Hướng dẫn cách nuôi chim Khướu (Phần 2)

Thức ăn của chim Khướu nên tùy vào những thứ sẵn có ở địa phương. Chẳng hạn không có trứng gà thì thay thế bằng trứng vịt; không có sâu tươi thì thay bằng trứng kiến; không có cào cào thì thay thế gián, dế, thằn lằn, thịt bò. Có người còn cho ăn cá thịt để tạm thay thế vào những ngày không kiếm được cào cào hay sâu tươi chẳng hạn.

Khướu cũng thích ăn chuối chín, nhưng ít người cho chim ăn thường xuyên thứ trái cây này. vì một lẽ dễ hiểu phân nó thải ra quá nhiều làm dơ bố lồng, và lôi cuốn ruồi nhặng bu vào.

Chim Khướu mỗi ngày tiêu thụ một lượng thức ăn rất nhiều, uống nước cũng nhiều. Vì vậy ta phải thường xuyên theo dõi thức ăn nước uống của chim còn hết ra sao, để nếu cần thì kịp thời châm thêm, nếu không chim sẽ bị đói khát.

Có nhiều con chim Khướu rất nhát nước nên dù sang lồng nó cũng đứng trơ ra. Sự thật không có giống chim nào nhát nước cả, chỉ do nó không quen tắm trong lồng tắm mà thôi. Những chim Khướu này, khi tắm ta nên để lồng vào chỗ khuất. Khi thấy khuất người chim mới dạng tắm. Nên để cho chim này tắm lâu hơn những chim khác một chút, mục đích là để tập cho quen đần với việc tắm lồng này.

Buổi chiều nên treo chim vào nơi thoáng khí, mát mẻ đẻ Khướu được nghỉ ngơi. Việc tập dượt chim nên tranh thủ đi vào buổi sáng, sau khi cho ăn uống xong.

Tối lại, ta cần cho chim Khướu ngủ sớm. Nết chủ nuôi thức khuya thì Khướu cũng thức khuya. Hễ nhà còn đèn sáng là Khướu còn hót, nhất là gần đó văng vẳng có tiếng đờn ca phát ra từ cassette, hay TiVi là nó hót theo. Con chim Khướuthức khuya nó cũng quen mắt, mà thức khuya thì rất có hại cho sức khỏe của chim. Hễ tối thức khuya thì sáng chim lại hót trễ vì dậy trễ!

Vệ sinh lồng nuôi: Trong khi sang chim qua lồng tắm, ta nên tranh thủ vệ sinh lồng nuôi. Dùng cọ mềm quét sạch các nan lồng và đáy lồng, để thức ăn và phân chim rơi vãi bị bung ra. Bố lồng đem ra giặt giụa kỹ và phơi nắng. Thay bố lồng mới cho chim, và phơi lồng ra nắng độ mươi phút để khử trùng. Chờ chim tắm xong là cho nó sang lồng nuôi trở lại.

Giống chim có thói quen hót từ tờ mờ sáng để chào đón một ngày mới. Người nuôi chim cũng thích chim hót sớm, vì buổi sáng mà nghe tiếng chim hót líu lo thì còn gì sảng khoái tinh thần cho hằng. Thế nhưng, nếu đầu hôm không cho Khướu ngủ sớm thì sáng dậy làm sao được thưởng thức tiếng Khướu Bách Thanh!

Vậy tốt hơn hết, khi trời vừa chập choạng tối, khoảng sáu bảy giờ, ta nên trùm áo lồng cho Khướu ngủ sớm. Việc trùm áo lồng vào ban đêm có nhiều điều lợi:

Khướu được yên tĩnh để ngủ nghê.

Ngăn ngừa được chuột bọ, thằn lằn, gián… khỏi phá hại thức ăn của chim, đồng thời giúp chim được yên ổ ngủ nghê, không phải sợ hãi bay loạn xạ trong lồng…

Ngăn ngừa được gió độc, gió lạnh từ bên ngoài xâm nhập vào.

Với Khướu bệnh thì áo lồng phải phủ cả ngày đêm. Có thể ngưng tắm nước (dù là nước ấm) một thời gian. Chỉ chú trọng đến phần thức ăn bổ dưỡng và giúp chim lúc nào cũng được yên tĩnh để dưỡng bệnh.

Việc trùm áo lồng buổi tối và mở áo lồng buổi sáng, nếu chim chưa quen thì sợ, nhưng lâu dần chúng cũng đứng yên.

Đó chỉ là việc chăm sóc cho Khướu mạnh. Nếu Khướu bị bệnh thì tùy theo mức độ suy yếu ra sao mà liệu định.

Nếu việc chăm sóc chu đáo, thì ta tránh được cho Khướu nhiều bệnh tật. Thật ra, chim Khướu là con chim hót rừng dễ nuôi nhất, thức ăn dễ tìm nên sự tốn kém không đáng bao nhiêu. Nhiều tiền thì cho ăn cào cào, sâu tươi; ít tiền thì vài ngày cho ăn một con thằn làn, hay đôi ba con gián cũng đủ chất bổ…

Chính vì dễ nuôi như vậy nên Khướu mới được nuôi khắp nơi, từ thị thành đến thôn quê, ngay ở làng mạc miệt rừng, miệt núi đâu đâu cũng nuôi Khướu được…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *