Kĩ thuật và những cách nuôi chim họa mi hót nhiều

Kĩ thuật và những cách nuôi chim họa mi hót nhiều

Hiện nay trào lưu nuôi chim được lan rộng mạnh mẻ, hiển nhiên những kinh nghiệm mà các tay chơi lão luyện làm như thế nào để chim hót nhiều cũng đã được truyền lại. Tuy nhiên, hôm nay hãy để chúng tôi bật mí những “bí kíp” dưới đây để thuần hóa chim họa mi được thành công hơn nhé!

Chim họa mi hót nhiều

Chim họa mi – tiếng hát của núi rừng

Tiếng hát của chim họa mi được công nhận như những tiếng vang vọng của thiên nhiên. Những danh ca nổi tiếng thường được ví như “họa mi”. Loài họa mi là chim rừng, sống chủ yếu ở các nước khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tại các vùng núi cao của Trung Quốc và Việt Nam như Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu.

  1. Chọn mua chim họa mi

Điều kiện đầu tiên của việc nuôi được một chú chim họa mi hót nhiều là bạn phải chọn được chim họa mi giống tốt , thứ hai là tới cách chăm họa mi hót. Người nuôi có thể đăng kí các đặc điểm sau của chim họa mi :

  • Mắt :  bạn chọn những chú chim họa mi có đôi mắt long lanh, mắt to nhưng con ngươi nhỏ và có phản ứng nhạy bén với những tác nhân chung quanh, da quanh mắt mỏng, màu sắc của mắt tươi, đuôi mắt có vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót. Nên chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra 4 tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt. Nếu có kinh nghiệm, những người chơi chim thường quan sát kĩ xa nhãn (nhãn cầu) của chim họa mi thuộc loại nào : kim xa nhãn, thiết xa nhãn, ngân xa nhãn, huy xa nhãn.
  • Thử phản ứng của chim : bạn thử bằng cách dùng ngón trỏ nhẹ nhàng vẽ hình tròn hoặc hình chữ thập để đánh giá phản ứng của chim. Có hai trường hợp sau : nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy loạn xạ trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay vẽ hình của bạn, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, bạo dạn, tự tin và phản xạ nhạy bén.
  • Ngoài ra, bạn cũng phải chọn lồng phù hợp với chim họa mi. Kích cỡ lồng phù hợp  : đường kính đáy lồng khoảng 50 phân và khoảng 70 nan hoa. Lồng tre hay lồng mây đều có thể dùng được. Tạo không gian trong lồng để chim có một môi trường sống lý tưởng giúp phát huy tiếng hát của chúng

Chọn lồng chim họa miChọn lồng cho chim họa mi – tạo không gian sống 

2. Cách nuôi chim họa mi hót nhiều

  • Họa mi là loài chim rất nhát, bởi vậy cách chăm sóc chim họa mi hót hay cũng phải tỉ mỉ và kì công hơn nhiều loài chim cảnh khác. Bước đầu, người nuôi nên để chim tránh tiếp xúc với người lạ trong khoảng một tới hai tuần, trừ lúc cho chúng ăn; cách làm như sau : trùm áo hay vải vào lồng và để nơi ít tiếng ồn, người nuôi cho chim họa mi làm quen và tiếp xúc dần với môi trường xung quanh, nên làm từ từ và kiên trì. Thường thì trong khoảng nửa năm chim sẽ dạn với người.
  • Dinh dưỡng cho chim họa mi là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên giọng hót của chim. Thức ăn của chúng rất đơn giản : chỉ cần gạo, trứng và cào cào ; chim họa mi ăn rất ít, một  ngày chúng ăn chỉ khoảng một thìa thức ăn. Muốn cho chim hót sung thì bạn nên cho chúng ăn cào cào, vài ba chục con mỗi ngày. Một điều lưu ý là chế độ thức ăn của chim họa mi phải ổn định, bạn không nên thay đổi thức ăn của chúng đột ngột . Khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông.

Cách nuôi họa mi hót nhiềuCần có sự chăm sóc tỉ mỉ và kiên trì khi nuôi chim họa mi

  • Kĩ năng để có một con chim họa mi hót giọng thánh thót và nhiều giọng, bạn nên cho chim họa mi của mình đi dượt, một chú chim già rừng thường có giọng hót rất cao và trong, mang cái hồn của thiên nhiên núi rừng. Dù cho chim họa mi bạn nuôi là chim mộc mới mang từ rừng về, bạn cũng nên mang đi dượt chim, bằng cách trùm áo lồng thật kín để chúng nghe ngóng những con chim khác để bắt giọng. Nếu không đi dượt chim, bạn nên mua các băng đĩa thu âm tiếng hót của họa mi trống hót hay, hót nhiều về để chim bạn nuôi tập giọng. Trong trường hợp muốn tập cho chim hót khỏe và hay cần bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. 
  • Ngoài ra việc tắm nắng, tắm nước cho chim cũng là một việc quan trọng và không được quên vệ sinh lồng chim sạch sẽ.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm cách chăm sóc chim họa mi hót , bạn tham khảo và làm theo để nuôi chim thành công, lúc nào cũng được thưởng thức tiếng chim họa mi quanh nhà bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *