Cách Phòng Trị Bệnh Giun Mắt Ở Chim Bồ Câu

Cách Phòng Trị Bệnh Giun Mắt Ở Chim Bồ Câu

Bệnh giun mắt ở chim bồ câu.

cach-phong-tri-benh-giun-mat-o-chim-bo-cau

1. Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh là giun Oxyspirura mansoni (Cobvold 1879)

Vật chủ: Bồ câu, gà, vịt, gà tây, chim cút, gà tiên.

Đặc điểm sinh học

– Vị trí ký sinh: Kết mạc mắt.

– Hình thái: giun đực có kích thước: dài 8,2-16mm, rộng 350 micromet. Gai giao hợp 3-4,5mm. Giun cái có kích thước: dài 12-20mm; rộng 270-430 micromet. Trứng 50-65 x 45 micromet.

– Vòng đời: Giun có vật chủ trung gian là bọ hung Pycnoscelus, surinamensis. Giun cái sống ở kết mạc mắt, đẻ trứng, trứng theo các giọt nước mắt rơi vào môi trường tự nhiên. Bọ hung ăn phải trứng, trứng sẽ phát triển nhanh ấu trùng sau 50 ngày. Chim ăn phải ấu trùng từ bọ hung, sẽ bị nhiễm giun.

Tác hại

Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim.

2. Điều trị

Dùng dung dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim.

3. Phòng bệnh

– Kiểm tra phát hiện chim nhiễm giun để điều trị.

– Thực hiện vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và môi trường sống của chim.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *