Họa mi chọi và cách chơi mi chọi

Họa mi chọi và cách chơi mi chọi

Về chơi con chim Họa mi chọi đúng là có rất nhiều cao thủ đương thời, những bậc tiền bối có rất nhiều những kinh nghiệm quý báu , tuy nhiên vấn đề chia sẻ kinh nghiệm công khai đa số là họ sẽ giữ nghề vì nhiều nguyên nhân khác nhau:

Chơi Họa mi chọi có lẽ là môn chơi khó nhất trong thú chơi các loài chim, do vậy có hàng nghìn bài cám, nước nuôi khác nhau và vẫn thành công, kiến thức của chơi Họa mi chọi thật rộng lớn chưa ai cảm thấy thỏa mãn khi tìm tòi nước nuôi; chính vì vậy người chơi chim chọi phải nói có một sự đam mê khác hẳn các thú chơi khác.
Cảm ơn bạn đã có những suy nghĩ và nhận xét tốt về tôi cũng như đã mở ra topic này, tôi cũng hy vọng các anh em chơi chim Họa mi chọi khác cũng ủng hộ topic của bạn chia sẻ những kiến thức những kinh nghiệm để những người mới chơi được học hỏi và những người đã chơi nâng cao thêm kiến thức.

Tôi cũng chia sẻ với bạn một vài quan điểm và kinh nghiệm nhé!
Image result for hoa mi choi
Theo tôi muốn chơi chim Họa mi chọi thành công cần có những yếu tố : Nước nuôi, Con giống, mồi khô. Muốn đỉnh cao thì bắt buộc phải có đủ cả 3 yếu tố trên và cần thêm: Thời gian, không gian, tài chính.

Theo quan điểm của riêng tôi trong 3 yếu tố : Nước nuôi, Con giống, mồi khô thì Nước nuôi là quan trọng nhất ( trái ngược với rất nhiều người );

Nước nuôi: ví như nước đi của một người giỏi chơi cờ sẽ biết nhận xét và áp dụng chế độ cho con chim của mình trong từng thời điểm, một người chơi cờ giỏi có những nước đi liên hoàn, nghĩ được nhiều nước, biến hóa ra nhiều thế. Trong nước nuôi có rất nhiều vấn đề: chế độ ngủ, nghỉ, tắm, chế độ luyện tập, vị trí nuôi chim …….

Con giống: cần học hỏi về khái niệm tướng mạo, bộ biền nhưng đối với những người có nguồn lực tài chính thì ngoài việc xem tướng mạo , bộ biền họ sẽ tìm mua con giống hết sức đơn giản chỉ cần trông vào thực tế: phong độ, lối đòn.

Mồi khô: yếu tố cần thiết không kém con giống, mồi khô có sự quyết định cao bởi người chơi giỏi đều có những bài cám hay mang tính bản quyền riêng còn nếu trong vào mồi tươi thì ai cũng giống ai .
Một ví dụ và lý luận để tôi đề cao nước nuôi lên hàng đầu: trong đội chơi của tôi cùng sử dụng 1 loại cám, con chim có thể chuyển từ người này sang người khác như vậy là hai yếu tố như nhau, tuy nhiên có người nuôi con chim chọi rất kém và có người nuôi chọi rất tốt; có rất nhiều người bỏ tiền nhiều mua hẳn con chim đều được mọi người đánh giá là số 1 nhưng chỉ sau một thời gian là con chim kém dần. Nếu bạn sở hữu con chim ở đẳng cấp 8 mà phát huy được đủ 100% phong độ thì sẽ ăn đứt người sở hữu con chim ở đẳng cấp 10 mà chỉ nuôi được 70%.

Tôi tư vấn giúp bạn các vấn đề bạn cần tham khảo nhé!

1. Con chim họng đỏ có con căng và có con bị bệnh họng cũng đỏ. Mỏ vàng là con chim yếu, khi con chim khỏe bạn có thể thấy ở con chim rừng: mỏ rất đen có độ bóng, gốc mỏ màu vàng sậm, sống mỏ cao đầy.
Con chim có tính như vậy là do 1 thói quen của chủ cũ tạo ra cho nó, ví dụ ở Lào Cai, Nam định, Sài gòn hay cho kè chim (dìu chim) để cho con chim phá lồng thành thói quen, sau này con chim khi thua vặt nhiều hoặc bị ép đánh nhiều trong lúc yếu nó sẽ bị “vỡ đòn”, lúc này chỉ để chơi hót hoặc làm mồi. Ở trên hội chọi ngoài Hà nội rất nhiều con chim khi đặt lên bàn thì thấy trèo leo , đục lồng rất ghê nhưng khi rút thẻ ra là mất điện ngay.

2. Con chim căng lửa có 2 loại: căng sâu và căng sổi.
Căng sâu: nuôi rất khỏe, ổn định, vẳng mái, đực lâu ngày ; lúc này nhìn con chim trông rất nhạt chỉ khi ghép mái hoặc thấy đực khác mới tỏ thái độ. Cặp mái ra hội để càng lâu cho đấu hót càng căng.
Căng sổi: trông con chim có vẻ khỏe, đầu mặt phồng, mắt trợn, đồng tử co tít, gọi lên cọc cọc, nhìn thấy mái phá lồng độp độp ( thậm chí bù đầu cắp rác) lông mở to… Những con chim này thường chọi ở nhà hoặc ra hội phải chọi ngay để lâu sẽ bị bã, mất lửa dần.
Hai trường hợp trên phân chim đều nhỏ, khô.
Có trường hợp khác: con chim vẫn còn yếu do chưa thích nghi nước nuôi mới và chế độ cám bã mới nên phân chưa đẹp nhưng con chim đạt đủ độ vẳng, chỗ treo chim tốt , con chim thản ghép mái là chọi được ngay. Trường hợp này con chim cũng bị bã rất nhanh.

To Toilavu: con chim trông to khỏe có khi mới đủ trạng giống như người đủ cân lạng ( lúc này chỉ có sức mạnh tức thời), tiếp tục nuôi ổn định lâu ngày cộng với chế độ luyện tập đều đặn, dinh dưỡng phù hợp thì mới có gân, lúc này con chim mới có thêm sức bền. Con người cũng vậy: mấy anh mới tập thể hình trong cơ bắp căng phồng, nghỉ vài tháng là sẹp ngay, những người có thâm niên khi đã vào gân nghỉ vài năm vẫn còn nét đẹp. Con chim Họa mi cần có sức bền ví như mấy anh chạy marathon người gọn gàng, gân săn chắc. Mấy anh mới tập thể hình trong bắp tay to tướng chắc gì đã vật tay thắng mấy bác thợ xẻ gỗ chuyên nghiệp trông gầy bé.

To dovankhoi.info: Khi mới chơi chim hoặc khi chỉ chuyên chơi Hội rất nhiều người cũng chơi như vậy. Thậm chí có nhiều người nuôi giỏi ở Hà nội mục đích họ chỉ chơi Hội (không tiện nói tên) cũng nuôi như vậy, mua lại những con chim đã từng chọi rồi ,tuần nào cũng mang 2-3 cặp ra hội chính vì vậy họ cũng rất nhiều cờ và cũng rất nhiều lần mất điện; nuôi kiểu này con chim chỉ gọi là căng sổi, không đỉnh cao được. Nếu nuôi mộc lên gần như không thành công vì những con nuôi mộc lên kiểu này chì chọi loanh quanh ở nhà.
To briandang: con chim khi đã chọi nhiều rồi thường thường có sự khôn chim, khi không khỏe không muốn đánh nhau( khác hẳn chim mộc) con chim của bạn bị đánh vào chỗ đau còn chưa khỏi lên cầu là bình thường. Nuôi khỏi hẳn vết thương hãy chọi tiếp , không ảnh hưởng gì đâu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *