Chơi và nuôi chim họa mi

Chơi và nuôi chim họa mi

Họa mi là loài chim có đôi mắt rất lạ và đẹp. Mắt tròn đen nhánh, sáng ngời nhìn quanh quất như quyến rũ. Xung quanh mắt có viền màu xám bạc hoặc viền xanh xám, anh ánh như vẽ.

cach phan biet chim hoa mi trong mai

Chim họa mi có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo vùng, miền. Các tỉnh miền Nam có loại họa mi “đất” vì màu lông nâu xỉn không mấy đẹp, hót thì âm khá vang ngắn. Chỉ có những con đặc biệt mới hay hót. Vì vậy mà họa mi chính thống được ưa chuộng hơn, tiếng hót thanh lại thường xuyên.

Chim họa mi Lạng Sơn có màu lông hung đỏ như màu đất đỏ ở vùng này.

Chim họa mi xứ Nghệ lông vàng sẫm, chân và mỏ đều vàng. Khi chọn nuôi người ta thường chọn loại chim lông đỏ, mỏ, chân vàng.

Lựa chọn họa mi
Khi chọn chim họa mi cần dựa vào những tiêu chí sau:

Mắt: với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim hoạ mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.

Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, trắng xám… gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm ròi rạc (cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.

Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:

Kim xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.

Thiết xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.

Ngân xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.

Huy xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt

Nói chung, màu đáy mắt của chim họa mi phải là màu đậm mới tốt.

Khi chọn mua chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong lồng ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyển theo hướng ngón tay “vẽ bùa” của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.

Đọc thêm Sản phẩm từ da đà điểu
Đầu: nên chọn chim có ngạnh để có được độ gan, lông đầu mỏng hoa đầu đậm dày để là chim có tuổi rừng

Mỏ: Mỏ chim phải thẳng, mỏ có gờ cạnh mới tốt.

Ngực: Ngực chim cần lớn bằng phẳng.

Lưng: Lưng qui thì tốt tức là có mái vòm gồ lên, nhìn từ ngang và từ thẳng chính diện để thấy rõ.

Lông: Lông mỏng tơi, không được chọn lông dày.

Lồng nuôi họa mi
Nên dùng lồng tre không dùng lồng sắt vì chim thường tung lồng va chạm.

Thức ăn cho họa mi
Thức ăn cho họa mi cần phải là thức ăn dễ tiêu hóa. Nói không với thức ăn tổng hợp như cám gà con vì trong cám gà con rất nhiều sắt và một ít chất bảo quản cộng với thuốc tăng trưởng nó làm rối cho vòng đời của con chim ngắn lại. Tiếp đó là cám gà con rất dễ mốc, gây triệu chứng tiêu chảy cho họa mi. Nhiều người thường dùng cám gà con rồi bổ sung trứng, các chất khác nhưng điều đó là không hiệu quả, gây tác dụng không tốt. Cám tốt cần là nguyên liệu thô vitamin A, A13, D3, và axit phosphoric, canxi, kali, natri. Khi chim mộc hoặc khi đang thay lông cho ăn cám gà con thì hàm lượng sắt quá nhiều ngấm vào làm giảm tính chiến đấu và giọng hót của chim đáng kể ở mùa sau.

Chăm họa mi trong mùa thay lông
Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm , con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm lịch là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm. Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổn định hơn họa mi mộc (bổi).

Hoạ mi sắp thay lông thì lông bắt đầu xơ xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại – khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).

Về thức ăn thường thì các bạn nuôi hoạ mi hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3 – 4 lòng đỏ trứng gà/100g cám cò (hoặc ngô). Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế.

Nên tập cho hoạ mi ăn mồi tưới, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, chim sẽ phải ăn, nhớ lắp lại cóng đựng cám. Không nên cho chim hoạ mi ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn, về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim nơi tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn).

Phòng trị bệnh chọ họa mi
Bệnh khàn giọng
Khi họa mi bị khàn giọng nên tìm 1 con càng cuống cắt khúc cho chim ăn hoặc lấy ngọn trúc nấu nước cho chim uống từ từ 2 – 3 ngày chim sẽ khỏi.

Bệnh rút chân
Cách 1: Lấy 3 muỗng canh muối pha với 125ml nước khuấy đều cho ra một hỗn hợp nước muối đậm đặc đổ vào máng tắm chim, bạn chỉ đổ nước muối trên cao khoảng 1,5cm, cho chim nhúng 2 bàn chân vào rồi lại sang chim từ lồng tắm qua lồng nuôi, đem phơi nắng nhẹ khoảng 5 phút đến 8 phút cho nước muối thấm vào bàn chân của chim, sau đó lại cho chim qua lồng tắm để chim tắm nước bình thường rồi lại đem đi phơi nắng nhẹ khoảng 5 phút đến 8 phút (tùy nắng có gắt hay không mà tăng hay giảm thời gian như trên).

Cách 2: Bắt chim ra, lấy thuốc rượu ngũ gia bì xoa trực tiếp vào cả 2 chân của chim vì chân không đau cũng sẽ bị mỏi.

Khi bắt chim ra ta sẽ thăm khám xem chân chim bị tổn thương như thế nào để đưa ra cách điều trị tối ưu nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *