Cách phòng bệnh cho chim cút

Cách phòng bệnh cho chim cút

Cút là giống gia cầm có sức đề kháng mạnh, ít bị bệnh tật. Tuy nhiên với quy mô nuôi và ảnh hưởng từ tác động bên ngoài, hiện nay có nhiều người nuôi cút bị thiệt hại do cút bị nhiễm bệnh. Vì vậy cần có cách phòng bệnh cho chim cút hợp lý.

Phòng bệnh cho chim cút

1. Thiếu dinh dưỡng tổng quát

  • Cút con chậm lớn, còi cọc, lông ngắn, khô, lông không đồng đều.
  • Cút đẻ năng suất trứng giảm, trứng nhỏ.
Cần chọn nguyên liệu thức ăn tốt, ít chất xơ, tổ hợp công thức thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển bình thường. Chú ý thêm vitamin các loại vì nhu cầu của cút rất lớn, pha vitamin trong nước uống hoặc trộn vào thức ăn.

2. Ngộ độc thức ăn

Cút rất dễ nhạy cảm với các loại thức ăn không hợp vệ sinh như nhiễm nấm mốc, thức ăn cũ, hôi dầu. Trên cút con, có hiện tượng gầy còm, mất nước, đi lảo đảo hoặc đứng lì một chỗ với tư thế đầu chúc xuống.
Nên lựa chọn nguyên liệu thức ăn tốt, mới, thơm, có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp để trộn thức ăn. Thức ăn trộn xong chỉ nên dùng trong vòng 3-5 ngày. Trong điều kiện hiện nay, chưa có cơ sở sản xuất thức ăn nào đảm bảo tối đa chất lượng thức ăn, cho nên việc lựa chọn thức ăn cho cút hết sức nghiêm khắc để tránh hậu quả có thể xảy ra. 
Nếu gặp những tình trạng trên cần:
  • Ngưng ngay thức ăn đang dùng. 
  • Chọn lựa thức ăn tốt thay thế vào
  • Chích I.M. hỗn hợp: Strychnin 1mg + vitamin B1 50mg + vitamin B12 1.000y dùng cho 3-5 con cút đẻ. Đối với cút con, cho uống 10-15 cc. Mỗi ngày 2 lần. 

3. Chứng sưng mắt

Sưng mắt thường do thiếu vitamin A và do khí độc có trong chuồng quá lớn. Nên:

  • Bổ sung vitamin A liều 10.000 IU/con/ngày.
  • Nhỏ mắt: collyre Chloramphenicol 1% mỗi ngày 2 lần. 
  • Điều chỉnh thông thoáng chuồng nuôi.

4. Cút đẻ nằm liệt

Cút đẻ nằm liệt nguyên nhân trực tiếp là do một trong hai cánh của cút bị gãy làm mất thăng bằng, cút không đứng được, nằm một chỗ và không ăn uống dược, ốm dần và chết, Chứng này thường xảy ra ở cút đã trên 4 tháng đẻ. 
Nguyên nhân sâu xa là do mất cân bằng Ca -P trong bộ xương, nhất là xương cánh rất dòn và dễ bị gãy. Vì sau thời gian đẻ, lượng Ca trong cơ thể luôn luôn bị cân bằng âm, thiếu hụt liên tục.
Phòng ngừa:
  • Cung cấp đầy đủ Ca và P trong khẩu phần. 
  • Chọn bột sò và bột xương tốt, không pha tạp chất để bổ sung trong khẩu phần.  
  • Pha Terramycin và Vitamin C trong nước uống với liều 50mg Terramycine/1 lít nước và 500mg Vitamin C/lít để tăng cường khả năng hấp thụ Ca và P của đường ruột.
  • Cung cấp thêm vitamin D500Ul/con/ngày.  
Trên là 1 số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho chim cút. Chúc các bác thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *