Kinh nghiệm nuôi chim Họa Mi hót hay ở vùng nuối phía Bắc

Kinh nghiệm nuôi chim Họa Mi hót hay ở vùng nuối phía Bắc

Để nuôi một chú chim Họa Mi hót hay là một điều không phải quá khó. Nhưng để đạt được điều đó chúng ta cần phải nắm rõ được yêu cầu cơ bản khi nuôi Họa Mi hót.

Đầu tiên chúng ta cần phân biệt được chim Họa Mi trống, mái.

Thường thì với loài chim Họa Mi con trống thường sặc sỡ,bắt mắt. Nhưng với chim  Họa Mi thì khác, chim Họa Mi trống và chim Họa Mi mái giống nhau như hai giọt nước. Cũng có một số kinh nghiệm có thể tin cậy được.

+ Quan sát những sợi râu đen như râu mèo của chúng, nếu là Họa Mi trống thì những sợi này mọc xuôi theo chiều mỏ, còn chim Họa Mi mái thì mọc ngang.

+ Khi quan sát tổng thể hình dáng : thường thì chim mái và trống còn có nhiều điểm khác nhau. Chim Họa Mi mái thường có đầu nhỏ, thân hình mảnh khảnh, chân nhỏ…chim trốg thì vạm vỡ, đầu to… Chúng ta để quan sát như vậy thì rất khó, vì ta dễ bị hoa mắt với hàng chục hàng trăm con ở trong lồng. Quan sát con chim Họa Mi khác quan sát một con ngựa,con chó ở chỗ,với ngựa hay chó thì càng nhìn kĩ thì ta sẽ thấy rõ những điểm tốt và xấu. Tuy nhiên với chim chóc thì ngược lại, ta càng quan sát nhiều thì càng dễ bị hoa mắt. Theo kinh nghiệm, khi nào thấy rối mắt ta nên bỏ đi nơi khác một lúc.sau đó mới quay lại quan sát từ đầu.

Kỹ thuật nuôi chim Họa Mi hót hay

Nuôi một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng, giọng có tiếng suối,..tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột, khổ quá, hót được cả giọng chích choè và các giọng khác, đó là con chim hay bạn có tiền mà không mua được, vì con chim hay ít khi người ta bán.

Nếu chim Họa Mi của bạn là chim mộc hoặc mộc dở thì vẫn phải mang đi dượt chim, phương pháp trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các bậc đại ca hót để bắt giọng. Trường hợp không đi dượt chim được thì mua đĩa nhạc chim Họa Mi trống hót để chim nghe tập giọng. Muốn tập cho chim Họa Mi hót nhiều giọng và hay bạn phải bỏ hết áo lồng, treo chim ở trên cao, phong cảnh thoáng mát, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Nếu chim Họa Mi của bạn chỉ nuôi ở nhà cho dù tuổi lồng có đến 6 năm chim hót dở vẫn là dở.

Cách thuần dưỡng chim Họa Mi bổi.

Theo cách nuôi chim Họa Mi hót thì chim “bổi” là chim rừng đánh bẫy về còn nhát người . Nhiều người còn gọi những chim Họa Mi đánh bẫy về được khoảng vài bữa là chim “bổi” lỡ, nghĩa là chim đã chịu ăn và tỉ lệ sống khi ta nuôi sẽ cao hơn, vậy nên giá cả có nhích hơn chút đỉnh.

– Tập cho chim dạn dần: Chim Họa Mi bổi rất nhát người, nó không như chim chích choè lửa rất mau dạn người. Với Họa Mi thì tránh cho chim gặp người trong tuần lễ đầu, trừ khi tiếp tế thức ăn cho nó, muốn vậy cần trùm áo lồng và treo ở nơi yên tĩnh ta nên hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau, không nên ” dục tốc bất đạt”.

– Nên cho chim bổi ăn no đủ và bổ dưỡng: bước đầu chứng ta chỉ mong cho chim chịu ăn là mừng rồi, sau đó mới tập cho dạn dĩ với người.hàng ngày nên cung cấp đủ cào cào, sâu trộn chung với tấm gạo. Từ từ chúng sẽ quen mồi, rồi ta cắt dần lượng cào cào hoặc sâu tươi. Thường xuyên để ý xem con chim bổi của ta đã chịu ăn tấm rang chưa. Theo kinh nghiệm riêng thì ta nhìn phân chim thường chúng ăn tấm thì phân có màu trắng hoặc hơi vàng. Khác với khi chim ăn cào cào (sâu tươi) thì phân sẽ còn lại chút ít xác của cào cào hay sâu tươi.

– Ngoài ra cần chăm sóc chu đáo. Họa Mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước nhưng trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 đến 20 phút. Với chim mà bị trầy đầu do nhảy thì ta nên tập cho tắm cóng vì vết thương mau lành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *