nào (Người đã đặt tên cho loại chim đớp ruồi là Hồng Hạnh mà ngnghai đã có lần nhắc đến trên diễn đàn). Sáu Nghinh đã giải nghệ từ lâu, nhưng hôm nay ghé thăm thì thấy có cu gáy, đa đa và đặc biệt bầy quành quạch thân quen ngày nào đối với tuổi thơ của mình. Mình nhận thấy đít quành quạch con nào cũng có màu: Quành Quạch Mòng hay Chào Mào thì đít đỏ, còn 4 loại quành quạch có hình trên đều có đít vàng- đặt biệt vàng rất tươi ở Quành Quạch Líu. Còn Quành Quạch Líu ở miền Trung thì đít lại có màu đỏ.
Ở Tây Ninh thì có loại Quành Quạch Núi hay Chào Mào Núi: đầu đen có chớp màu, thân màu vàng lục. Trên cao nguyên, hình như người ta không gọi là quành quạch nữa mà ở đây có Bông Lau ( Bông Lau Ngực Nâu= Quành Quạch Líu; Bông Lau Đít Đỏ; Bông Lau Trung Quốc) và các loại Cành Cạch.
Sáu Nghinh không nuôi khoen, mi như người thành thị, giờ chỉ thích bầu bạn với những con chim mộc mạc của quê mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *