Chia sẻ kỹ thuật nuôi chim Khướu

Chia sẻ kỹ thuật nuôi chim Khướu

Chim Khướu thường sinh sống nhiều nhất là ở các vùng thôn quê miền Bắc và miền Trung. Giống chim này ở đây có rất nhiều, không những chỉ ở rừng sâu núi cao, mà thỉnh thoảng vẫn thấy bóng dáng chúng đi kiếm ăn ở các bụi bờ, nơi có tầng cây thấp ven làng mạc…

Đã thế, nuôi chim Khướu lại thêm một cải thú nữa là có thể nuôi thả, như cách người mình nuôi chim sáo hay Cà Cưỡng vậy. Chỉ cần nuôi cho quen chỗ ở, tốt nhất là một vài mùa trở lên, ta có thể thả Khướu hay ra vườn, tự do bay nhảy, tự do đi về, y như các loại gia cầm trong nhà, không lo mất mát.

Số lượng Khướu trong thiên nhiên có rất nhiều, nhất là những nơi có nhiều rừng già. Chúng lại tương đối dạn người nên dễ đánh bẫy. Vì vậy, từ xa xưa cho đến nay, giá bán con Khướu bổi thường rất hợp với túi tiền của mọi người. Nuôi Khướu lại dễ sống, cho ăn gì cũng được. Nhiều miền quê, người ta chỉ cho ăn gạo rang, và thỉnh thoảng cho ăn vài con nhái nhỏ, hoặc con thằn lằn hay vài con gián cũng đủ bồi bổ cho cả tuần nhật.

Với những người ở thành phố thì việc nuôi Khướu có vẻ không được thích hợp, vì tiếng hót của nó khá to, gây sự vang dội, sợ phiền lòng hàng xóm, nhất là những lúc sáng sớm và giờ nghỉ trưa.

Ở nơi phố phường đông đúc, nhà này thường khít vách với nhà kia, ngay tiếng sủa của con chó cũng đã gây ồn rồi, huống chi giọng hót vang xa của ba con Khướu? Vì vậy, người nào thích nuôi lắm cũng chỉ một con để nghe giọng hót cho vui..
Khướu thả ra vườn vẫn siêng hót, chứ không như Khướu sống ngoài trời, phần nhiều chỉ hót vào cữ sáng mà thôi. Đó là cách nuôi Khướu ở thôn quê, nơi mà nhà nào cũng có sẵn vườn cây ăn trái, vì khi được thả, Khướu chỉ lẩn quẩn cả ngày ngoài vườn cây, chứ không hay vào nhà như các giống Sáo, Cưỡng…

Còn ở vùng ngoại ô các tỉnh, thành lớn, nơi mật độ dân cư tương đối thưa thớt hơn, thì phong trào nuôi Khướu đang được “phát huy” rầm rộ… do chim Khướu không kén người nuôi, trẻ già gì cũng nuôi hợp cả! Cũng do tình hình đó mà giá bán của Khướu cũng từ từ được con buôn nhích cao dần lên. Chỉ vài ba năm trước đây thôi, giá bán một con Khướu bổi (Khướu trống) chỉ vài ba chục ngàn đồng, nay đã lên đến giá gần cả trăm ngàn. Còn chim nuôi đã thuần thuộc đôi ba mùa, đã hót hay, nhất là vừa hót lại biết múa đuôi múa cánh, thì phải bỏ ra vài ba trăm ngàn đến hơn triệu bạc mói mua được!

Tuy chim Khướu tương đối dễ nuôi hơn mật số chim hót rừng khác, nhưng dù sao cũng đòi hỏi người nuôi có chút hiểu biết về kỹ thuật. Chẳng hạn như:

Nội mỗi việc phân biệt trống mái không thôi cũng là chuyện khó khăn rồi. Nhiều người đã tỏ ra tức bực khi phải mua lầm một nàng Khướu mái… Một lần mất tiền thì không mấy tiếc, nhưng nếu nhiều lần “bị lừa ” như vậy thì sinh nản lòng, đến nỗi nhiều kẻ phải bỏ cuộc, không còn thiết tha đến việc nuôi giống chim này nữa!

Thông thường, nuôi một giống chim mà mình nẵm vững được phần kỹ thuật nuôi dưỡng chim Khướu thì vẫn được vững tâm hơn, và có nhiều hứng thú hơn. Nhưng, tài liệu nuôi chim Khướu gần như không có. Từ trước đến nay, giới nuôi chim đành phải học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, và thực tế cho thấy đẫ có mấy ai chịu thực bụng truyền bá kinh nghiệm của mình sang cho người khác (?). Đó là một trở ngại lớn cho những ai muốn nuôi giống chim Khướu biết hót đến cả trăm giọng tuyệt hay này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *