Cách chăm hoạ mi mùa thay lông

Cách chăm hoạ mi mùa thay lông

Bài dành cho ace mới chơi chim họa mi.

MÙA CHIM THAY LÔNG

Ace thân mến!

Trong thời gian vừa qua có các bạn Trường Sa, Vương Đình Dũng, Bùi Sĩ… gửi câu hỏi đến chỗ tôi với nội dung có ý chung như sau:

Con chim của cháu mấy hôm nay thấy rơi lác đác lông cánh, có phải hiện tượng thay lông không ạ? Xin bác cho biết chim thay lông như thế nào là đúng cữ và cách chăm sóc cho chim thay lông?

Thưa các bạn! Thực ra những vấn đề các bạn hỏi, tôi đã có nhiều bài viết rải rác trên trang này. Ngay từ thời kỳ còn chơi trên trên các diễn đàn chim họa mi, tôi đã rất lưu ý đến vấn đề này.

+ Bây giờ là đầu mùa thu, những con chim thay lông sớm đã bắt đầu rơi lông cánh, lông đuôi lác đác. Hiện tượng đó không có gì là lạ. Ta lưu ý chăm chim theo chế độ thay lông, sau 60 ngày chim có thể hoàn toàn khô lông và lên lửa binh thường, có thể thi đấu được.

+ Chim thay lông đúng cữ là chúng rụng lông cũ, mọc lông mới đúng thời gian cần thiết, phù hợp với sự thay đổi nhiệt độ, hoàn cảnh môi trường và mùa cung cấp thức ăn. Chúng ta thấy trong tự nhiên, chim họa mi ăn côn trùng và ấu trùng của côn trùng là chính vì thế chúng sinh con vào mùa xuân là mùa có nhiều côn trùng và sâu bọ. Muốn sinh sản đúng mùa xuân, chim phải thay lông vào giữa mùa thu cho đến đầu mùa đông. Cụ thể, những con chim thay lông vào thời gian từ rằm tháng 8 đến rằm tháng 10 âm lịch là tốt nhất. Sau đó vào mùa giá rét, chúng đã có một bộ lông hoàn chỉnh ấm áp để vượt qua giai đoạn giá lạnh của mùa đông. Qua tết nguyên đán, mùa xuân trở về, thời tiết ấm và ẩm là mùa muôn loài sinh nở. Côn trùng, sâu bọ phát triển rất nhiều. Từng cặp họa mi kịp thời ghép đôi và ấp nở. Chim non nở ra trong mùa này sẽ được thỏa mãn về sự cung cấp dinh dưỡng để chúng mau chóng lớn lên. Những con chim thay lông như vậy gọi là chim thay lông đúng cữ. Tất nhiên cả trong thiên nhiên lần chim nuôi chơi, không phải con nào cũng thay lông đúng cữ. Vì thế những người chơi chim lâu năm thường có kỹ thuật ép cho chim thay lông đúng cữ, đúng mùa. (Về những kỹ thuật này, nếu có điều kiện, tôi xin trình bày ở một bài viết khác).

+ Vấn đề chăm sóc chim trong mua thay lông. Nói chung việc này cũng không có gì đặc biệt lắm. ACE chỉ cần chú ý mấy điểm sau đây:

– Thường xuyên ngày nào cũng tắm cho chim và làm vệ sinh lồng chuồng thật sạch. Luôn để chim trong môi trường thoáng mát, chim mộc dở mở áo lồng chữ A, chim thuần bỏ hết áo lồng. Tuyệt đối không dùng phương pháp ủ chim.

– Chim thay lông rất cần dưỡng chất để làm lông mới nên không được hạ cám, mà phải tính toán nâng cám lên một cách hợp lý và khoa học. Trong các nguyên tố vi lượng (khoáng), Kẽm Zn là nguyên tố cần thiết bậc nhất cho chim thay lông. Vì thế trong thức ăn của chim nên tăng cường Kẽm. Thiếu Kẽm, lông chim sẽ xấu, chim yếu và lâu căng lửa. Chúng ta nên chú ý sử dụng những thực phẩm chứa nhiều kẽm như đậu xanh, đậu đen, vừng, hạt bí ngô sống. Đặc biệt là các loài nhuyễn thể như trai, sò, hến, hàu, ngao… là những thực phẩm giàu Kẽm gấp 6 đến 8 lần thịt bò thịt lợn hay các loại hạt kể trên. Vì thế tôi thường mua rất nhiều trai để xay vào cám thay lông cho chim. Mùa này trai rất nhiều, ở nhà quê thường bán từ 5 đến 8 ngàn đồng 1kg trai sống. 1kg trai sống có thể lấy được 100g ruột trai sạch có chứa 76 đến 80 mg Zn. Mỗi ngày cơ thể một người nặng 60kg chỉ cần ăn 15g ruột trai là đủ cung cấp một lượng Zn cần thiết rồi. Với một con chim chỉ cần 0,5 đến 0,7 g ruột trai mỗi ngày là quá đủ. Những bạn nào dùng khoáng chất hoặc cám thay lông mua ở chỗ Nick Ngọc Lan thì chắc chắn có đủ chất cần thiết rồi.

– Khi thay lông, chim cần nơi yên tĩnh nên ace nên treo chim ở nơi khuất, vằng người để chim bình tĩnh sửa sang bộ lông của nó.

Mùa thu đến rồi, chúc những chú họa mi của ace có được bộ lông tuyệt đẹp để trưng diện trong mùa thi đấu cuối năm và đón mùa xuân mới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *