Kỹ thuật thuần hóa chim họa mi mộc

Kỹ thuật thuần hóa chim họa mi mộc

Loài chim họa mi không những hót hay mà nhờ bản tính dữ tợn, hung hăng mà chim họa mi còn dùng để chiến đấu. Vậy việc thuần hóa một con chim họa mi “mộc” mới bắt về từ rừng thật sự không hề dơn giản. 

Sau khi đem chim mộc về phủ kín áo lồng để mở chữ A hoặc rộng hơn cũng không sau, để chỗ tối quay ra chỗ có ánh sáng và có người đi lại, việc này sẽ giúp  cho chú chim nhát thấy tự tin hơn ai khi nhìn không thấy ai. Sau 2,3 ngày cho chim ra chỗ sáng hơn, nếu thấy chim đứng không nhảy lung tung thì bạn đã thành công.

Thức ăn đổi đầy cóng, cho chim ăn cám đừng cho ăn nhiều mồi tươi vì khi cho ăn mồi tươi chim họa mi mộc sẽ không ăn cám, ăn thức ăn tươi sẽ dễ gây bệnh đường ruột. Chú họa mi nào càng dạn bao nhiêu thì dễ dàng thuần bấy nhiêu. Ngoài sự chăm sóc cẩn thận về thức ăn cần phải thay nước và vệ sinh lồng thường xuyên. Muốn tắm cho chim thì phải cẩn thận vì có thể sẽ làm chim bị hoảng nên tốt nhất nếu không chắc rằng chim có hoảng hay không thì không tắm, nó sẽ tự vẫy nước trong cóng để tắm.

Chim mộc thường rất nhút nhát chúng quen với không gian rộng rãi nên khi cho vào lồng chúng sẽ bị tù túng, nhảy loạn xạ chưa quen. Mỗi lần thấy bóng người là chúng nhảy nhót điên loạn, đâm đầu vào nan lồng chảy cả máu đầu, gãy duôi, xã cánh,…Nhiều khi chăm sóc chim là vậy nhưng chúng chẳng chịu ăn thế là chết, thật tội nghiệp và cũng tiếc cho công sức chăm chim. Giai đọan này là một giai đoạn khó khăn, nếu bạn vẫn không thể thuần hóa được họa mi mộc tốt nhất nên chọn chim đã được thuần hóa tương đối, biết ăn cám và cất tiếng hót rồi.

  1. “ chọn mặt gửi vàng” một con chim đá đủ chuẩn

  • Phần đầu: phải to nhưng to chưa chắc đã tốt nhé , nên chọn đầu hơi bằng, gần ngang với mỏ chim vì chin có cái đầu này thường lanh lẹ, vừa lì lơn là một tuyển thủ né đòn mau lẹ.
  • Phần mỏ: mỏi dài vừa phải, chót mỏ hơi khum như mỏ sẻ, chiếc mỏ này sẽ mổ đau và cắn mạnh đối thủ.
  • Phần chân: phải to khỏe, không bị thương tật, bàn chân to
  • Phần thân: lớn con, dài đòn, vóc dáng oai phong
  • Đuôi dài và dày, để duy trì cân bằng và khi bay lên đáp xuống lách lái được dễ hơn.

Tìm kiếm tài năng từ những chú họa mi mộc

Sau khi chọn ngoại hình xong phải chọn tới tài năng và kỹ thuật thiên bẩm. Mỗi con chim họa mi thường có thế đá khác nhau:

  • Có con thì đá độc hiểm
  • Con thì to lớn mà đá địch thủ ko đau
  • Có con ra đòn nhanh, dứt khoát, có con lại rề rà chậm chạp
  • Có con lì đòn, đá đến sướt đầu mẻ trán vẫn hung hăng đá tiếp
  • Có con nhát chưa đá mà đã muốn thua….

Bằng những kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chim  họa mi mộc mà họ biết chim hay hay chim dở. Đôi khi người mua chim tính toán rất kỹ lưỡng mới quyết định mua vì một con chim ngoài vóc dáng theo chuẩn còn phải sử dụng toàn bộ cơ thể kết hợp nhuần nhuyễn đá mới hữu hiệu.

Theo kinh nghiệm của giới chơi chim nên chọn chim ở vùng Lạng Sơn, Móng Cái mới có chim dữ sau khi mua về thì người ta sẽ chăm sóc, huấn luyện chúng. Đối với chim đá cần hạn chế cho chúng hót, chúng không hót mới đá sung.

2.Cách thuần chim  họa mi

Tài năng thật sự là của chim sẽ được phát hiện đúng thời điểm

Tài năng thật sự là của chim sẽ được phát hiện đúng thời điểm

Chim mua mang về không bao giờ có được một chú chim ưng ý cả: hoặc chúng không hót, hoặc thân hình tả tơi, hoặc nhảy loạn xạ,… Nếu như kiên nhẫn chăm sóc thì không sớm thì muộn bạn sẽ sở hữu chú chim hót hay đá giỏi và công sức chăm sóc bỏ ra không bị phí hoài. Trong quá trình chăm sóc sự  ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng sẽ giúp thuần hóa chim dễ dàng hơn. Nếu bạn thật sự thích loài chim này, vô cùng ngưỡng mộ chúng vậy thì công sức chăm sóc bỏ ra không hề phí hoài bạn sẽ nhận được kết quả tuyệt vời khi chú chim cất cao giọng hót, trổ tài, khoe sắc sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn.

3. Huấn luyện chim họa mi chiến đấu

Thông thường áp dụng phương pháp thuần hóa chim họa mi mộc thường mất khoảng từ 4 đến 6 tháng trường hợp chim khó thuần chắc phải tới một năm hoặc hơn. Trong quá trình chăm chim người ta thường đưa chim đi dượt. Người chơi chim cảnh sẽ đem chim họa mi đến để họa mi quen với chim lạ, điều này sẽ rất hay vì chim có thể tập dượt để hót hay hơn, hăng hái hơn, sung độ hơn.

Chú chim họa mi giỏi là vừa hót hay tham gia chiến trận cũng giỏi

Chú chim họa mi giỏi là vừa hót hay tham gia chiến trận cũng giỏi

Tại thời điểm thích hợp đem chim đi sổ, chính thức cho chim đá với chim lạ để quen với trận chiến, cho chim học hỏi và có kinh nghiệm đấu đá. Tuần này cho đá với chim này tuần sau lại với chim khác, thời gian sổ chim  nên ngắn lại để dưỡng sức cho thi đấu thực sự, tránh được thương tích không đáng có. Trước khi đưa chim đi đá 1 tuần không tắm cho chim và cũng không nên đưa đi sổ. Chim họa mi đã đá xong dù thắng hay bại đều xơ xơ xác xác thảm hại vô cùng và thời gian phục hồi là rất lâu.

Chim họa mi thay lông xong thường hót suốt ngày, nếu để 2 chú chim gần nhau bạn sẽ có một dàn đồng ca rất hay.

Cách chăm sóc chinh họa mi và thuần hóa chúng cần phải kiên nhẫn , một người nuôi chim có kinh nghiệm sẽ huấn luyện được những chú chim đá hay.

Hy vọng qua bài viết này bạn có thể có thêm kinh nghiệm để chăm sóc chim họa mi và thuần hóa chúng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *