4 loài chim hút mật tuyệt đẹp

4 loài chim hút mật tuyệt đẹp

Thức ăn chủ yếu của chim hút mật là mật hoa nên thường bắt gặp loài này ở những cây đang ra hoa. Đôi khi chúng cũng ăn một số côn trùng nhỏ, nhất là vào thời kỳ nuôi chim non. Cùng ThichNuoiChim.com chiêm ngưỡng 4 loài chim hút mật tuyệt đẹp sau nhé !

1. Hút mật ngực đỏ

Chim trống trưởng thành thường có những đặc điểm:

  • Trán, đỉnh đầu, gáy và trên cổ xanh ánh thép có pha thêm ánh đỏ.
  • Hai bên đầu đen xỉn. Hai bên cổ, lưng và những lông vai ngắn nhất đỏ xỉn.
  • Lông bao cánh nhỏ, các lông vai dài nhất và một dải tiếp phía dưới phần đỏ ở lưng màu đen. Tiếp theo sau là dải vàng.
  • Lông đuôi hai bên có mút trắng. Cằm đen. Họng xanh có ánh đỏ.
  • Ngực trên đen, các lông hai bên ngực có mút đỏ.
  • Phần còn lại của mặt bụng vàng nhạt, giữa bụng phớt xám nhạt, ngực có vạch đỏ thẫm. Dưới cánh và nách trắng vàng nhạt.
Hút mật ngực đỏ

Chim mái:

  • Mắt lưng lục vàng phớt xám, các lông ở đỉnh đầu có vạch thẫm ở giữa lông.
  • Hông vàng nhạt. Mặt bụng lục xám, bụng hơi nhạt hơn.
  • Đuôi đen nhạt có mút lông nhạt, trừ đôi lông giữa. Dưới cánh và nách trắng nhạt.

Kích thước: Cánh: 42 – 56, đuôi: 63 – 69, giò: 14 – 15, mỏ: 18 – 20mm.

Phân loài hút mật này phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc (Vân Nam) và Bắc Đông Dương. Việt Nam đã bắt được các vật mẫu ở Lào Cai và Cao Bằng (Bảo Lạc), Lâm Đồng.

2. Hút mật họng tím

Chim trống trưởng thành thường có những đặc điểm:

  • Lông mặt lưng và mép các lông cánh lục vàng, trên đuôi hơi vàng hơn.
  • Lông cánh nâu. Lông đuôi đen nhạt với mút trắng.
  • Cằm và họng tím có ánh thép viền xanh ở hai bên họng và viền đỏ đồng và đen ở mép dưới. Mặt bụng vàng tươi. Hai bên ngực có túm lông vàng cam.
Hút mật họng tím

Chim mái:

  • Mặt lưng nâu phớt vàng lục, mặt bụng vàng hơi phớt xám lục.
  • Mắt nâu. Mỏ và chân đen.

Kích thước: Cánh: 45 – 55; đuôi: 32 – 34; giò: 14 – 15; mỏ: 15 – 17mm.

Phân loài hút mật họng tím này phân bố ở Miến Điện, Thái Lan, Nam Lào, Camphuchia và Nam Việt Nam. Ở Việt Nam đã bắt được các vật mẫu ở Phú Khánh, Bình Thuận, Kontum, Di Linh và Tây Ninh, Đồng Nai cho đến Cà Mau.  

3. Hút mật họng hồng

Chim trống trưởng thành:

  • Đỉnh đầu lục ánh thép có phớt ánh vàng.
  • Trước mắt, má, tai, hai bên và trên cổ, lưng trên, các lông cánh thứ cấp phía trong và lông bao cánh đen nhung.
  • Lưng dưới, vai và những lông bao cánh kề vai, hông và trên đuôi xanh ánh đỏ.
  •  Đuôi xanh xỉn viền xanh ánh thép.
  • Lông cánh sơ cấp và lông cánh thứ cấp phía ngoài nâu thẫm.
  • Cằm, họng và trước cổ nâu có ánh tím hồng và trông như có vằn ngang.
  • Ngực và bụng trên đỏ nâu. Bụng dưới, sườn và dưới đuôi đen xỉn. Nách và dưới cánh đen.
Hút mật họng hồng

Chim mái:

  • Mặt lưng lục vàng với các lông ở đỉnh đầu có vệt thẫm ở giữa lông. Đuôi đen.
  • Cánh nâu hơi viền hung. Lông đuôi giữa có viền trắng ở mút.
  • Mặt bụng vàng xỉn, sườn và ngực có màu vàng thẫm hơn và hơi phớt xám lục.
  • Nách và dưới cánh vàng nhạt.
  • Mắt và mỏ nâu thẫm. Chân đen.

Kích thước: Cánh: 47 – 52; đuôi: 28; giò: 12; mỏ: 14mm.

Loài hút mật họng hồng này phân bố ở Campuchia và Nam Việt Nam. Việt Nam đã bắt được các vật mẫu ở Di Linh, Tây Ninh, Biên Hòa và Phú Quốc.

4. Hút mật bụng vàng

Chim trống trưởng thành có những đặc điểm:

  • Tương tự như phân loài Aethopyga gouldiae annamensis nhưng hông vàng tươi mà không phải nâu vàng lục, các đám xanh ở đầu và họng có ánh tím, ngực đỏ và bụng vàng nhạt.
Hút mật bụng vàng

Chim cái:

  • Giống chim cái phân loài Aethopyga gouldiae annamensis nhưng nhìn chung bộ lông màu xám vàng lục, hông vàng tươi.
  • Mắt nâu thẫm. Mỏ đen. Chân nâu thẫm.

Kích thước: Cánh: 53 – 58; đuôi: 63 – 85; giò: 14; mỏ: 14 – 15mm.

Phân loài hút mật bụng vàng này phân bố ở Bắc Lào và Bắc Việt Nam. Việt Nam chỉ mới bắt được các vật mẫu ở Sapa và Lâm Đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *