Cách chọn họa mi chọi chiến

Cách chọn họa mi chọi chiến

Thông thường các bạn bắt chim họa mi mộc nên lựa chọn:
– Đầu: Đầu táo , rộng tảng, trán rộng, cút đầu dài tròn, lông đầu mỏng (nếu là chim già thì hoa đầu sẫm sắc nét, bản lông cứng to)
– Cổ: Cổ to
– Họa mắt: chọn loại họa chỉ, sắc nét đóng vào mí mắt trên và cong xuôi theo cổ đầu ( phía đuôi họa mở theo gáy)
– Mắt: Chim họa mi mộc khi chưa chọi thông thường lam mắt không rộng ( thường chỉ chim non mới có lam mắt rộng ) nên chọn chim có mắt bé, chặt mắt, mắt đặc, điểm đóng mắt cao, mí mắt sun dày. -Thông thường khi nhìn mắt chim đã có linh cảm là con chim dữ.
– Thân người: dài bắp chuối ức nở rộng, hạn chế bắt chim mình củ đậu.
– Đuôi: Bản lông đuôi dày, khấu đuôi to, lông phao hậu dầy không cần thiết đuôi dài.
– Chân: Da chân chim mỏng, đanh, ngón chân to dầy, móng dầy, Móng hậu cong chắc. Con chim chọi bền là con chim có đôi chân to khỏe, thế đứng vững ( không nên chọ chân cao quá), Lông đầu gối phủ kín.
– Nhìn tổng thể con chim họa mi khi đứng vươn lên có những đường cong mềm (đầu có độ gồ: con chim căng; người bắp chuối lưng quy: con chim có lực bền; đuôi dập mềm xếp quân bài: con chim có lối đánh hay).


Mắt chim Họa mi:
Trong bảng mắt chim Họa mi trên thì ô số 2 trong 15 ô nói trên chính là màu mắt Thiên Lam thanh ( mắt thiên thanh )
Thông thường màu mắt phổ thông của chim chọi tại VN là màu của ô số 1 ( Lục đầu thanh) và mắt kim sa.
Trong bảng màu mắt trên là mắt của chim Họa mi đã nuôi được rất căng (mắt đã chuyển màu đến đỉnh cao )

Về cát mắt chim thì không phải trong mắt chim có những hạt nhỏ li ti, trong trường hợp ô số 10 là trường hợp đặc biệt nhưng rất hiếm dố là mắt Đạm lục sa ( nhìn mắt chim như miếng thủy tinh rạn vỡ nhỏ li ti)

Về màu mắt cũng không có loại Huy sa nhãn mà chỉ có Khôi nhãn ( mắt màu tro -số 13)
Thông thường màu mắt thiên thanh rất hiếm, tôi đã từng được nhìn một con chim có màu mắt thiên thanh có thể tả cho các bạn như sau: khi chưa căng màu này xanh rất thẫm ( màu xanh dương ) chỉ khi con chim thật căng mắt lại xanh nhạt đi một chút và có độ hơi đục ( màu xanh như mầu da trời mùa thu không có mây).

Về chọn chim thì cũng lưu ý khi chọn con chim mộc và con chim đã căng rồi. Đối với con chim đã căng rồi thì tương đối dễ nhìn vì vẻ đẹp của nó đã lộ ra hết. Nói chung đối với cả chim thuộc và chim mộc sau khi đã từng nuôi chim một thời gian sẽ có kinh nghiệm nhất định thì sẽ so sánh được các loại màu mắt, bộ chim, lông chim dễ chơi, dễ chọi.


Lông chim họa mi:
Thông thường người chơi thường chọn lông mềm, tơi, mỏng lông để được con chim dễ chọi.
Các bạn cũng nên lưu ý: đối với chim họa mi non, bánh tẻ ( tuổi rừng thấp) thường có bộ lông trên. Có những con chim tuy là chim bánh tẻ rất hay tuy nhiên đa phần là chơi không được bền , độ dữ của con chim giảm dần và rất nhanh khôn ( thường là sau một vài trận lối đánh sẽ chuyển không quyết liệt nữa và chỉ đứng ngoài cắn móng chân, trông rất khó chịu. Nếu bị một con chim rất dữ, già rừng có thể lực tốt trong lúc chọi liên tục đè sấn vào cửa công thì những con nói trên sẽ bỏ đánh chỉ đứng ngoài hót).

Về mắt chim bảnh tẻ thông thường có lam mắt rất rộng, mí mắt mhỏng và thường là méo hạt chanh, Thông thường chi chưa đổi mắt có hai màu: vảng ánh đỏ ( màu nước mắm) và Lục nhạt (xanh nhạt). Chỉ sau một thời gian ngắn đã chuyển mắt ra màu ghi xám ( đây là lúc con chim đã rất ổn định). Đối với chim Họa mi khi mắt con chim bạn nhìn đã thấy tận đáy mắt không còn độ đặc và đồng nhất một màu thì gần như không sử dụng được nữa ( đây là hiện tượng con chim đã bị lũa , mắt gọi là hiện tượng Mắt đáy giếng) khi cho chọi thì chỉ đánh một lúc là bỏ đòn và đứng hót.

Đối với những người chơi lâu và có kỹ thuật nuôi tốt thường chọn lông cứng, bản to, lông bụng mỏng mềm, hoa văn sẫm, bó chặt theo cơ thể. ( thường là những chú chim họa mi già rừng mới có được), thông thường loại này rất chậm chơi nhưng khi chơi được thì chơi rất hay và bền (Những con chim nổi tiếng trong thời gian gần đây thường có có chất lông này).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *