Kỹ thuật nuôi chim Khướu Bạc Má (Phần 1)

Chim Khướu Bạc Má hay còn gọi là chim Khướu Bách Thanh hót hay nhất trong các loài Khướu, chúng có thể hót nhiều giọng khác nhau nên được dân chơi chim cảnh rất ưa chuộng.

Tại nước Việt Nam ta, chim Khướu có mặt khắp cả ba miền Nam, Trung, Bắc, với số lượng khá nhiều. Nhưng loài chim Khướu lại sinh sống theo vùng, chỉ những nơi thích hợp với chúng chứ không phải cả nước nơi nào cũng có.

Tuy vậy, dù sinh sống thích hợp ở đâu mà bắt về nuôi bất cứ ở tỉnh thành nào trong nước Khướu cũng đều tỏ ra hợp với phong thổ cả. Như con Khướu Mun ở tận miền Bắc giá lạnh đem vào nuôi ở miền Nam hai mùa mưa nắng, vẫn sống mạnh, hót hay. Ngược lại, con Khướu Bạc Má sinh sống ở Phú Giáo Bình Dương đem lên nuôi ở xứ sương mù Đà Lạt vẫn tỏ ra hợp với khí hậu khác lạ với nơi sinh trưởng của nó. Vì vậy, nhiều người cho Khướu là giống chim rừng dễ nuôi.

Chỉ nơi nào có rừng già, rừng thưa, có khi cả rừng chồi mới có Khướu sinh sống, Khướu không sống vùng đồng bằng, nhưng lại có mặt ở vùng núi non, khe suối…

Tại nước ta, Khướu cũng có nhiều loại. Đại để có hai loại chính là Khướu Mun và chim Khướu Bạc Má.

Nhưng chim Khướu bạc má có tên khoa học là Garrulax chinensis được chia làm 2 loại về mục đích chơi:

+ Chim Khướu hót: nuôi để nghe hót, thư giãn đầu óc, làm cho tinh thần được sảng khoái, giảm stress trong công việc và đời sống.

+ Chim Khướu đá: nuôi dùng để chọi, có thể chọi để thư giãn hoặc đơn giản chỉ muốn bá đạo

Kỹ-thuat-nuoi-chim-Khuou-Bac-Ma-(Phan-1) 7916432326

Nếu người mới tập nuôi chim Khướu thì khó mà phân biệt con nào là Khướu đá, con nào là chim Khướu hót. Có người từng mua một con chim Khướu, nhưng nuôi mãi thì thấy nó nhát và ít hót, hay phồng má khi nghe người khác hót trêu, họ nghĩ con chim Khướu này có vấn đề, nhưng thật ra nó mang tố chất của 1 con chim khướu đá dũng mãnh.

Ở trong miền Nam không có chim Khướu Mun, nhưng ở miền Bắc lại có chim Khướu Bạc Má. Nhưng chim Khướu Bạc Má ở miền Bắc khác với Bạc Má trong Nam, ở chỗ màu lông hơi xám hơn, đốm lông trắng ở hai má hơi nhỏ hơn, mặc dù hình dáng và giọng hót rất giống nhau.

Chim Khướu Bạc Má trong Nam, tùy theo vùng chúng sinh sống mà màu lông có khác nhau chút đỉnh. Chẳng hạn chim Khướu vùng Bảo Lộc màu lông hơi xám. Còn Khướu ở Phú Giáo thì màu hung hung đỏ, Khướu Khe Sanh thì màu xám đen…

Kỹ-thuat-nuoi-chim-Khuou-Bac-Ma-(Phan-1) 7916432326

Khướu Bạc Má có thân hình lớn hơn Khướu Mun một tí. Nhưng sự so sánh này không phải là chính xác tuyệt đối, vì giống Khướu có con to con nhỏ, chứ không có sự lớn đồng đều một cỡ như nhau, mặc dầu hình dáng thì giống nhau như đúc. Bằng chứng như quí vị thấy đó, có nhiều con Khướu Mun còn lớn xác hơn cả Khướu Bạc Má. Cũng có con Khướu Mun còn lớn xác hơn cả Khướu Bạc Má. Cũng có con Khướu Bạc Má thân mình nhỏ choắt như chim mái Khướu Mun…

Cách chọn Khướu Bạc Má:

Khướu Bạc Má phần nhiều có lồng màu xắm tro ửng vàng nhưng cũng có giống lông màu hung hung đỏ (Khướu vùng Phú Giáo và Lâm Đồng). Thỉnh thoảng ta cùng gặp một số con lông vàng lợt như lông gà mái vàng… Thưììng thì những con lông vàng thì chân cũng vàng trông cũng lạ mắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *