Bí quyết nuôi chim Họa Mi chuyên nghiệp (Phần 1)

Bí quyết nuôi chim Họa Mi chuyên nghiệp (Phần 1)

Ở đời con người ta thường xem loài Hổ, Sư tử là chúa tể sơn lâm, coi chim Phượng Hoàng là vua của các loài chim, và đánh giá tiếng hót của chim Họa Mi là xứng đáng thuộc giọng hót bậc thầy của các loài chim rừng. Vậy kỹ thuật chim Họa Mi một cách tốt nhấtlà gì?

Xuất Xứ của chim Họa Mi : Họa Mi là loại chim rừng , sống rất nhiều ở Trung Quốc . Ở Việt Nam chim Họa Mi sống nhiều nhất ở  các vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Móng Cái… Chim thích sống ở các nơi rừng rậm núi cao, nó rất ưa những nơi có khí hậu mát lạnh.

Hình Dạng: Họa Mi lớn gần bằng con chim Cu ngói, mang trên mình bộ lông màu nân sẫm , xung quanh vùng bụng của nó có màu vàng hung , mắt Họa Mi có viền trắng bao quanh , và viền kéo dài ra phía sau thành một vệt dài độ phân rưỡi. Dáng thân chim tử mỏ đến chót đuôi độ khoảng tầm 20 cm. Mỏ và chân có mầu nâu nhạt.

Nhìn bề ngoài thì con chim Họa Mi không có nét gì gọi là hâp dẫn cả. Đến nỗi nhiều người vốn tai nghe , hay được người khác khen nhiều về tiếng hót độc đáo của chim Họa Mi , nay nhìn thấy lần đầu , họ không tin chim Họa Mi lại xấu đến thế !

Người đời vốn nghĩ rằng chim hót hay tất chim phải có bộ mã rất đẹp . Giọng hót của nó lảnh lót ngân vang của chim Họa Mi , đáng lẽ nó phải được khoác trên mình một bộ lông sặc sỡ, ít ra cũng như chim Công , Chim Trĩ mới tương xứng được !

Chim Họa Mi mái thân mình nhỏ hơn chim trống , sắc lông hung nâu , viền trắng ở mắt nhỏ hơn , và vệt trắng đuôi mắt ngắn hơn . Chim mái không hót như chim trống mà chỉ kêu “sè sè…”.

Cách nuôi chim bổi : Họa Mi là chim rừng nên khi bắt về nó rất nhát. Chim Họa Mi bổi khi đem về, ta nên nhốt ngay vào lồng, sau khi đã để sẵn thức ăn và nước uống đầy đủ cho chim. Bên ngoài ta phủ áo lồng kín và treo chim ở nơi yên tĩnh vắng người qua lại một thời gian khá lâu.

Nếu viêc nuôi chim bổi đúng phương pháp thì độ nữa năm, chim đã dạn người . Ngược lại, nếu không cẩn thận trong những tháng đầu , thì chim Họa Mi sẽ nhút nhát kéo dài có khi cả năm, lại để đầu xệ cánh rất khó coi nữa.

Với những nghệ nhân chơi chim , người miền Nam thì nuôi chim Họa Mi bổi tương đói đỡ vất vả hơn . Vì chim Họa Mi bắt được từ rừng núi ở miền Bắc mang về. Cộng vào đó, di chuyển tàu hỏa, xe đò cũng mất hết mấy ngày, nên khi chim Họa Mi vào đến trong Miền Nam đều đã biết “ăn mồi”, nuôi không còn sợ chết nữa .Còn chim Họa Mi nào cứng đầu không chịu ăn thì đã hết ở dọc đường rồi.

Nuôi được chừng một tuần ,thấy chim Họa Mi bớt nhát, chủ nuôi có thể hé áo lồng ra từ từ , và treo lồng chim gần chỗ có bóng người qua lại để chim quen dần với người…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *